【bảng xếp hạng fifa châu a】Rừng đước vào vụ khai thác, người dân phấn khởi
(CMO) Ngoài thu nhập từ việc nuôi các loài thuỷ sản dưới tán rừng, nhiều hộ dân được giao khoán đất rừng, do Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang I, đóng trên địa bàn xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn quản lý hết sức phấn khởi vì có thu nhập cao nhờ khai thác rừng đước. Hiện nay, việc khai thác rừng được đơn vị quản lý và bà con khẩn trương thực hiện, không khí rất nhộn nhịp.
Bên cạnh diện tích mặt nước để nuôi tôm, cua cho thu nhập mỗi năm trên 150 triệu đồng, năm 2018 này, ông Tạ Quốc Trung (ấp Kinh Ba, xã Tam Giang Đông) hết sức vui mừng vì 4,4 ha rừng đước đến tuổi khai thác của gia đình được nhà thầu đến thương lượng mua với số tiền 600 triệu đồng.
Công việc giữ và chăm sóc rừng đến nay đã 15 năm, thời gian có lâu nhưng sau vụ mùa khai thác này, ông Trung sẽ tích luỹ được số tiền khá lớn và có kế hoạch sử dụng, tái sản xuất, giúp kinh tế gia đình phát triển hơn.
“Trước kia Nhà nước đầu tư chi phí cho việc trồng rừng, gia đình có nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc, với tỷ lệ trồng rừng 60% tổng diện tích được giao khoán. Phần còn lại tôi nuôi tôm, cua kết hợp, thu nhập hàng tháng trên 10 triệu đồng nên cuộc sống gia đình ổn định. Hiện nay, giá trị cây đước ngày càng cao, nên mùa khai thác này gia đình hết sức phấn khởi”, ông Tạ Quốc Trung bộc bạch.
Khai thác rừng đang được đẩy nhanh tiến độ. |
Trong những ngày này, đến lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang I dễ dàng bắt gặp âm thanh nhộn nhịp vang ra từ những cánh rừng của người dân đang khai thác.
Ông Đặng Văn Tấn (ấp Kinh Ba, xã Tam Giang Đông) có 16 ha, trong đó 3 ha đất có sổ đỏ, còn lại 13 ha ông trồng rừng và nuôi tôm, cua kết hợp (tỷ lệ 6/4). “Từ khi được giao khoán đất rừng đến nay, đây là lần đầu tiên gia đình có thu nhập trên 900 triệu đồng từ việc khai thác trên 6 ha rừng đã đến tuổi”, ông Tuấn phấn khởi.
Phó trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang I Trương Việt Bắc cho biết, tổng diện tích đơn vị quản lý là 4.878 ha, năm 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao diện tích khai thác là 94 ha (rừng đến tuổi khai thác), với 88 hộ dân. Hiện nay, tiến độ khai thác đạt trên 50%, đơn vị đang khẩn trương phối hợp với nhà thầu và người dân đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu trên giao.
“Tuỳ vào loại rừng, đối với rừng phòng hộ người dân có thu nhập từ 100-120 triệu đồng/ha, rừng sản xuất người dân thu được từ 100-135 triệu đồng/ha”, ông Bắc cho biết thêm.
Nhờ hiệu quả kinh tế rừng mang lại, những năm gần đây đời sống người dân dưới tán rừng có bước phát triển mạnh mẽ, nhiều hộ dân xây dựng nhà cửa khang trang, làm cho diện mạo nông thôn thêm khởi sắc./.
Ngoài thu nhập từ khai thác rừng và nuôi thuỷ sản, dân dưới tán rừng được hưởng lợi từ Chương trình UN-REDD (Chương trình Hợp tác của Liên hợp quốc về giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái ở các nước đang phát triển), cho người dân được giao khoán đất rừng với lãi suất thấp, mỗi hộ từ 5-10 triệu đồng, giải quyết khó khăn trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, người dân còn được hỗ trợ theo quyết định của UBND tỉnh Cà Mau quy định thí điểm về nuôi tôm - rừng có chứng nhận quốc tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau 1 triệu đồng/ha/năm. |
Văn Tưởng
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Hàng chục nghìn cây được trồng mới từ những bước chạy 'xanh'
- ·Sinh viên tham gia cuộc thi tranh biện Giao thông xanh
- ·Những khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp trong xu hướng tiêu dùng xanh
- ·Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- ·Doanh nghiệp Việt không ngừng ra mắt các sản phẩm thân thiện với môi trường
- ·Nguyên tắc 'mua sắm xanh' và xu hướng tất yếu của sản xuất, tiêu dùng xanh
- ·Chống rác thải nhựa: Cần thay đổi nhận thức từ người dân đến doanh nghiệp
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·Chung tay xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·Hai điểm du lịch ở Quảng Nam 'nói không' với rác thải
- ·Thu gom và quản lý rác thải nhựa đại dương
- ·Tích tem đổi quà 2023: Du lịch theo phong cách vì thế giới phát triển bền vững
- ·Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·Tiêu dùng xanh: Từ nhận thức tới hành động
- ·Siberian Wellness tích cực hành động vì cộng đồng
- ·Thay đổi thiết kế, quy trình sản xuất theo hướng tuần hoàn
- ·Sách Tết cháy hàng sau trong tuần đầu mở bán
- ·Doanh nghiệp Việt không ngừng ra mắt các sản phẩm thân thiện với môi trường