【ket qua net 200】Thu hồi đề án chi hơn 749 tỷ đồng để đổi mới thi THPT quốc gia
TheồiđềánchihơntỷđồngđểđổimớithiTHPTquốket qua net 200o phản hồi của Bộ GD&ĐT, thực hiện Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bộ GD&ĐT đã triển khai đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ).
Theo đó từ năm 2015, tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ. Kỳ thi THPT quốc gia đã được sự đồng thuận cao của xã hội, đạt được những mục tiêu cơ bản về đổi mới thi và tuyển sinh: nghiêm túc, khách quan, trung thực nhưng nhẹ nhàng, giảm áp lực, giảm tốn kém đối với người dân và xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh.
Để đảm bảo sự ổn định và làm cơ sở tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2021 trở đi phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới, Bộ GD&ĐT đã xây dựng Đề án “Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018 - 2020”.
Sau khi có thông tin từ đề án, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo kiểm tra lại nội dung đề án, xét thấy: nội dung về tài chính được tính toán tích hợp từ nhiều nguồn liên quan, có sự trùng lắp, một số nội dung thiếu khả thi; một số khoản mục là chi phí gián tiếp chứ không trực tiếp cho hoạt động tổ chức thi. Do vậy, Bộ trưởng đã chỉ đạo thu hồi đề án để tiếp tục hoàn thiện.
Thông tin thêm về con số hơn 749 tỷ đồng được đề cập trong đề án, Bộ này lý giải đây là khái toán cho 3 năm từ 2018 - 2020. Bộ phận soạn thảo đã đưa vào khái toán nhiều khoản kinh phí không trực tiếp cho hoạt động tổ chức thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ.
Ví dụ: kinh phí từ Đề án Ngoại ngữ quốc gia, Dự án Hỗ trợ Đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP), Chương trình Phát triển các trường sư phạm (ETEP). Cách khái toán này đã dẫn đến sự không thống nhất trong cách hiểu, cần phải nghiên cứu điều chỉnh cả nội dung và vấn đề tài chính khi soạn thảo đề án.
Do đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo bộ phận soạn thảo nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc xây dựng các đề án, dự án, đặc biệt là khi tính toán các nội dung về tài chính./.
Mai Đan
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Vụ quán Xin Chào: Đề nghị cách chức một cán bộ
- ·Cách xử lý trước những hành động quá khích của trẻ
- ·Thanh Hương vui khi được khán giả gọi là nhà báo
- ·Mẹo ướp và làm khô bò cay tại nhà
- ·Luật An ninh mạng: Hành vi nào bị cấm trên không gian mạng Việt Nam?
- ·Mệt mỏi chồng chấp nhặt vợ từng câu nói, rồi mang ra chì chiết
- ·Gia đình 2 thế hệ tình nguyện trông nghĩa trang
- ·Các cầu thủ U23 Việt Nam thi nhau cắt tóc 'cầu may' chào năm mới
- ·Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tập trung thực hiện các giải ph
- ·Quang Hải và dàn cầu thủ kín tiếng chuyện tình cảm sau khi chia tay
- ·Hủy cuộc gặp với Triền Tiên: Donald Trump cảnh báo quân đội Mỹ ‘đang sẵn sàng’
- ·Vải thiều Hải Dương lên kệ siêu thị Singapore, giá 120.000 đồng/kg
- ·Tàu chở thiết bị điện gió siêu trường, siêu trọng cập Cảng quốc tế Long An
- ·Những người ăn Tết ở… sân bay
- ·Bộ Công Thương giữ nguyên đề xuất xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng Tư
- ·Countdown Party
- ·2 mẹ con ở Bình Dương chết thảm dưới gầm xe bồn
- ·Hoa Kỳ tăng nhập cao su Việt Nam
- ·Mở lại phiên tòa xét xử vụ cháy quán Karaoke khiến 13 người chết tại Hà Nội
- ·Thanh niên hư đốn cố tình cào xước xe BMW đập hộp để đòi bố mua