【lịch thi đấu bóng đá mỹ】Đường mới về Canh Giao – Đa Lộc
VHO - Cách đây mấy tháng,ĐườngmớivềCanhGiao–ĐaLộlịch thi đấu bóng đá mỹ lưới điện quốc gia đã đến tận làng Canh Giao, nhưng niềm vui lại nhân đôi với đồng bào Chăm Hroi nơi đây, bởi sau 50 năm giải phóng con đường bê tông nối liền từ Canh Giao – Đa Lộc đã được bê tông, giúp việc thông thương giữa miền núi với đồng bằng gần nhau hơn, đặc biệt mở ra cơ hội cải thiện đời sống, giáo dục… của đồng bào nơi đây.
Có một ngôi làng nằm giữa thung lũng núi rừng
Mặt trời chưa ló rạng, xuất phát từ TP Quy Nhơn, chúng tôi chạy xe máy lên miền núi huyện Vân Canh, sang huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên) để tìm đến làng Canh Giao, xã Canh Hiệp – một trong những ngôi làng nằm xa nhất có đồng bào Chăm Hroi sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Định. Từ sự chỉ dẫn của người dân, men theo con đường từ xã Đa Lộc, vượt qua nhiều dốc đồi, qua những cánh rừng già lẫn rừng trồng, hơn 3 tiếng đồng hồ chúng tôi đã đến Canh Giao.
Phóng tầm nhìn, chúng tôi thấy Canh Giao giờ xuất hiện nhiều ngôi nhà xây dựng khang trang; trường học được xây dựng mới, lưới điện quốc gia đã đến tận làng… Bắt gặp và trò chuyện với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Thảo, một người dân trong làng cho biết: “So với ngày xưa, cuộc sống của người dân Canh Giao đã khá hơn trước. Nhiều ngôi nhà trong làng đã được xi măng hóa theo chương trình hỗ trợ của Nhà nước”.
Chị Thảo nói thêm, trước đây, làng Canh Giao vẫn còn khó khăn về đường giao thông, mỗi khi mùa mưa cả làng bị chia cắt từ nước lũ. Bà con trong làng khi vận chuyển nông sản ra thị trấn để trao đổi hàng hóa rất khó khăn, nhất là ốm, đau đưa người bệnh đi cấp cứu. "Canh Giao mùa này sáng nắng, chiều tối lại rất mưa to. Những ngày mưa năm nay, người dân rất vui vì đã có đường bê tông mới", chị Thảo nói.
Nhắc lại chuyện xưa, ông Lê Bá Thành, Bí thư Huyện ủy Vân Canh cho hay: Trước năm 1954, Canh Giao nguyên là một xã riêng biệt gồm 4 thôn với hơn 450 dân. Kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, Canh Giao là địa bàn hoạt động của cách mạng. Dân làng Canh Giao bám làng, đánh giặc. Kháng chiến chống Mỹ, làng có nhiều liệt sĩ.
Lãnh đạo Huyện ủy Vân Canh nhớ lại, sau năm 1975, làng Canh Giao nhập với hai xã Canh Hà, Canh Hưng thành xã Canh Hiệp. Có thời gian, người dân đã rời Canh Giao ra gần trung tâm xã sinh sống. Nhưng đến đầu những năm 80 thế kỷ trước, Fulro hoạt động mạnh, chính quyền xã vận động người dân vào lại Canh Giao. Một số người không còn thích nghi với cuộc sống cũ, bỏ làng chạy ra nhưng nhiều người vẫn kiên quyết trụ lại.
“Nhiều năm trước, Canh Giao được mệnh danh là “thủ phủ” dầu rái của huyện và bà con dựa vào sản phẩm này để khai thác, tạo nguồn thu chính cho cuộc sống”, ông Lê Bá Thành chia sẻ.
Đường mới mở ra cơ hội mới
Làng Canh Giao có 72 hộ dân với trên 200 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc Chăm Hroi. Nơi đây có địa hình hiểm trở dù chỉ cách trung tâm xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh (Bình Định) một ngọn đồi nhưng để vào được làng phải đi vòng 35km từ xã Đa Lộc, huyện đồng Xuân (Phú Yên). Sau gần 50 năm giải phóng, Canh Giao giờ mới có đường bê tông xây mới đến tận làng.
Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư kinh phí thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ của các cấp, sự ủng hộ của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, kết cấu hạ tầng “điện, đường, trường, trạm” của làng Canh Giao đã đầu tư xây dựng, từng bước hoàn thiện góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương. Minh chứng cuối tháng 4 năm nay, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Công ty Điện lực Bình Định tổ chức lễ khánh thành công trình cấp điện cho làng Canh Giao từ lưới điện quốc gia, đáp ứng niềm mong mỏi của bà con làng bao năm qua và mở ra niềm hy vọng mới cho người dân.
Nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc để góp phần cùng Đảng, Nhà nước chung sức xây dựng làng Canh Giao ngày càng phát triển, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Định, UBND huyện Vân Canh đã kêu gọi và được Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc thống nhất đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông vào làng Canh Giao. Bên cạnh đó, được sự giúp đỡ của UBND huyện Đồng Xuân trong việc phối hợp, chỉ đạo các đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện vận động, tuyên truyền người dân để giải phóng mặt bằng đoạn tuyến qua địa phận thôn 4, xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân đảm bảo công trình được triển khai thi công xây dựng thuận lợi.
Trong niềm vui đón nhận đường bê tông mới, anh Nguyễn Văn Thanh, Trưởng làng Canh Giao phấn khởi: Giờ đường về Canh Giao – Đa Lộc đã được bê thông mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại cho người dân, nhất là mùa mưa lũ, điều này đã làm thay đổi lớn về đời sống, kinh tế, văn hóa của nhân dân trong làng. Trước đó, bà con cũng đón niềm vui khi điện lưới quốc gia đã được kéo về tận làng, mở ra nhiều đổi thay trong đời sống tinh thần của bà con. Có điện, bà con mua tivi xem tin tức, giải trí, mua các phương tiện phục vụ sản xuất, đời sống của bà con sẽ tốt đẹp hơn.
Ông Phan Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh cho biết: Công trình đường bê tông xây mới từ Canh Giao đi Đa Lộc (đoạn còn lại) làng Canh Giao được khởi công vào tháng 5.2024, với quy mô chiều dài tuyến khoảng 3,3 km; thiết kế theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại B miền núi; bề rộng mặt đường 3,5m dày 20cm bằng bê tông xây mới, lề đường mỗi bên 1m; tuyến đường được bố trí các điểm tránh xe, các công trình an toàn giao thông và phụ trợ khác như biển báo, cọc tiêu... Đến nay, công trình đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng.
Ông Phan Văn Cường cũng khẳng định, đây là công trình giao thông cấp thiết, quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho việc lưu thông của phương tiện, người dân đi vào làng Canh Giao, đặc biệt là vào mùa mưa lũ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân địa phương làng Canh Giao, xã Canh Hiệp nói chung, cũng như người dân địa phương xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân.
Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: Canh Giao giờ đã có đường bê tông, về định hướng đầu tư các hạ tầng thiết yếu, sắp tới sẽ có công ty viễn thông đầu tư trạm phát di động tại làng, mục tiêu sẽ hoàn thành trước ngày Quốc khánh 2.9. Như vậy, các điều kiện hạ tầng thiết yếu cơ bản gồm điện, đường, thông tin liên lạc, cộng với các chương trình đầu tư trước đó, 72 hộ dân làng Canh Giao được đảm bảo các điều kiện hạ tầng để sinh hoạt, sản xuất, học tập.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mũ bảo hiểm rởm, phạt ai?
- ·Pháo phản lực nguy hiểm nhất của Nga Tornado
- ·Chuyện gì đang xảy ra tại Twitter?
- ·Quảng Nam: Lập đoàn kiểm tra công tác chuyển đổi số năm 2023
- ·Sớm nâng cấp, mở rộng những tuyến đường huyết mạch
- ·Lộc Trời tài trợ sản xuất 2 triệu tấn lúa trong năm 2022
- ·Tài sản của nhà sáng lập OpenAI không tăng dù ChatGPT khuấy đảo lĩnh vực AI
- ·Chính thức khai mạc vòng 2 Giải Bóng chuyền Vô địch Quốc gia Cúp Bamboo Airways năm 2021
- ·Điện lực Bình Phú 45 ngày thu tiền điện/lần:Dân than trời!
- ·Không có chuyện mất tiền khi nghe điện thoại số lạ
- ·Sau khi sinh, em không còn đáp ứng được chồng!
- ·Sunshine Golden River chính thức cất nóc, gấp rút thi công hoàn thiện
- ·Microsoft ra trợ lý AI cho chuyên gia an ninh mạng
- ·Bill Gates: ChatGPT là tiến bộ công nghệ quan trọng nhất từ năm 1980
- ·Điển hình của bước đệm… ngoại tình
- ·Apple bắt đầu bán iPhone 14 vàng
- ·Chuẩn hóa thông tin thuê bao là cơ hội tốt cho nhà mạng
- ·FBI khuyến cáo không dùng trạm sạc điện thoại công cộng
- ·Đắng lòng cảnh mẹ thiếu sữa, tiền trị bệnh cho con
- ·'Bộ Tứ' bán dẫn sẽ có hệ thống cảnh báo cung ứng riêng