会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bonh da lu】Thế giới vượt mốc 500 triệu ca nhiễm virus SARS!

【bonh da lu】Thế giới vượt mốc 500 triệu ca nhiễm virus SARS

时间:2024-12-23 11:51:35 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:501次
Chú thích ảnh
Người dân chọn mua hàng tại một siêu thị ở Frankfurt,ếgiớivượtmốctriệucanhiễbonh da lu Đức ngày 7/4/2022.

Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 210.676 ca; Pháp đứng thứ hai với 190.762 ca; tiếp theo là Đức (164.628 ca). Đức và Anh đứng đầu về số ca tử vong mới, với cùng 288 người chết trong ngày; tiếp theo là Mỹ 271 ca và Hàn Quốc với 171 ca.

Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 82.119.050 người, trong đó có 1.012.796 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.037.388 ca nhiễm, bao gồm 521.746 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 30.183.929 ca bệnh và 661.493 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với gần 185 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 144,25 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 97,1 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 56,45 triệu ca, tiếp đến là châu Phi gần 11,8 triệu ca và châu Đại Dương 6,22 triệu ca nhiễm.

17% bệnh nhân không trở lại làm việc vì ảnh hưởng sức khoẻ hậu COVID-19

Báo Financial Times ngày 12/4 đưa tin phần lớn trong hơn 100 triệu người trên toàn thế giới đã bình phục sau khi mắc COVID-19 đang chịu những tác động nặng nề về sức khỏe và nhiều người chưa thể trở lại làm việc. Dự báo sẽ có thêm nhiều người lâm vào tình trạng tương tự, từ đó kéo theo nguy cơ thiếu hụt lao động.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Leicester (Anh) đã thu thập thông tin của 1.170 người từng nhập viện vì COVID-19 trong giai đoạn từ tháng 3-11/2020. Qua đó, họ nhận thấy 17% trong số này không trở lại làm việc sau khi đã khỏi bệnh và xuất viện được 5 tháng; 19% thay đổi công việc do các tác động liên quan tới sức khỏe hậu COVID-19. Ngoài ra, 25% các doanh nghiệp tại Anh cho biết những tác động sau khi mắc căn bệnh này là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng lao động nghỉ việc trong thời gian dài.

Viện Brookings tại Mỹ cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Theo đó, viện nghiên cứu chính sách này cho biết tính đến tháng 11/2021, 15% trong tổng số 1.060.000 vị trí việc làm đang cần nhân sự để thay thế những lao động vắng mặt vì sức khỏe suy giảm hậu COVID-19.

Biến thể Omicron khiến con người dễ tái nhiễm hơn

Giới chuyên gia cho rằng việc tái nhiễm virus SARS-CoV-2 hiếm khi xảy ra, song điều này đã khác khi Omicron xuất hiện.

Tiến sĩ Saqib Shahab, người đứng đầu cơ quan y tế tỉnh bang Saskatchewan nhấn mạnh do Omicron rất khác biệt, nên việc lây nhiễm trước đó không bảo vệ được con người trước làn sóng tấn công của biến thể này. Ông dẫn dữ liệu y tế công cộng cho biết khoảng 10% số người mắc COVID-19 gần đây tại Canada là do nhiễm BA.2 - biến thể phụ của Omicron. Trước đó, những người này từng mắc BA-1 hoặc biến thể khác, như Delta.

Điều này phù hợp với các nghiên cứu gần đây ở Anh cho thấy 10% số ca bị nhiễm lại virus SARS-CoV-2. Theo Tiến sĩ Shahab, như vậy việc nhiễm Omicron không có nghĩa là con người đã có tấm khiên bảo vệ mình khỏi việc tái nhiễm.

Nhà dịch tễ học Nazeem Muhajarine thuộc Đại học Saskatchewan cho biết so với các biến thể khác, Omicron có khả năng chống chọi tốt hơn miễn dịch do vaccine hoặc các lần nhiễm trước đó tạo ra. Omicron không chỉ có khả năng thoát khỏi miễn dịch, mà còn đến vào đúng thời điểm khả năng miễn dịch của con người giảm dần, sau khi hầu hết người dân Canada đã tiêm đủ liều cơ bản. Do đó, giới chức y tế đề nghị người dân đã tiêm đủ liều cơ bản nếu có điều kiện nên tiêm mũi tăng cường.

Mỹ thay đổi hướng tiếp cận trong ứng phó với dịch bệnh

Số ca mắc COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng trở lại tại Mỹ ngay cả khi nhiều người dân mong muốn gác lại những nỗi lo lắng này để hướng tới cuộc sống bình thường mới.

Thủ đô Washington đã chứng kiến một loạt ca mắc COVID-19 trong các thành viên quốc hội và chính quyền, và số ca mắc trong thành phố nói chung cũng đang gia tăng. Số ca mắc tại New York và các khu vực khác ở vùng Đông Bắc cũng đang tăng lên, với việc Philadelphia ngày 11/4 thông báo sẽ ban hành quy định bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang ở những nơi công cộng trong nhà.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định có những cơ sở để dự đoán mọi sự gia tăng đột biến số ca mắc COVID-19 trong thời gian tới có khả năng sẽ ít gây thiệt hại hơn so với những làn sóng trước đó. Sự kết hợp giữa vaccine, mũi tiêm nhắc lại và phương pháp điều trị mới đồng nghĩa ngay cả khi số ca bệnh tăng lên, số ca nhập viện và tử vong được kỳ vọng sẽ không tăng quá mức. Nhà Trắng đang kỳ vọng chương trình tiêm mũi vaccine tăng cường và việc cung cấp thuốc điều trị COVID-19 có thể chống lại bất kỳ làn sóng dịch nào bùng phát trong thời điểm hiện tại, thay vì các biện pháp bắt buộc đeo khẩu trang hay đóng cửa doanh nghiệp.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại New York, Mỹ.

Phù hợp với cách tiếp cận mới này, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) vào cuối tháng 2 đã ban hành hướng dẫn mới, theo đó người dân không cần đeo khẩu trang trừ khi số ca mắc và nhập viện tăng lên rõ rệt. Giáo sư y tế công cộng Leana Wen tại Đại học George Washington cũng nhận định không cần thiết phải khôi phục các biện pháp hạn chế để ngăn dịch lây lan nếu các bệnh viện không bị quá tải trở lại.

Indonesia ban hành quy định mới sau khi vượt chỉ tiêu tiêm chủng

Tính đến ngày 11/4, tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 tại Indonesia là 77,62%, vượt chỉ tiêu đề ra ban đầu (70%). Cùng với tình hình dịch bệnh cải thiện, chính phủ nước này đã mở cửa du lịch và điều chỉnh quy định phòng chống dịch.

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến ngày 12/4, người phát ngôn Lực lượng đặc nhiệm quốc gia về xử lý COVID-19, Wiku Adisasmito, cho biết 12/34 tỉnh thành trên cả nước vượt mốc tiêm chủng trung bình quốc gia (77,62%), trong đó thủ đô Jakarta đứng đầu với mức tiêm chủng đạt 126% so với chỉ tiêu. Ông Wiku cho rằng ý thức và kỷ luật cộng đồng là chìa khóa để kiểm soát dịch bệnh. Yếu tố này càng quan trọng hơn nữa trong giai đoạn quốc gia có dân số theo Hồi giáo lớn nhất thế giới đang thực hiện tháng ăn chay Ramanda và chuẩn bị Lễ Eid Al-Fitr lớn nhất trong năm.

Người phát ngôn Wiku cho biết thêm các quy định phòng chống dịch mới nhất được điều chỉnh. Đối với du khách nước ngoài, Chính phủ Indonesia yêu cầu phải xuất trình thông tin đầy đủ đã được cập nhật trên ứng dụng giám sát sức khỏe PeduliLindunghi, trừ các trường hợp không thể tiêm phòng theo chỉ định của bác sĩ và các trường hợp đã bình phục sau khi mắc COVID-19.

Đối với khách du lịch trong nước, người lớn đã tiêm mũi tăng cường và trẻ em dưới 6 tuổi đi kèm đã tiêm đủ hai mũi vaccine cơ bản sẽ không phải xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19.

Sau đợt bùng phát dịch do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, hiện số ca mắc mới và số ca tử vong đều giảm nhanh chóng trên cả nước. Tỷ lệ lấp đầy giường bệnh giảm mạnh từ 40% hồi đầu tháng 2 xuống còn 4%.

Nguy cơ viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine COVID-19 "rất thấp"

Nguy cơ bị viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 “rất thấp” và thấp hơn nhiều so với những nguy cơ tổn hại sức khỏe khi mắc COVID-19. Đây là kết quả nghiên cứu đã được giới chuyên gia thẩm định và được công bố trên tạp chí The Lancet ngày 11/4.

Nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị viêm cơ-màng ngoài tim sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 là thấp và không khác nhiều so với người tiêm vaccine ngừa các bệnh khác. Cụ thể, chỉ có 18 ca viêm cơ tim trên 1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, so với tỷ lệ 56 ca trên 1 triệu liều vaccine ngừa bệnh khác. Nguy cơ viêm cơ-màng ngoài tim ở người tiêm vaccine mRNA ngừa COVID-19 cao gần 4 lần so với người tiêm các loại vaccine khác ngừa COVID-19.

Đáng chú ý, nghiên cứu chỉ rõ nam giới dưới 30 tuổi có nguy cơ viêm cơ tim cao hơn 10 lần so với nữ giới cùng nhóm tuổi. Nam giới trên 30 tuổi có nguy cơ cao hơn 3 lần so với nữ giới cùng nhóm tuổi.

Giải thích nguyên nhân các vấn đề về tim mạch liên quan đến vaccine mRNA ngừa COVID-19, nghiên cứu cho rằng đó có thể là tác dụng phụ của phản ứng viêm do bất kỳ loại vaccine nào gây ra, chứ không chỉ là vaccine ngừa COVID-19.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức.

Người dân Anh lo lắng về chi phí sinh hoạt hơn COVID-19

Người dân Anh hiện lo lắng về khả năng tài chính của họ nhiều hơn lo lắng về đại dịch COVID-19, trong bối cảnh lạm phát trở thành mối quan tâm hàng đầu của người dân.

Kết quả khảo sát xã hội do Đại học College London (UCL) thực hiện hồi tháng 3 vừa qua, cho biết 38% người trưởng thành ở Anh lo lắng về khả năng tài chính của họ - tỷ lệ cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát này được thực hiện lần đầu tiên hồi tháng 3/2020. Trong khi đó, tỷ lệ người dân Anh lo ngại về khả năng mắc COVID-19 giảm từ 40% trong tháng 1 vừa qua xuống còn 33%. Tất cả các nhóm tuổi đều bày tỏ ngày càng lo ngại về khả năng tài chính, trong đó cao nhất là những người thuộc nhóm tuổi từ 30 đến 59 tuổi, gấp đôi so với nhóm lớn tuổi hơn. Trong nhóm người ở độ tuổi trung niên này chỉ có khoảng 1/3 lo ngại về đại dịch COVID-19.

Ngày thứ ba liên tiếp Thái Lan ghi nhận hơn 100 ca tử vong vì COVID-19

Theo số liệu thống kê chính thức được công bố ngày 12/4, số ca tử vong vì COVID-19 tại Thái Lan lại vượt trên 100 ca trong ngày thứ ba liên tiếp.

Cụ thể, với thêm 101 bệnh nhân không qua khỏi trong 24 giờ qua, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này đã tăng lên 26.298 ca. Trước đó, ngày 10/4, Thái Lan ghi nhận 108 ca tử vong và đây là số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất theo ngày tại nước này trong gần 6 tháng qua.

Do hầu hết các ca tử vong trong làn sóng dịch gần đây là những người chưa tiêm vaccine hoặc những người dễ tổn thương, giới chức y tế đang triển khai các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng cho các nhóm này.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 1/4/2022.

Mỹ thúc đẩy tiêm phòng cho nhân viên liên bang

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 11/4 đã yêu cầu tòa án phúc thẩm liên bang cho phép chính quyền của Tổng thống Joe Biden nối lại thực thi sắc lệnh về tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhân viên liên bang. Sắc lệnh này trước đó đã bị một tòa án cấp thấp hơn "vô hiệu hóa" vào tháng 1 năm nay.

Trong tuyên bố mới nhất, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo đã yêu cầu tòa phúc thẩm "thực hiện các bước đi phù hợp để chính phủ có thể nối lại việc triển khai và thực thi sắc lệnh hành pháp' của Tổng thống Joe Biden. Tuyên bố nhấn mạnh tòa phúc thẩm nên ngay lập tức ra phán quyết, đồng thời cho rằng việc đình chỉ thực thi sắc lệnh đang gây tác động nghiêm trọng tới lợi ích của người dân và cả chính quyền.

Hồi tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Biden cho biết ông sẽ yêu cầu khoảng 3,5 triệu nhân viên làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Chính phủ Mỹ tiêm vaccine ngừa COVID-19 trước ngày 22/11/2021. Những người từ chối tiêm phòng có thể sẽ bị kỷ luật hoặc bị sa thải. Tuy nhiên, vào giữa tháng 1 năm nay, Tòa án Tối cao Mỹ đã đình chỉ sắc lệnh này.

Theo thống kê của Nhà Trắng, tính đến nay, mới có hơn 93% nhân viên viên liên bang được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19./.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Xin cứu con tôi, đừng để cháu chết vì thiếu tiền
  • Viêm da tiếp xúc do côn trùng
  • Cho thôi việc người làm kém hiệu quả
  • Peru điều tra sư tử biển chết la liệt một cách bí ẩn
  • Vợ vắng nhà chồng khai tử để bán nhà
  • Mang xuân đến mọi nhà
  • Món ăn phòng ngừa đột quỵ
  • Tin vui cho người cai nghiện ma túy ở Bình Phước
推荐内容
  • Đang nuôi con nhỏ, lao động nữ bức xúc vì bị đuổi việc
  • Lộc Ninh: 13/16 trạm y tế có bác sĩ
  • Nghị lực chị Phúc
  • UBND tỉnh thu hồi đất dự án của Công ty Thế Kỷ
  • Em không thể!
  • Hớn Quản: 250 học viên dự hội nghị phổ biến chính sách bình đẳng giới