【quả bóng đá trực tiếp】Nỗi lo định cư, định canh
(CMO) Hiểm nguy từ sóng to gió lớn trên biển, chật vật trong cuộc sống hàng ngày, phập phồng trước dông lốc, triều cường... là những gánh nặng mưu sinh của nhiều ngư dân ven biển, nhất là trong mùa mưa bão như hiện nay.
Dọc theo khu vực ven biển từ Ðông sang Tây trên địa bàn tỉnh, hiện còn rất nhiều bà con ngư dân thuộc diện hộ di dân tự do đến từ nhiều địa phương khác nhau. Hầu hết họ đều có xuất phát điểm chung là không đất sản xuất và chọn những vạt rừng, vùng ven biển làm nơi mưu sinh, trú ngụ. Tuy miệt mài lao động nhưng cuộc sống quanh năm vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thiếu thốn. Vào mùa mưa bão, việc mưu sinh của họ càng nhọc nhằn, hiểm nguy gấp bội.
Không chỉ ảnh hưởng đến bà con sống ven biển, mưa bão kèm theo sóng lớn còn đe doạ rừng phòng hộ và cả những công trình bảo vệ đê biển Tây khu vực Đá Bạc.
Cơn mưa kèm theo gió lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 1 khiến chuyến đi dọc tuyến đê biển Tây của chúng tôi bị gián đoạn. Chúng tôi ghé nhà anh Nguyễn Thành Ðược, ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, anh than: “Ðã 4 ngày qua phải nằm bờ núp bão. Tàu nhỏ nên bước vào mùa mưa bão tình trạng phải nằm bờ là chuyện thường xuyên như cơm bữa”.
Ðã hơn 20 năm mưu sinh ven biển dọc theo khu vực Ðá Bạc, nhưng gia đình anh Ðược luôn trong cảnh thiếu hụt, nhất là những ngày có mưa bão như hiện nay. “Nghề này (khai thác ven bờ) là vậy, hễ đồ khô là trong nhà hết tiền. Thời gian gần đây, nguồn lợi biển ngày một ít đi, giá tôm cá lại giảm thấp trong khi giá xăng dầu, ngư cụ... thứ gì cùng tăng. Rồi thêm thời tiết diễn biến phức tạp, phải thường xuyên nằm bờ nên cuộc sống càng khó khăn hơn”, anh Ðược thở dài.
Hiện tại, vàm Ðá Bạc vẫn còn khoảng 300 hộ dân sống hai bên bờ có nguy cơ thiệt hại cao khi xảy ra dông lốc, triều cường và bão.
Do tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường. Tình trạng dông lốc cục bộ thường xuyên xảy ra gây sập nhà cửa, sạt lở, triều cường, nước biển dâng... ngày một nghiêm trọng, trong khi đó, hiện nay tại một số cửa biển trong tỉnh, không ít hộ dân vẫn đang sử dụng các loại phương tiện nhỏ, trang bị thô sơ để hoạt động đánh bắt, khai thác thuỷ sản. Thực tế này càng làm gia tăng mức độ nguy hiểm, không chỉ về tài sản mà thậm chí cả tính mạng của người dân.
Ông Nguyễn Cảnh Hạnh, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, cho biết, đã di dời gần như 100% hộ dân sống ven đê biển vào các khu tái định cư. Tuy nhiên, hiện nay còn khoảng 300 hộ dân sống ven 2 bên cửa Ðá Bạc, đang phải chịu tác động lớn của thiên tai, nhất là hiện tượng dông lốc, triều cường, nước biển dâng và sóng lớn.
Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu nên thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường. Ðiều dễ dàng nhận thấy nhất là mỗi mùa mưa bão đến, thường xuất hiện dông lốc cục bộ, làm sập, tốc mái nhiều nhà cửa. Ðáng lo hơn là tình trạng sạt lở gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người dân, nhất là cư dân sống ven biển.
Nhằm giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra với cư dân sống ngoài đê biển, thời gian qua, ngành chức năng tỉnh đã cho xây dựng các khu tái định cư, định canh.
Khu tái định cư Đá Bạc đã giúp cho nhiều ngư dân sống ven đê trước kia có nơi ở an toàn trước thiên tai.
Ðến nay, trên địa bàn tỉnh đã có ít nhất 11 dự án tái định cư được triển khai đầu tư xây dựng. Dự án cụm dân cư Khu tái định cư xen ghép Ðá Bạc đã tạo ra nơi ở an toàn trước thiên tai cho hơn 100 hộ dân sống ven đê biển Tây, là một trong những nỗ lực ấy. Hay Dự án Khu tái định cư Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc đang trong giai đoạn hoàn thiện hạ tầng thiết yếu cũng sẽ là điểm đến an toàn cho hơn 300 hộ dân sống ven đê, ven biển và vùng nguy hiểm do thiên tai của khu vực.v
Khu tái định cư Sào Lưới dự kiến sẽ bố trí được khoảng 310 hộ dân trong vùng thiên tai.
Bên cạnh việc triển khai các dự án tái định cư, sớm giúp những cư dân sống ven biển không còn canh cánh nỗi lo khi mùa mưa bão đến, ông Hạnh cho biết thêm, xã đã tiến hành rà soát từng hộ dân thuộc đối tượng có nguy cơ bị ảnh hưởng của thiên tai để có kế hoạch di dời vào nơi an toàn khi cần thiết.
Song song với các giải pháp tái định canh định cư, các phương án phòng tránh thiên tai theo từng loại hình, từng cấp độ rủi ro cũng đã được các địa phương xây dựng và triển khai. Tuy nhiên, để những cư dân sống ven biển không còn canh cánh nỗi lo mỗi khi mùa mưa bão đến, cần có các mô hình sinh kế bền vững, chuyển đổi nghề... Giải pháp này không chỉ góp phần giảm rủi ro thiên tai, mà còn hướng đến mục tiêu giảm nghèo, cũng như phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo kế hoạch đã được duyệt./.
Nguyễn Phú
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Phát triển hydrogen: Giải pháp quan trọng trong chuyển dịch năng lượng
- ·Đội tuyển Việt Nam còn cơ hội chơi vòng 1/8 Asian Cup 2019
- ·Đề xuất Nhà nước góp 2.550 tỷ đồng xây cao tốc Bắc Nam đoạn Nghi Sơn
- ·15.000 gói thầu dự kiến thực hiện đấu thầu qua mạng thành công trong năm 2018
- ·Haiphongioc.vn
- ·Khung chính sách hỗ trợ, tái định cư Dự án cao tốc Bắc
- ·Sôi nổi giải quần vợt mừng xuân 2019
- ·Bàu Bàng: Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa
- ·Giá vàng hôm nay 22/11: Vàng miếng tiếp tục tăng lên 86,5 triệu đồng
- ·ACV nhận đầu tư xây dựng cảng hàng không Sa Pa – Lào Cai
- ·Long An triển khai tiêm phòng miễn phí vắc
- ·Tiến Dũng và Duy Mạnh động viên Đình Trọng
- ·Quảng Ninh muốn bắt đầu khai thác sân bay Vân Đồn từ ngày 25/12/2018
- ·Vòng loại U19, Bảng D quốc gia 2019: U19 Bình Dương vươn lên dẫn đầu bảng
- ·Haness Design
- ·Đề xuất điều chỉnh trần lãi suất vốn vay cho các dự án PPP cao tốc Bắc Nam
- ·Thu hút FDI khu vực phía Nam giảm
- ·Chủ tịch hay Giám đốc, ai là người đại diện hợp pháp của nhà thầu?
- ·Thông báo về việc mất điện đột xuất ngày 31/8/2024 và ngày 01/9/2024
- ·Thanh Hóa sắp xây dự án quảng trường biển quy mô tại Sầm Sơn