【ket qua da】Bỏ tăng lương cho giáo viên: Ngành giáo dục có mất nhân tài?
Trong dự thảo Luật sửa đổi,ỏtănglươngchogiáoviênNgànhgiáodụccómấtnhântàket qua da bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12/3 không có đề xuất tăng lương cho giáo viên và miễn học phí cấp THCS mà trước đó đã đưa ra.
Hai đề xuất này trước đó đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Tuy nhiên, trong văn bản góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ đã có ý kiến về những vấn đề này nên việc đề xuất tăng lương cho giáo viên và miễn học phí cấp THCS chưa thể áp dụng được.
Việc bác bỏ tăng lương cho giáo viên có thể khiến người giỏi không hứng thu đến những vùng khó khăn và đăng ký thi vào trường sư phạm (ảnh minh họa)
Người giỏi sẽ không hứng thú đến vùng khó, gắn bó nghề dạy học
Đến nay, cô giáo Nguyễn Thị Bích Thủy, trường Tiểu học Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang tham gia công tác giảng dạy và quản lý được tổng cộng 31 năm. Khi nghe thông tin đề xuất tăng lương cho giáo viên chưa có trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, cô Bích Thủy đã không giấu được nỗi buồn và sự hụt hẫng.
Khi xã hội phát triển thì người dân cũng đòi hỏi con em được thụ hưởng chất lượng giáo dục tốt hơn nên giáo viên cũng chịu áp lực là phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Họ còn chịu nhiều sức ép lớn từ việc quản lý lớp, chăm sóc và giáo dục toàn diện cho học trò. Vì vậy, tăng lương cho giáo viên là hết sức cần thiết.
Đúng như Bộ Nội vụ phân tích là nhà giáo đã được ưu đãi đặc biệt vì được hưởng các chế độ phụ cấp lương đối với viên chức trên cùng địa bàn làm việc và được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức cao nhất đến 70% và phụ cấp thâm niên nghề. Tuy nhiên, sự ưu đãi này chưa “thấm tháp” với đời sống và chi phí hiện nay, đặc biệt là đối với những giáo viên giảng dạy ở vùng biển đảo xa xôi, vùng khó khăn.
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Thủy
Cô giáo Bích Thủy cho rằng, nếu không tăng lương cho giáo viên thì sẽ khó thu hút người giỏi đến những vùng khó khăn, xa xôi của đất nước để giảng dạy.
Còn theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, việc tăng lương cho giáo viên là một đề xuất đúng đắn để nâng cao chất lượng giáo dục và thu hút người giỏi vào ngành Sư phạm. Tăng lương cũng chính là nguồn động lực rất lớn để giáo viên chuyên tâm vào giảng dạy, phát huy chuyên môn.
Được biết, Bộ GD-ĐT vừa đề xuất là từ mùa tuyển sinh năm 2018, các trường đào tạo giáo viên chỉ tuyển học sinh có học lực giỏi vào trường. Tuy nhiên, đề xuất này khó trở thành hiện thực được vì học sinh giỏi khi đăng ký vào học một trường, ngành nghề nào đó sẽ xem xét là ngành đó tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có được việc làm như thế nào, mức lương ra sao.
Trong khi đó, hiện nay, lương của giáo viên còn thấp, chưa được tăng. Sinh viên sư phạm ra trường rất khó xin được việc làm, hoặc làm trái ngành nghề rất nhiều. Vụ việc 500 giáo viên hợp đồng ở huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) có nguy cơ mất việc làm là bằng chứng nói lên điều này.
Nên tăng lương trước cho giáo viên ở vùng khó khăn
Trong khi đề xuất tăng lương cho giáo viên chưa được đưa vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, có ý kiến cho rằng, để tăng thu nhập cho giáo viên thì nên tăng học phí.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ
Trước ý kiến đóng góp như vậy, cô giáo Nguyễn Thị Bích Thủy cho rằng, đề xuất tăng học phí để tăng thu nhập cho giáo viên khó thực hiện được ở những vùng khó khăn, biên giới, hải đảo vì những nơi này đa phần là con em người dân tộc thiểu số, ngư dân có cuộc sống còn rất bấp bênh. Để thu hút các em đến trường đều đặn còn rất khó khăn, nếu tăng học phí thì có thể còn phản tác dụng là sẽ có nhiều học sinh bỏ học hơn.
Cũng không đồng ý với đề xuất tăng học phí để lấy đó là nguồn thu phục vụ tăng lương cho giáo viên, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ nêu quan điểm: Khi ngân sách Nhà nước chưa đủ để đồng loạt tăng lương cho giá viên thì Quốc hội nên xem xét trước tiên là tăng lương ở một bộ phận giáo viên giảng dạy ở những khu vực, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo...
Còn những giáo viên đang giảng dạy ở các tỉnh, thành phố lớn thì nên giãn tiến độ, kéo dài thời gian tăng sau.
Theo VOV
(责任编辑:World Cup)
- ·Hà Nội: Đánh số nhà bằng cách ghi tên mình lên tường
- ·Sưu tầm hiện vật của các bảo tàng mỹ thuật: Kinh phí ít, cơ chế rườm rà
- ·Quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua LHP quốc tế Hà Nội lần VII (HANIFF VII)
- ·Imagine Dragons và những kỷ lục làm “rung chuyển” làng nhạc thế giới
- ·Va quệt giao thông, người già có đòi hỏi vô lý?
- ·Hàn Quốc đe dọa hủy diệt, Triều Tiên đáp trả tương xứng
- ·AMRO: Việt Nam tăng trưởng mạnh nhưng cần tiếp tục cải cách tài khóa
- ·Một Hà Nội hào hùng và quá đỗi lãng mạn trong đêm nhạc “Cảm xúc tháng 10”
- ·Mê muội vì thạch anh
- ·Hình ảnh Thủ tướng đến Papua New Guinea, bắt đầu tham dự APEC 26
- ·Biểu tượng của ý chí, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam
- ·Chủ tịch Quốc hội hai nước Việt Nam và Bulgaria hội đàm
- ·Ông Tất Thành Cang vi phạm rất nghiêm trọng phải kỷ luật
- ·Lý do bỏ xử lý tài sản không chứng minh được nguồn gốc khỏi luật
- ·Nguy cơ bị bán khi được “dụ” đi du lịch nước ngoài?
- ·Đưa Cố đô Hoa Lư thành trường quay điện ảnh khổng lồ
- ·2 ca nhập cảnh dương tính, Đồng Tháp tạm dừng hoạt động đông người khu vực biên giới
- ·Dấu ấn Việt Nam trong vai trò Điều phối viên G
- ·Tổng kết Cụm thi đua Tây Bắc sông Hậu
- ·Chống dịch quyết liệt nhưng công xưởng không thể ngừng hoạt động