【mainz – stuttgart】Hội nghị COP21: Thực tiễn cấp bách sẽ giúp vượt qua bất đồng
Trong bối cảnh Trái Đất đang bị tàn phá bởi hàng loạt thiên tai nghiêm trọng và con người trở thành nạn nhân trực tiếp của tình trạng biến đổi khí hậu, tuy vẫn còn những mâu thuẫn do lợi ích khác biệt của từng quốc gia tham gia hội nghị, song không ít người tỏ ra lạc quan về khả năng các cuộc đàm phán năm nay có thể đưa tới một thỏa thuận sâu rộng.
Trong ngày đầu tiên khai mạc hội nghị, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon và nhiều nhà lãnh đạo đều nhất trí rằng đây là cơ hội tốt nhất để cứu lấy Trái Đất. Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh: “Đây là một thời điểm quan trọng đối với tương lai của chúng ta, đối với người dân ở tất cả các nước, và cho chính cho tương lai của ngôi nhà chung, hành tinh xanh của chúng ta. Chúng ta không thể chần chừ được nữa”. Các nhà lãnh đạo hy vọng tinh thần đoàn kết trong buổi khai mạc hội nghị kéo dài 2 tuần này sẽ tạo lực đẩy mạnh cho các cuộc đàm phán để hướng tới một thỏa thuận lịch sử nhằm cứu vãn Trái Đất.
Đại diện 195 nước bắt đầu đàm phán một thỏa thuận chung với mục tiêu giới hạn nhiệt độ địa cầu từ nay tới cuối thế kỷ 21 không tăng quá 2°C - ngưỡng mà giới khoa học cảnh báo rằng nếu vượt qua, Trái Đất sẽ hứng chịu các thiên tai nghiêm trọng như hạn hán, băng tan chảy diện rộng và mực nước biển dâng cao... Tuy nhiên, liên minh 20 nước nghèo ở châu Á, châu Phi và Thái Bình Dương, gọi tắt là V20, yêu cầu giới hạn ở 1,5°C. Nhóm V20 - trong đó có Việt Nam, Philippines, Ethiopia, Kenya, Costa Rica và các đảo quốc như Tavalu, Vanuatu… - là những nước tự nhận mình là “nạn nhân” chịu tác động nhiều nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng mục tiêu 1,5°C của V20 không chắc sẽ được lắng nghe. Theo các tổ chức phi Chính phủ, mục tiêu 2°C cho dù đã được các nguyên thủ quốc gia ủng hộ nhưng mọi chuyện còn phụ thuộc vào tình hình thực tế. Mức độ lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu khí…) cũng như trình độ phát triển của quốc gia mới là nhân tố then chốt tác động đến lập trường của phái đoàn thương thuyết. Các quốc gia đang đối diện với nguy cơ bị “xóa sổ” do tình trạng xâm thực đòi hỏi các biện pháp mạnh và khẩn cấp, song các cường quốc dầu mỏ hay những quốc gia có trữ lượng than đá dồi dào được cho là sẽ khó chấp nhận những điều kiện quá bất lợi cho mình.
Các nhà nghiên cứu cho rằng gần 50 quốc gia nghèo nhất thế giới cần đến 1.000 tỷ USD trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến 2030 để có thể đạt được mục tiêu giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu. Đây là ước tính dựa trên các chương trình hành động mà các quốc gia kém phát triển đệ trình trong khuôn khổ COP 21. Hơn một nửa số tiền nói trên được sử dụng nhằm kiềm chế phát thải khí CO2 và số còn lại được dùng để ứng phó các tình trạng thời tiết cực đoan và hiện tượng xâm thực.
Giám đốc Viện Quốc tế Phát triển và Môi trường có trụ sở tại London, ông Andrew Norton cho biết, những quốc gia kém phát triển nhất thế giới từ Ethiopia đến Zambia ở châu Phi, rồi Yemen và các đảo quốc ở Thái Bình Dương đang phải chịu những tác động tệ hại nhất của tình trạng hạn hán, lụt lội, bão tố, sạt lở bờ biển… Họ không phải là những tác nhân lớn phát thải khí dẫn đến tình trạng ấm lên toàn cầu, và hiện rất thiếu thốn các nguồn lực cũng như kỹ năng khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu tác động. Ông Andrew Norton còn cho rằng việc tạo ra nguồn tài chính là một chuyện, còn bảo đảm cho những nơi cần nhất có được nguồn quỹ đó một cách thỏa đáng lại là chuyện khác.
Theo một số nguồn tin, trong ngày khai mạc COP21, đã có 11 Chính phủ cam kết tài trợ gần 250 triệu USD giúp cho các quốc gia nghèo nhất thế giới trong hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Con trai tai nạn nguy kịch, cha nghèo chỉ biết rơi nước mắt
- ·NA deputies discuss technology transfer law
- ·MU phải để Ronaldo đá chính bởi lý do quan trọng này
- ·Kêu gọi tặng cây đào sau tết cho A Lưới
- ·Ám ảnh vì không biết mang bầu với người cũ hay chồng?
- ·Một sáng Huế mưa
- ·Lịch thi đấu bóng đá Ngoại Hạng Anh 2022/2023 vòng 2
- ·Cần một quỹ văn hóa Huế
- ·Tương lại ba đứa trẻ mịt mờ kể từ khi bố mất, mẹ ung thư
- ·Kết quả bóng đá Man City 4
- ·Con chạy thận, mẹ già chỉ dám mua mấy ngàn da heo ăn qua ngày
- ·Kết quả Liverpool 1
- ·Triển lãm trang phục truyền thống các nước ASEAN diễn ra vào quý III năm 2022
- ·Tang lễ thiền sư Thích Nhất Hạnh kéo dài trong 7 ngày
- ·Hết bảo hiểm thai sản, tôi muốn tiếp tục hưởng trợ cấp
- ·Man City vs Bournemouth Haaland lập kỷ lục tệ nhất ở Man City
- ·Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam: Kỳ vọng lớn hơn từ những chuyển động thực tiễn
- ·Phái sinh: Chỉ số cần tiếp tục hồi phục kèm khối lượng giao dịch cải thiện
- ·Vợ chồng cô giáo gian nan chữa ung thư cho con
- ·Tang lễ thiền sư Thích Nhất Hạnh kéo dài trong 7 ngày