会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【clb nottingham】Nhọc nhằn giờ nghỉ trưa của học sinh nông thôn!

【clb nottingham】Nhọc nhằn giờ nghỉ trưa của học sinh nông thôn

时间:2024-12-23 20:37:43 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:465次

Báo Cà MauXã Khánh Bình Tây vẫn còn nhiều khó khăn, vì vậy, các quán xá ở gần trường lại càng ọp ẹp hơn, một mái hiên che tạm bợ cũng được gọi là “quán cơm”.

Thời khoá biểu 2 buổi học/ngày nhằm giúp học sinh giảm áp lực nhồi nhét kiến thức trong 1 buổi học. Tuy nhiên, do nhiều trường không đủ cơ sở vật chất để tổ chức bán trú nên không ít học sinh phải lang thang trước cổng trường với “khao khát” giờ nghỉ trưa nhanh kết thúc.

Có ghé thăm Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS Danh Thị Tươi, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời vào thời điểm từ 10 giờ 30 phút đến 13 giờ mới cảm nhận hết những nỗi vật vã của học sinh vào giờ nghỉ trưa. Học sinh nơi đây phần lớn nhà ở xa trường, xe đạp là phương tiện đi học chủ yếu nên không thể về nhà vào giờ nghỉ trưa, do đó, các em đành phải lang thang tại các quán xá để chờ đến giờ học buổi chiều.

Học sinh lang thang vào giờ nghỉ trưa tại quán ăn ven đường.

Dạo quanh các quán xá ở gần trường, chỗ nào cũng đông đúc học sinh chen lấn nhau vào giờ nghỉ trưa để chờ mua đồ ăn. Khi đã mua được món mình cần thì bắt đầu mỗi em tiếp tục tìm cho mình một chỗ nghỉ trưa “tốt lành” ngay tại quán. Rồi từng câu chuyện về buổi học, gia đình, bạn bè được kể ra cho đến hết giờ.

“Nhà cách trường gần 8 km nên em thường nghỉ trưa, ăn uống ở các quán gần trường để chờ đến giờ học. Hơn 2 năm nay, em đã quen dần với việc nghỉ trưa như thế này”, em Trương Minh Thắng, lớp 8A2, chia sẻ.

Hầu hết học sinh của trường đều là con em đồng bào dân tộc, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy, bữa ăn trưa của các em có khi chỉ qua loa để có sức học tiếp các tiết học buổi chiều. Thay vì hối hả về nhà nghỉ ngơi để chuẩn bị cho giờ học chiều thì các em lại tập trung lại từng nhóm tìm quán để ăn uống.

Mỗi bạn ổ bánh mì, hộp xôi hay ly nước thế là cũng xong bữa ăn trưa “ngon lành”. Ðang loay hoay tìm chỗ ngồi, em Danh Thị Như Quỳnh, học lớp 7A2, bộc bạch: “5 giờ 30 phút sáng là em phải đạp xe tới trường, nhà cách trường hơn 14 km, nếu về nhà sẽ trễ giờ học buổi chiều nên ở nghỉ trưa tại quán cho thuận tiện việc học tập”.

Xã Khánh Bình Tây vẫn còn nhiều khó khăn, vì vậy, các quán xá ở gần trường lại càng ọp ẹp hơn, một mái hiên che tạm bợ cũng được gọi là “quán cơm”. Khó khăn là thế, mỗi giờ nghỉ trưa đối với học sinh luôn kéo dài trong tình trạng lang thang, mùa mưa thì càng vất vả hơn. Mỗi loại thức ăn, nước uống ở quán đều có giá rất bình dân để đáp ứng nhu cầu của học sinh vùng quê này.

Ngoài việc ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, thêm phần không chỗ nghỉ ngơi đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của các em nơi đây. Mặt khác, việc học tập cũng phần nào kém hiệu quả. Cô Lê Hồng Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú THCS Danh Thị Tươi, cho biết: “Vào giờ học buổi chiều, các thầy cô giáo thường xuyên gặp trường hợp các em ngủ gật trong tiết học. Lý do là các em quá mệt mỏi trong giờ học buổi sáng, lại thêm không được nghỉ ngơi nên ngủ trong lớp học là chuyện không tránh khỏi”.

Việc học sinh phải lang thang vào giờ nghỉ trưa là một thực tại rất đáng lo ngại, khi vào buổi học chiều các em luôn trong tình trạng mệt mỏi thử hỏi làm sao có thể tiếp thu tốt kiến thức, có hay chăng chỉ là sự nhồi nhét? Mặt khác, phần lớn học sinh chỉ ở độ tuổi THCS nên vấn đề nhận thức các rủi ro còn rất hạn chế, nhất là tai nạn đuối nước. 

“Quán nhỏ và nóng lắm nên chúng em gặp nhiều khó khăn. Em rất mong nhà trường có một phòng trống để chúng em có thể nghỉ trưa tại đó, vừa ôn bài cho buổi học chiều”, em Ngô Ngọc Ðiệp, lớp 7A2, mong muốn.

Hiện tại, trường đã thực hiện nội trú cho học sinh được 2 năm học, tuy nhiên, do điều kiện còn nhiều khó khăn nên chỉ có 68/212 học sinh đồng bào dân tộc được ở nội trú. Phòng nội trú chưa đáp ứng hết nhu cầu của học sinh, chính vì vậy, tổ chức ở bán trú lại càng khó khăn hơn.

“Phần lớn học sinh nơi đây đi học rất xa nên việc có phòng để các em nghỉ buổi trưa là rất cần thiết. Ngoài việc để các em nghỉ ngơi thì công tác quản lý cũng được thắt chặt hơn, tạo điều kiện giúp các em học tập tốt”, cô Hồng Thanh mong mỏi.

Vì lẽ đó, nhà trường ngoài việc thực hiện tốt nội trú thì tổ chức bán trú cho học sinh là công tác nên thực hiện nhanh chóng. Thiết nghĩ, các ngành chức năng, chính quyền địa phương cần có sự quan tâm hơn để khắc phục tình trạng lang thang, phần nào giảm bớt nhọc nhằn giờ nghỉ trưa cho học sinh./.

Bài và ảnh: My Lê

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Bộ Tài chính sẵn sàng phương án nhân sự để thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, an toàn
  • Đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính được sử dụng tài sản để kinh doanh
  • Ngành Tài chính Quân đội với nhiệm vụ xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc
  • Nhiều hoạt động mừng 60 năm ngày truyền thống ngành dự trữ
  • Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin về gia hạn sử dụng vaccine Pfizer
  • Hải quan ASEAN chung sức cùng nỗ lực tạo thịnh vượng
  • Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 5/2024
  • Tăng quyền của Kho bạc Nhà nước trong giao dịch với ngân hàng
推荐内容
  • Thủ tướng yêu cầu chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia
  • Hải quan Lào Cai thu ngân sách hơn 200 tỷ đồng, tăng 30,5%
  • Bộ Tài chính lấy ý kiến về dự thảo báo cáo tổng thể tài chính nhà nước
  • Gỡ vướng mắc dự án trụ sở Hải quan tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành
  • Ngày mai giá xăng có thể tăng lần thứ 6 liên tiếp
  • Đấu thầu tín phiếu kho bạc sẽ được thực hiện dưới 2 hình thức