【xếp hạng vô địch quốc gia ý】Nhiều đơn vị chưa tuân thủ nghiêm việc báo cáo công tác tiết kiệm, chống lãng phí
Triệt để tiết kiệm,ềuđơnvịchưatuânthủnghiêmviệcbáocáocôngtáctiếtkiệmchốnglãngphíxếp hạng vô địch quốc gia ý chống lãng phí trong quản lý, điều hành, sử dụng NSNN
Trình bày báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã cho biết về một số kết quả nổi bật của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK,CLP) năm 2020.
Trong đó, về quản lý ngân sách nhà nước (NSNN), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề xuất, trình cấp có thẩm quyền quyết định các giải pháp về tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội; xây dựng và cập nhật các kịch bản tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở đó có phương án điều hành NSNN phù hợp tình hình thực tế.
Thực hiện tốt quy định của pháp luật về thu NSNN, đẩy mạnh chống thất thu, xử lý nợ thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế. Do đó, kết quả thu NSNN đạt cao hơn (tăng 185 nghìn tỷ đồng) so với số báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10. Triệt để THTK,CLP trong quản lý, điều hành, sử dụng NSNN; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi NSNN; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, gây lãng phí NSNN phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Đồng thời, đã trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế và các khoản thu khác của NSNN (khoảng 123,6 nghìn tỷ đồng) để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Việc phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp bội chi phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà nước, thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo cam kết, góp phần củng cố xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Danh mục nợ được tái cơ cấu; bội chi và vay nợ của ngân sách địa phương được tăng cường giám sát, kiểm soát, góp phần giảm nợ công. Đến cuối năm 2020, dư nợ công khoảng 55,8% GDP, nợ Chính phủ khoảng 49,6% GDP, trong giới hạn cho phép.
Theo báo cáo của Chính phủ, tổng hợp từ các báo cáo của đơn vị cho thấy, năm 2020, các bộ, ngành địa phương đã tiết kiệm được 50.628,403 tỷ đồng NSNN. Trong đó, một số bộ, ngành ghi nhận con số cao như Bộ Quốc phòng tiết kiệm 3.703,509 tỷ đồng, thực hiện thanh tra, kiểm tra 703 cuộc, thu hồi về NSNN 67,7 tỷ đồng và 244,1 ha đất… Bộ Tài chính tiết kiệm 2.058,506 tỷ đồng, thực hiện sắp xếp hợp nhất 565 chi cục thuế để thành lập 269 chi cục thuế khu vực giảm từ 711 chi cục thuế xuống còn 415 chi cục thuế.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tiết kiệm 1.800,979 tỷ đồng, thực hiện thanh tra tại 4.441 đơn vị, truy thu tiền đóng BHXH 149,8 tỷ đồng, giảm 65 đầu mối cấp phòng, 64 BHXH cấp huyện; giảm 350 chức danh lãnh đạo cấp phòng và tương đương; giảm 299 chỉ tiêu biên chế trong toàn ngành.
Về địa phương, TP Hà Nội báo cáo tiết kiệm 9.162,225 tỷ đồng, sáp nhập 4 đơn vị, giải thể 3 đơn vị, tinh giản biên chế 369 người… Lâm Đồng tiết kiệm 1.736,950 tỷ đồng. Cần Thơ tiết kiệm 1.676,290 tỷ đồng. Vĩnh Phúc báo cáo tiết kiệm 1.471,438 tỷ đồng…
Ở khối các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo tiết kiệm 15.755 tỷ đồng. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiết kiệm 6.558,478 tỷ đồng. Tập đoàn Viettel tiết kiệm gần 4.000 tỷ đồng… Tổng hợp báo cáo của 20 tập đoàn, tổng công ty cho thấy tổng số tiết kiệm vốn tại các doanh nghiệp này đạt 34.007,106 tỷ đồng.
Nhiều đơn vị chậm ban hành Chương trình THTK, CLP
Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ một số tồn tại, hạn chế trong THTK, CLP năm qua. Đó là việc cân đối thu, chi NSNN gặp nhiều khó khăn, bội chi NSNN tăng so với dự toán. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững tại một số địa phương. Hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập còn lớn, hiệu quả chưa cao; việc chuyển đổi từ phí sang giá và lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công chưa kịp thời. Vẫn còn một số quỹ tài chính ngoài NSNN hoạt động chưa hiệu quả; mô hình hoạt động không phù hợp với thực tế. Tiến độ cổ phần hóa và tái cơ cấu DNNN còn chậm…
Trong quản lý đầu tư công còn tình trạng giao, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư chậm, phân bổ vốn cho dự án không đáp ứng nguyên tắc, tiêu chí theo quy định; đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian thực hiện so với quy định.
Trong quản lý tài nguyên, công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, tỉnh còn chậm; vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai còn xảy ra ở nhiều. Hiệu quả sử dụng nước thấp.
Về quản lý bộ máy, tổ chức bộ máy một số cơ quan vẫn còn cồng kềnh, nhiều cấp trung gian; kết quả thực hiện chính sách tinh giản biên chế chưa thực sự gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Cải cách hành chính ở một số lĩnh vực còn bất cập, hiệu quả chưa cao; vẫn còn hiện tượng một bộ phận công chức, viên chức có biểu hiện nhũng nhiễu, gây phiền hà trong xử lý công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp…
Đáng chú ý, một tồn tại tiếp tục được nêu tại báo cáo của Chính phủ lần này là việc chưa tuân thủ nghiêm quy định về thời hạn lập, gửi Chương trình và Báo cáo THTK, CLP.
Theo báo cáo, trong năm 2018, UBTVQH, Thủ tướng Chính phủ đã có phê bình, nhắc nhở việc chấp hành quy định của Luật THTK, CLP, nhưng vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty chậm ban hành chương trình THTK, CLP năm 2020 và chậm báo cáo kết quả THTKCLP năm 2020 so với thời hạn quy định là ngày 28/02/2021, thể hiện sự thiếu ý thức, trách nhiệm chưa cao trong chấp hành Luật THTK, CLP; làm ảnh hưởng đến công tác tổng kết, đánh giá và kết quả THTK, CLP chung của cả nước.
Theo quy định, thời hạn ban hành Chương trình là ngày 23/2/2020, nhưng nhiều đơn vị, địa phương đến tháng 4, tháng 5, thậm chí tháng 9 năm 2020 mới ban hành như là BHXH Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tỉnh Bắc Ninh, Đà Nẵng, Phú Yên, Hà Tĩnh, Đồng Nai; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, EVN, Viettel… Đến khi Chính phủ tổng hợp báo cáo, còn 2/63 địa phương là Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh chưa gửi báo cáo kết quả THTK, CLP.
Theo đánh giá của Ủy ban Tài chính ngân sách, một số báo cáo còn hình thức, chưa đánh giá đầy đủ kết quả THTK, CLP; một số báo cáo không nêu cụ thể số liệu, chưa đánh giá so sánh với chỉ tiêu đề ra năm 2019, một số đánh giá còn chung chung, ảnh hưởng đến công tác tổng hợp, báo cáo kết quả THTK,CLP.
Để khắc phục tồn tại này, Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị Chính phủ kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong việc không gửi, chậm gửi Chương trình, Báo cáo kết quả THTK,CLP; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật THTK,CLP./.
Hoàng Yến
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đánh giá 5 mẫu nắp bể ngầm Inox chất lượng hiện nay
- ·Đề nghị địa phương quy định phí bán đấu giá tài sản, quyền sử dụng đất
- ·Đường sắt chạy thêm 120 đoàn tàu khách trong dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Cụ ông 100 tuổi sắp cưới cụ bà 96 tuổi, tình yêu là 'thuốc trường thọ'
- ·Chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân
- ·Chiến dịch ‘Tết Ấm App’ của Home Credit được giới chuyên gia quốc tế chú ý
- ·Tuổi trẻ Bộ Tài chính đoàn kết
- ·Ông lão ở TP.HCM 'nhuộm hồng' căn nhà, làm điều được cả phố ủng hộ
- ·Giá vàng tăng phi mã, có hút tiền từ tiết kiệm?
- ·Việt Nam đạt giải thưởng cuộc thi lập trình quốc tế Samsung
- ·Dự báo xuất khẩu cao su vẫn gặp khó do căng thẳng Biển Đỏ
- ·Tôi khổ sở vì phải giữ bí mật ngoại tình của bố bạn gái
- ·Cuộc xét nghiệm ADN thai nhi giữa đêm và sự bao dung của người vợ
- ·Mẹ chồng nàng dâu tập 371: 'Chồng' mang thai, 'vợ' trẻ vui hết cỡ
- ·Xây dựng và quảng bá nhãn hiệu chứng nhận Nếp Thủ Thừa
- ·Không để gia đình người có công thuộc hộ nghèo
- ·EVN Hà Nội không cắt điện sửa chữa trong ngày lễ lớn
- ·Thừa Thiên
- ·Xăng dầu trong nước một số nơi chiết khấu cao nhưng gọi không có hàng?
- ·Carlos Alcaraz lần thứ hai liên tiếp vô địch Wimbledon