【ket qua fa cup anh】Iran cáo buộc Anh, Pháp và Đức thiếu hiểu biết về thỏa thuận hạt nhân
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif. (Ảnh: Jewish Times)
Ngày 5-12, Iran tuyên bố rằng bức thư của nhóm 3 nước châu Âu (gồm Anh, Pháp và Đức) gửi tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cáo buộc Tehran sở hữu tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, cho thấy "sự thiếu hiểu biết" của các nước này trong việc thực hiện những cam kết trong thỏa thuận hạt nhân đã ký với Iran năm 2015, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Trên trang mạng xã hội Twitter, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif viết: "Bức thứ mới nhất của nhóm 3 nước châu Âu trên gửi tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cáo buộc nhà nước Cộng hòa Hồi giáo sở hữu tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân là một 'sự giả dối tuyệt vọng' nhằm che đậy sự 'thiếu hiểu biết đến mức khốn khổ' của họ trong việc thực thi tối thiểu các nghĩa vụ đã cam kết của mình trong JCPOA."
Ông Javad kêu gọi Anh, Pháp, Đức không nên "cúi đầu" trước sự bắt nạt của Mỹ.
Hôm 4-12, đại sứ các nước Anh, Pháp và Đức, trong lá thư của mình đã kêu gọi Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres thông báo cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc rằng chương trình tên lửa của Iran là "không tuân thủ" nghị quyết của Liên hợp quốc. Bức thư được đưa ra vào đúng thời điểm bất đồng giữa Iran và phương Tây gia tăng liên quan đến việc Tehran giảm cam kết của mình trong JCPOA nhằm đáp lại quyết định của Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân này hồi năm ngoái, đồng thời tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran, làm tê liệt nền kinh tế nước này.
Anh, Pháp và Đức từng tìm cách cứu vãn JCPOA, theo đó Iran phải đồng ý cắt giảm chương trình làm giàu urani. Tuy nhiên, gần đây Tehran đã chỉ trích 3 quốc gia châu Âu này đã không bảo vệ được nền kinh tế của quốc gia Hồi giáo này tránh được các biện pháp trừng phạt của Mỹ, quốc gia luôn coi chương trình tên lửa đạn đạo của Iran là mối đe dọa về an ninh tại Trung Đông.
Trong 7 tháng qua, Iran đã tiến hành một loạt bước đi giảm bớt các cam kết trong JCPOA nhằm đáp trả các động thái trên của Mỹ, cũng như phản ứng với sự chậm trễ của các quốc gia châu Âu trong việc tạo thuận lợi cho các giao dịch ngân hàng cùng hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran.
Gần đây Iran nối lại hoạt động làm giàu urani tại cơ sở Fordow ở miền Nam nước này, đồng thời đã bắt đầu làm giàu urani tại nhà máy Natanz ở miền Trung. Iran khẳng định có thể nhanh chóng hủy bỏ các biện pháp mà nước này thực hiện nếu các bên còn lại trong thỏa thuận tìm ra cách giúp Tehran tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Phát hiện, xử lý nhiều vụ việc gian lận thương mại
- ·Qua 3 ngày đầu tháng, 'sóng gió' đã ập đến thị trường tiền điện tử
- ·Vietnam Post nhận, trả giấy tờ của người vi phạm giao thông tận nhà
- ·Google tuyển dụng thế nào khi không yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm
- ·Cần tích cực hơn trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
- ·Một thập kỷ thử sức và thất bại trên thị trường smartphone của Microsoft
- ·Con được yêu cầu xóa ảnh riêng tư do bố mẹ đưa lên mạng ở Hàn Quốc
- ·Cựu tướng Lamborghini đầu quân cho Apple
- ·Cách WinCommerce 'hiện đại hóa' bán lẻ tại Việt Nam
- ·iOS 16 sẽ ra sớm hơn iPadOS 16 một tháng
- ·Xót lòng trẻ thơ đòi cha bệnh nặng quay về
- ·Hướng dẫn cách đăng ký nguyện vọng 2022 trực tuyến
- ·Tin gây thất vọng về iPhone 14 Max giá rẻ sắp ra mắt
- ·TikTok bắt đầu quá trình tái cơ cấu toàn cầu
- ·Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân
- ·Grab triển khai hàng loạt giải pháp mới để ứng phó với dịch COVID
- ·Ford hợp tác với GE Healthcare sản xuất 50.000 máy thở
- ·Những tiết lộ ‘chấn động’ thế giới từ ‘Hồ sơ Uber’
- ·Con muốn sở hữu nhà của mẹ, thủ tục thế nào?
- ·Doanh thu 19 tập đoàn thuộc “siêu ủy ban” giảm hơn 27 nghìn tỷ đồng vì dịch covid