【tile cá cược】Giành đất với biển
(CMO) Ở miệt biển Cà Mau, từ tháng 4-9 âm lịch là mùa biển động, hay còn gọi là gió mùa Tây Nam. Đây cũng là mùa những người hộ đê “đấu vật” với từng cơn sóng, ngọn gió để giành đất giữ rừng. Từ tháng 9 âm lịch đến tháng 4 sang năm, là thời điểm gió mùa Đông Bắc, biển đã êm hơn, bớt đe doạ hơn nhưng vẫn tiềm ẩn xâm hại đê. Thế nên, chẳng có mùa nào những người hộ đê được nhàn nhã. Công việc thì nhọc nhằn, vất vả nhưng lại là nghề lặng thầm không mấy ai biết đến.
Chúng tôi ra đê biển Tây vào một sáng trời trong, nền trời xanh vời vợi với chút nắng hanh vàng của chớm xuân. Gió bấc về ai cũng mong được cuộn mình trong chăn ấm để vỗ về giấc ngủ, thế nhưng, công việc của những người hộ đê không cho phép như thế.
Bảo vệ đê là bảo vệ tài sản của chính mình
Cứ đều đặn mỗi sáng, ông Nguyễn Thanh Tuấn, ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời lại kiểm tra báo cáo tình hình về tuyến đê ông phụ trách. Có lẽ không ai hiểu tuyến đê này hơn ông Tuấn, vì gần 20 năm ông gắn bó với mảnh đất ở mép biển này. Tuy chỉ tham gia công tác hộ đê 4 năm nay, nhưng “tánh nết” con sóng bạc đầu ngoài kia ông hiểu hết. Với ông Tuấn, công việc hộ đê ở cái tuổi gần 60 tưởng chừng quá sức, nhưng dáng dấp có phần thấp bé lại nhanh nhạy, tinh anh đến lạ thường. Đó là công việc vì tình thương và trách nhiệm.
Dù đêm hay ngày, ông Nguyễn Thanh Tuấn (áo đen), ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây vẫn tình nguyện tham gia hộ đê biển Tây khi có biến cố. |
Ông Tuấn chia sẻ: “Nhà tôi giống như nơi ăn, nghỉ của cả đội quản lý đê điều vậy đó. Có khi ở đây đến mấy tháng, từ trong nhà cho đến ngoài hiên, nhiều lúc làm ca đêm để sáng nước lớn sóng trùm qua đầu không làm nổi. Anh em nhiều khi không dám thay quần áo, ngồi xổm ăn cơm rồi tiếp tục làm, chuyện đó là thường xuyên”.
Ông Tuấn nheo mắt chỉ tay về con đê đã được nâng cấp cao quá tầm mắt rồi bảo: “Tuyến đê này giờ đã cao hơn trước nhiều, vững chãi, được đổ cát lấp chỉ còn chờ lát đal là tạm ổn, nhưng trước kia thì vất vả lắm. Tuổi cũng lớn rồi mà ban đêm chỉ có cây đèn pin, có lần đi kiểm tra sạt lở bị cây đâm trọng thương. Dù vậy, tôi cũng cố gắng đi báo cáo trạm đê điều về tình hình sạt lở, nước tràn qua đê. Lúc đó, bản thân cũng lo sợ cho gia đình mình và ảnh hưởng cả khu vực rộng lớn”.
Hỏi đi hỏi lại tận 3 lần về điều gì làm ông tha thiết với cái nghề vừa ở đầu sóng ngọn gió, vừa canh "hơi thở" của biển này, ông chỉ trả lời đúng 4 chữ “tình thương - trách nhiệm”. Bởi bảo vệ tuyến đê biển Tây chính là bảo vệ tài sản của gia đình ông, nhưng được hoà vào niềm chung của xứ sở, của quê hương thứ hai mang tên Cà Mau này.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn sinh ra ở Nam Định, từng được rèn luyện 5 năm trong môi trường quân đội. 27 tuổi ông vào Nam dắt díu theo vợ và 2 con thơ vào vùng đất cuối trời Nam. Vốn quen với vất vả, ông làm thuê mọi nghề để kiếm sống, qua 3 năm chắt chiu, dành dụm, ông mua được hơn 1 ha đất ruộng. Rồi gia đình gặp biến cố, ông Tuấn phải bán đất trả nợ rồi lại tiếp tục lao động để mua được hơn 4 ha đất ở tuyến đê biển Tây này. Thế nhưng, đến năm 2001, nơi đây bị sạt lở, vuông tôm nhà ông ngậm ngùi trao lại cho biển cả.
Con cái lớn khôn, ông Tuấn vẫn bám trụ mảnh đất này và nhận trách nhiệm Tổ trưởng Tổ Quản lý đê Nhân dân, vừa chịu trách nhiệm quản lý chung 2 tổ viên còn lại, mỗi người còn chịu trách nhiệm kiểm tra đê ở đoạn được phân công. Ông Tuấn phụ trách đoạn đê từ Kinh Mới đến hòn Đá Bạc. Đoạn đường 4 km bằng phẳng đi bộ đã vất vả, nhưng tuyến đường đê gập ghềnh, ông Tuấn vẫn đều đặn đi về bất kể đêm ngày. Nhất là ngày báo có bão hay áp thấp nhiệt đới, công việc lại phải tăng ca, túc trực thường xuyên. Sóng, gió cứ trêu ngươi con người, nhưng với đèn pin chắc trên tay, áo mưa trên vai, ông lại bền gan với thiên nhiên để săm soi từng chân đê xung yếu.
Tình thương - trách nhiệm
Đó là công việc của những người hộ đê Nhân dân, còn với người hộ đê chuyên trách thì trách nhiệm càng nặng nề hơn. Năm 2010 là giai đoạn đê biển Tây bắt đầu xung yếu và Hạt Ðê điều tỉnh Cà Mau cũng được thành lập từ đó. Hiện tại, hạt có 31 viên chức, người lao động. Vào mùa gió Tây Nam, hạt luôn phân công tổ túc trực ngày đêm tại các điểm nguy hiểm để ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra. Mỗi ê-kíp trực 1 tuần với lực lượng khoảng 8 người cố định; ở những đoạn sạt lở lớn, cần thêm lực lượng thì đơn vị liên hệ lực lượng dân quân tự vệ tại địa phương hỗ trợ.
Tuyến đê mà ông Trần Minh Quảng, Trạm Quản lý đê điều huyện Trần Văn Thời ngày đêm theo sát để “giành đất” với biển. |
Ông Trần Minh Quảng, Trạm Quản lý đê điều huyện Trần Văn Thời, chia sẻ: “Làm nghề này phải bằng cái tâm, chứ làm để lãnh lương thì không gắn bó lâu dài được. Mỗi khi dông gió nổi lên, anh em phải đến những chỗ xung yếu hộ đê. Cắm 1 cây tràm phải 4-6 người, té suốt, làm riết cũng quen, lúc đầu làm cũng tai nạn nhiều, sau có kinh nghiệm cũng đỡ, anh em chỉ bảo nhau".
Khó khăn là thế, con người vẫn luôn nhỏ bé trước thiên nhiên kỳ vĩ. Thế nhưng, bằng ý chí, trách nhiệm và cái tâm với nghề, những người hộ đê vẫn ngày đêm giành đất với biển. Họ không cần phải vinh danh, không cần phải ghi nhận, vì với họ, bảo vệ đê chính là bảo vệ đời sống, sản xuất cho Nhân dân, cho những cánh đồng mãi xanh, cho rừng tràm U Minh mãi bạt ngàn. Hơn hết, để vững với nghề “cắm ranh, giành đất” với biển thì với họ, chữ tâm luôn được để hàng đầu.
Ông Bùi Văn Ðông, Hạt trưởng Hạt Ðê điều, Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Cà Mau, chia sẻ: “Công tác hộ đê đòi hỏi rất bức xúc và thời gian kéo dài. Những viên chức được phân công phải bám sát, khi gia đình có hữu sự, đám tiệc cũng không về được, đây là hy sinh lớn. Nếu không bám sát và xử lý kịp thời thì đê có thể vỡ bất cứ lúc nào, nên người quản lý đê phải hy sinh rất nhiều bởi đây là công việc đặc thù. Ông Tuấn và ông Quảng là những tấm gương rất đáng quý, giúp tuyến đê vững chãi hơn”.
Đứng trên tuyến đê biển Tây mới nâng cấp có thể thấy sự chênh lệch rất rõ ràng giữa một bên là cánh đồng lúa xanh mướt xa tít tầm mắt. Ngày mai, ông Tuấn, ông Quảng lại cùng các anh em, đồng nghiệp của mình kiểm tra đê và sẵn sàng tham gia xử lý giờ đầu khi có sụ cố xảy ra./.
Nguyên Phong
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cha mất, mẹ không tiền, làm sao trị u não cho con?
- ·Nông thôn mới càng thêm mới
- ·Nghinh Ông từ ngày 26
- ·Sở Y tế tỉnh Cà Mau: Thông báo về việc xét tuyển đào tạo đại học theo đặt hàng năm 2020
- ·Vợ nhịn đói chăm chồng ung thư, con trai bại não
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm tỉnh Prahova của Romania
- ·Nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp
- ·Prudential đồng hành cùng học sinh nghèo vượt khó
- ·Bị 'bùng' tiền cho vay, muốn đòi lại thì... mất lãi
- ·Lợi nhuận ròng của nhà sản xuất ôtô Kia tăng mạnh trong quý 1
- ·Chịu trách nhiệm với “cái ngàn vàng” đẩy tôi vào bi kịch
- ·Chuối giúp kéo dài tuổi thọ
- ·Tuổi trẻ PVCFC 2020 giao lưu văn hoá văn nghệ
- ·Không đánh đập, hành hạ vật nuôi
- ·Mẹ bỏ con rồi xin mọi người hãy cứu con!
- ·Đất anh hùng dựng xây nông thôn mới
- ·Cà Mau ghi nhận 3 ca dương tính với vi rút SARS
- ·Nhiều khó khăn trong giảm nghèo ở Thuận Lợi
- ·THÁNG CHẠP
- ·Nắp cống sụp đã được khắc phục