【tampico madero fc】Kế hoạch hành động chống biến đổi khí hậu dành cho các nước nghèo
Các ước tính dựa trên các kế hoạch của các quốc gia kém phát triển nhất (LDC) hướng đến một hiệp ước của LHQ để hạn chế sự nóng lên toàn cầu cho thấy họ cần khoảng 93 tỷ USD/năm,ếhoạchhànhđộngchốngbiếnđổikhíhậudànhchocácnướcnghètampico madero fc từ năm 2020. Theo Viện Môi trường và Phát triển (IIED), con số trên bao gồm 53,8 tỷ USD/năm để giảm thiểu khí thải, và 39,9 tỷ USD để đối phó với thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn và mực nước biển gia tăng. Giám đốc IIED Andrew Norton cho biết các nước kém phát triển nhất hiện chỉ nhận được chưa đến 1/3 quỹ tài trợ chống biến đổi khí hậu do các nước giàu cung cấp. Ông nhấn mạnh: “Một thỏa thuận công bằng và hiệu quả tại Paris cần ưu tiên đầu tư cho quỹ chống biến đổi khí hậu quốc tế để nhóm nước này thực thi chương trình hành động chống biến đổi khí hậu của họ”.
Các nước kém phát triển nhất - từ Ethiopia đến Zambia, Yemen và các đảo quốc trên Thái Bình Dương - là nơi sinh sống của một số cộng đồng nghèo nhất thế giới, những người phải hứng chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất của tình trạng hạn hán, lũ lụt, bão và bờ biển bị tàn phá ngày càng tăng. Họ chỉ thải ra một lượng rất nhỏ các khí gây ra sự nóng lên toàn cầu làm biến đổi khí hậu, nhưng đều thiếu các nguồn lực và chuyên gia để ứng phó với biến đổi khí hậu. Cả 48 quốc gia này đều đưa ra Đóng góp Dự kiến do Quốc gia Quyết định (INDC) để góp phần vào thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu mới. Các kế hoạch trên nêu các biện pháp họ sẽ áp dụng nhằm hạn chế khí thải từ năm 2020, như chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo hay xây dựng hệ thống giao thông công cộng sạch hơn, cũng như những việc mà các nước cần làm để giúp người dân cải thiện cuộc sống dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ở một số trường hợp, các kế hoạch cũng đề cập ước tính chi phí của tất cả các hoạt động này.
Báo cáo của IIED nhấn mạnh rằng ba nước Burkina Faso, Djibouti và Zambia đang thể hiện “cam kết đặc biệt” với việc đặt mục tiêu tìm kiếm thêm hỗ trợ tài chính ngay trong nước thay vì từ bên ngoài. Tuy nhiên, IIED khẳng định việc thực thi INDC không thể được hoàn tất nếu không có sự đóng góp đáng kể từ quỹ tài trợ chống biến đổi khí hậu quốc tế. Các nước kém phát triển nhất cần sự chia sẻ công nghệ và giúp đỡ xây dựng năng lực, cũng như vốn đầu tư, đặc biệt các chi phí ban đầu cao. Báo cáo nhấn mạnh bất chấp nhu cầu cần thiết của các nước nghèo đối với nguồn vốn để đối phó với biến đổi khí hậu, phần lớn quỹ tài trợ chính phủ vẫn rơi vào tay các nước giàu có hơn. Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Morocco, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ đang nhận được các khoản tài trợ công nhiều bằng tổng số tiền mà các nước kém phát triển được nhận. Trong số 11,8 tỷ USD tiền tài trợ Chính phủ hàng năm gửi tới các nước kém phát triển nhất năm 2013 và 2014, có tới 10 tỷ USD được sử dụng để hỗ trợ các nỗ lực hạn chế khí thải. Theo số liệu của OECD, chỉ có 1,8 tỷ USD được huy động cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các cuộc họp COP 21 ở Paris sẽ làm rõ cách thức các nước giàu huy động khoản tiền 100 tỷ USD/năm như hứa hẹn đến năm 2020 để giúp các nước nghèo hơn phát triển xanh và ứng phó trước áp lực của biến đổi khí hậu và vạch ra phương hướng dài hạn cho việc huy động quỹ chống biến đổi khí hậu.
Hiện các nước châu Phi và các nước đang phát triển khác đang ngày càng gia tăng sức ép đối với các nhà tài trợ để chia sẻ cho họ khoản tiền lớn hơn để ứng phó với biến đổi khí hậu mà thông thường chỉ nhận được chưa đầy 1/5 quỹ tài trợ này. Ông Norton nói: “Huy động tiền tài trợ chỉ là một việc, đảm bảo số tiền này tới được những người cần nó nhất lại là việc khác”.
Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris, Pháp từ ngày 30-11 đến 1-12. Hội nghị COP-21 sẽ diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp) với kỳ vọng sẽ mang lại sự thay đổi lớn cho một thế giới vốn đang quá phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch kể từ cuộc cách mạng công nghiệp. Hội nghị COP-21 năm nay có sự tham dự của đại diện 200 quốc gia cùng mong muốn đạt được một thỏa thuận hành động cụ thể giữa các nước giàu và nước nghèo từ nay đến năm 2020 nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đang khiến Trái Đất nóng lên. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hãng Kaspersky khuyến cáo biện pháp chống mã độc WannaCry
- ·PM attends ASEAN
- ·Countries need to respect sea laws: Foreign Ministry
- ·Defence ministry unveils the second UN peacekeeping military engineering unit
- ·Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang
- ·PM orders solutions for bottlenecks in international tourism
- ·Lao defence minister to Việt Nam aims to enhance ties
- ·Three Bangladeshis awarded for promoting relations with Vietnam
- ·Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Prime Minister meets President of Chamber of Deputies of Luxembourg
- ·Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe
- ·Defence Minister holds talks with visiting Czech counterpart
- ·Indonesian scholar hails Vietnamese President’s upcoming visit
- ·French Senate President to pay official visit to Việt Nam
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Việt Nam acts as bridge for ASEAN
- ·Central Military Commission told to maintain combat readiness and strengthen capacity
- ·Senior Party official receives Special Advisor to Japan
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Thorough preparations made for deploying personnel to UN peacekeeping mission