【bang xh y】Những quyền riêng tư nào của trẻ em được pháp luật bảo vệ ?
Luật Trẻ em hiện hành quy định trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư,ữngquyềnringtưnocủatrẻemđượcphpluậtbảovệbang xh y bí mật cá nhân và bí mật gia đình.
Trẻ em được pháp luật bảo vệ đối với quyền riêng tư của mình.
Quyền riêng tư của trẻ em
Quyền riêng tư là một trong những quyền con người, quyền công dân cơ bản được pháp luật công nhận, bảo vệ. Quyền riêng tư đối với trẻ em lại càng được đặc biệt chú trọng vì trẻ em thuộc “nhóm yếu thế”, chưa phát triển đầy đủ về nhận thức, thể chất để có thể tự bảo vệ mình trước các hành vi tác động, xâm hại đến mình.
Theo Hiến pháp năm 2013, trẻ em (người dưới 16 tuổi) được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em; nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em (khoản 1, Điều 37).
Luật Trẻ em năm 2016, có hiệu lực từ ngày 1-6-2017, quy định trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư (Điều 21).
Khoản 2, Điều 54 luật này cũng quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật”.
Còn theo Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016, hành vi công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em là hành vi bị nghiêm cấm.
Ngoài ra, để đảm bảo thực thi các chính sách về trẻ em, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2017, có hiệu lực từ ngày 1-7-2017, quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em. Trong đó, Điều 33 của Nghị định giải thích rõ thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán,…
Chế tài đối với hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em
Mặc dù quyền riêng tư của trẻ em đã được Hiến định và luật định rõ ràng và chặt chẽ nhưng trên thực tế, quyền riêng tư của trẻ em lại rất dễ bị xâm phạm, đặc biệt là trên môi trường mạng với sự phát triển nhanh chóng của internet, mạng xã hội và các thiết bị thông minh…
Hiện nay chưa có quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính về quyền trẻ em, trong đó có hành vi vi phạm về quyền riêng tư của trẻ em. Nghị định 144/2013 hiện hành quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em không có quy định cụ thể về xử lý hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em.
Tuy vậy, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, có thể căn cứ vào những quy định pháp luật khác có liên quan để xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em.
Chẳng hạn, đối với hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em trên môi trường mạng, có thể căn cứ vào Nghị định 174/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 49/2017). Theo đó, đối với vi phạm về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp liên quan đến hành vi tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (khoản 2, Điều 64).
Đối với vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội liên quan đến hành vi tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Đối với vi phạm của thành viên gia đình tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình (trong đó có trẻ em) nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình; phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân thì bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm - khoản 2 Điều 51 Nghị định 167/2013.
Ngoài ra, tùy tính chất, mức độ, hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác; tội làm nhục người khác… theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Theo luật, mọi hành vi vi phạm về quyền của trẻ em nói chung và quyền riêng tư của trẻ em nói riêng, nếu gây ra thiệt hại thì người thực hiện hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.
ĐÌNH BẢO tổng hợp
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thủ tướng: Trong khó khăn phải cải cách mạnh mẽ, đưa đất nước tiến lên
- ·Futsal Việt Nam thắng Thái Lan lần đầu tiên sau 10 năm
- ·HLV Real Madrid đào tạo bóng đá cho 300 trẻ em khó khăn ở TP.HCM
- ·Loạt bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng Việt Nam 2024
- ·50 tỷ phú giàu nhất Thái Lan bị giảm 18% tổng tài sản, 'bay hơi' 28 tỷ USD
- ·Giành Quả bóng Vàng 2024, Rodri nhận lại những gì?
- ·Rodri giành Quả bóng Vàng 2024
- ·Ngoại binh kiện HAGL lên FIFA đòi đền bù: Thông tin mới nhất
- ·Standard Chartered bảo lãnh phát hành khoản vay hợp vốn nước ngoài trị giá 800 triệu USD
- ·HLV Shin Tae
- ·Một số lưu ý quan trọng khi mua giàn phơi Hòa Phát
- ·Hai tuyệt tác sân gôn sẵn sàng chào đón sự kiện BRG Golf Hanoi Festival 2024
- ·Có gì đặc biệt ở Eschuri Vung Bau Golf
- ·Bầu Đức: Phải tìm ra sự thật vụ ngoại binh kiện lên FIFA để giữ uy tín cho HAGL
- ·Nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ được phục hồi toàn diện vào cuối năm 2022
- ·Tuyển Việt Nam cần dè chừng tiền vệ chạy nhanh nhất Bundesliga
- ·Thắng Australia phút cuối, tuyển Việt Nam vào chung kết Futsal Đông Nam Á
- ·HLV Amorim là lựa chọn hoàn hảo cho Man Utd?
- ·Chợ thuốc Hapulico: QLTT làm rõ hiện tượng ‘không bán khẩu trang, nước rửa tay, xin miễn hỏi’
- ·4.000 VĐV đua tài ở giải chạy bán Marathon TP Thủ Đức