【lịch thi đấu hạng nhất】Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính: “Con dao hai lưỡi"
Trục liên thông văn bản Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp giúp tiết kiệm ngân sách | |
Số hóa doanh nghiệp để tận dụng cơ hội từ RCEP | |
Hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu | |
"Thúc" hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp: Không cho phép sử dụng hóa đơn khi bán hàng |
Các DN nên đánh giá đúng chiến lược kinh doanh cũng như khả năng trả nợ. Ảnh: ST |
Nợ “nặng” kéo giảm lợi nhuận
Thống kê sơ bộ, trên thị trường hiện nay, nhiều DN có hệ số nợ phải trả lớn hơn vốn chủ sở hữu, nghĩa là nhiều DN đang tập trung vào việc sử dụng đòn bẩy tài chính – đây vốn được xem là “con dao hai lưỡi” trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của các DN.
Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, khi có số lượng nợ phải trả “khổng lồ”, lên tới hơn 2.772 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu lại ở mức âm gần 570 tỷ đồng. Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2020 của Gỗ Trường Thanh vẫn ghi nhận khoản doanh thu hơn 806 tỷ đồng, tăng 91,1% và lợi nhuận sau thuế đạt 52,2 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 497,6 tỷ đồng. Dù ghi nhận lợi nhuận nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh chính của gỗ Trường Thành trong 9 tháng đầu năm lại âm 112 tỷ đồng, cùng kỳ dương 54,3 tỷ đồng. Trong kỳ, DN đã huy động dòng tiền đầu tư và tài chính để tài trợ cho hoạt động kinh doanh chính thâm hụt vốn.
Ngoài ra, một số DN khác cũng ghi nhận nợ phải trả gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, khiến kết quả kinh doanh không được như kỳ vọng. Trong đó, Công ty Cổ phần Thủy sản số 4 có nợ phải trả gấp hơn 5 lần vốn chủ sở hữu, khiến lỗ ròng 95 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
Tại Công ty Cổ phần Rạng Đông Holding, nợ phải trả của DN tính đến cuối tháng 9 lên tới hơn 2.028 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với mức hơn 659 tỷ đồng vốn chủ sở hữu. Số nợ này đã tăng từ mức hơn 1.618 tỷ đồng hồi đầu năm 2020, tức là tăng hơn 400 tỷ đồng trong 9 tháng, trong khi nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng 6 tỷ đồng cùng giai đoạn.
Với “đòn bẩy” tài chính như vậy, tình hình kinh doanh 9 tháng đầu năm của Rạng Đông Holding không được khả quan, khi tổng lợi nhuận sau thuế đến cuối quý 3/2020 giảm mạnh tới gần 11,6 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch HĐQT Công ty Rạng Đông Holding cho rằng, nguyên nhân là do tình hình dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, giao thương, xuất nhập khẩu của công ty.
Thay đổi chiến lược kinh doanh
Theo các chuyên gia, các DN sử dụng đòn bẩy tài chính phải thận trọng để tránh rơi vào bẫy nợ. DN nên hạn chế tỷ lệ vốn vay và chủ sở hữu ở một mức nhất định, khoảng 60/40 hoặc 40/60. Nhưng thực tế, với bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, nhiều DN vẫn phải chấp nhận sử dụng đòn bẩy cao để đổi lấy lợi nhuận.
Theo đó, một số DN "nợ ngập đầu" nhưng vẫn ghi nhận lợi nhuận tăng cao. Công ty Cổ phần Y dược Vimedimex có nợ phải trả gấp gần 24 lần vốn chủ sở hữu, với nợ phải trả gần 8.697 tỷ đồng, nhưng vẫn ghi nhận lãi ròng gần 29 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước; Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam có giá trị nợ lên tới 6.375 tỷ đồng, lớn gấp hơn 1,7 lần vốn chủ sở hữu, nhưng lũy kế 9 tháng, doanh thu của Công ty đạt 11.757 tỷ đồng, tăng 120,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 1.136 tỷ đồng, tăng 2.317% so với cùng kỳ năm 2019...
Tuy nhiên, rủi ro từ vấn đề trên với các DN và cả hệ thống ngân hàng là DN không thể trả được nợ, thành nợ xấu, thậm chí dẫn tới phá sản. Chính vì thế, một số DN đã buộc phải thay đổi chiến lược kinh doanh, thu hẹp hoạt động, hoặc dừng chiến lược mở rộng để tập trung cho hoạt động bán hàng, cơ cấu lại nguồn tài chính.
Như tại Công ty gỗ Trường Thành, lãnh đạo DN này đã khẳng định, DN sẽ cố gắng hết sức để năm 2020 kinh doanh có lãi. Nên để vượt khó, DN này cho biết sẽ tập trung vào sản xuất, xuất khẩu, thành lập liên doanh Casadora chuyên sản xuất các sản phẩm gỗ nội thất có giá trị cao để xuất khẩu… Công ty còn lên kế hoạch trở thành đơn vị chuyên thi công nội thất cho các công trình bất động sản trong nước… Điều này được kỳ vọng sẽ giúp gỗ Trường Thành trả được hết nợ xấu, giải quyết tồn đọng, có đủ điều kiện đi vay mới và phát triển.
Năm 2020, nhiều ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay để hỗ trợ các DN chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Các DN là đối tượng được hưởng lợi từ chính sách này, đây là cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức làm sao để DN sử dụng vốn hiệu quả. Hơn nữa, DN vay nợ nhiều nhưng nợ xấu cũng đang tăng lên là nguyên nhân khiến ngân hàng phải siết tiêu chuẩn cho vay. Vì thế, các DN nên đánh giá đúng chiến lược kinh doanh cũng như khả năng trả nợ, để giảm rủi ro khi sử dụng đòn bẩy tài chính.
(责任编辑:World Cup)
- ·Năm 2018, khách quốc tế ghé thăm Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia nào?
- ·Nhiều câu chuyện truyền cảm hứng từ “Top 10 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam”
- ·iPhone 12 bị dừng bán tại một số nước châu Âu do vi phạm tiêu chuẩn bức xạ
- ·Tai nghe giả mạo được quảng cáo và bán đầy rẫy trên Facebook
- ·Không để khoảng trống trong quản lý Nhà nước khi Luật đặc khu có hiệu lực
- ·Lợi nhuận quý 4/2022 của nhiều ngân hàng "đi lùi"
- ·Chuyển đổi số là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
- ·Không thể "phanh gấp", doanh nghiệp cần pháp luật kinh doanh ổn định
- ·Đáp án môn Lý mã đề 210 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Quét võng mạc, AI chẩn đoán từ chứng suy tim đến bệnh Parkinson
- ·Đang bơm nhiên liệu, tàu chở dầu trọng tải 2.000 tấn bất ngờ bốc cháy dữ dội
- ·MSB xác nhận đang chuẩn bị phương án sáp nhập với một ngân hàng khác
- ·FPT và doanh nghiệp Mỹ hợp tác phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
- ·Người dân tại Việt Nam cần trung bình 55,5 ngày công để mua iPhone 15 Pro
- ·Ấn Độ: Đang thi công, cầu bất ngờ bị sập khiến 18 người thiệt mạng, nhiều xe cộ bị nghiền nát
- ·Mạng xã hội rộ trào lưu thay ảnh đại diện ghép mặt bằng AI
- ·Rào cản chuyển đổi số từ bệnh viện
- ·Thanh toán học phí không dùng tiền mặt tiện ích, minh bạch
- ·4 huyện của Hà Nội: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng sẽ trở thành quận
- ·Để Fintech là “mảnh ghép” mấu chốt trong hệ sinh thái ngân hàng số