【quả bóng đá ngoại hạng anh hôm nay】Cơ hội cho ngành logistics khi chuyển đổi số
Doanh nghiệp logistics chuyển đổi số nhằm tối ưu hóa chi phí | |
Chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics giúp giảm chi phí |
Vận chuyển hàng hóa tại cảng Hải Phòng. Ảnh: N.Linh |
Tăng trưởng ấn tượng nhưng chi phí còn cao
Theo bảng xếp hạng của Agility 2022, thị trường logistics Việt Nam được xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) giai đoạn 2022-2027 của thị trường logistics Việt Nam được dự báo đạt mức 5,5%.
Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được cơ quan quản lý hoạt động hàng hải của Mỹ (FMC) cấp phép.
Số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao, qua đó giúp xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm tỷ lệ ngày càng cao so với quy mô GDP, tăng từ 72,9% năm 2015 lên 93,3% năm 2021. Việt Nam cũng là nước có xếp hạng ở tốp đầu trong các thị trường mới nổi.
Tốc độ tăng trưởng ngành bình quân hàng năm từ 14-16%, số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao, đóng góp quan trọng trong việc đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 lên 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Bộ Công Thương, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, ngành logistics cũng còn những hạn chế, yếu kém, tồn tại nổi lên như: chi phí dịch vụ logistics ở nước ta còn cao; việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau, giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu còn yếu, chưa hình thành được mạng lưới các doanh nghiệp logistics có quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường, thúc đẩy ngành logistics phát triển... Một trong những nguyên nhân chủ quan chủ yếu của những hạn chế nêu trên đó là ứng dụng công nghệ số chưa thực sự đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển trong tình hình mới.
Tại hội thảo ‘‘Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững’’ do Bộ Công Thương tổ chức ngày 27/4, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Phan Văn Chinh cho biết, là một trong những ngành then chốt, được ví như “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân, logistics cần được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong khía cạnh “số hóa” để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác.
Kết quả ấn tượng từ chuyển đổi số
Thực tế thời gian qua, nhờ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa trong các dây chuyền sản xuất, cung ứng sản phẩm đã giúp một số doanh nghiệp lại hiệu quả cho dịch vụ logistics, giảm đáng kể chi phí liên quan.
Ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn chia sẻ, sản phẩm Cảng điện tử ePort là một trong những đề án thành công về đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ trong các sản phẩm dịch vụ của Tân cảng Sài Gòn. Qua đó, giúp giảm thời gian xe đậu chờ tại cổng cảng từ 13 phút xuống còn 6 phút; thời gian thông quan hải quan điện tử giảm 2 phút/cont; giúp tăng sản lượng giao nhận cổng từ 11.000 lượt xe/ngày lên 19-20.000 lượt xe/ ngày.
Bên cạnh đó, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn đã và đang từng bước ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác chăm sóc khách hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Ông Đinh Hoài Nam, Giám đốc phát triển Kinh doanh, Công ty SLP Việt Nam cho biết trong thời đại công nghệ số, nhà kho hiện đại đang thay thế nhà kho truyền thống là điều tất yếu của sự phát triển ngành logistics, lý do cho sự thay đổi này là do nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đòi hỏi thời gian vận chuyển ngắn hơn và chất lượng dịch vụ tốt hơn.
Nhà kho hiện đại được trang bị các công nghệ tiên tiến như hệ thống tự động hóa và giám sát toàn diện, giúp cải thiện tốc độ và hiệu quả của quá trình vận chuyển. Điều này là yếu tố quan trọng giúp ngành logistics phát triển và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
“Sự phát triển của ngành logistics hiện nay đang đòi hỏi các giải pháp kho bãi phải thích nghi với sự xuất hiện của các loại hình mới như e-commerce, last-mile delivery... Nhà kho hiện đại được xây dựng để đáp ứng những yêu cầu này”, ông Đinh Hoài Nam thông tin và cho biết thêm, các công nghệ mới như IoT, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa đã giúp nâng cao hiệu suất và độ chính xác của hoạt động kho hàng. Các hệ thống kho thông minh cung cấp thông tin chi tiết về quy trình lưu trữ, vận chuyển và quản lý hàng hóa, giúp tối ưu hóa tất cả các hoạt động này.
Còn theo ông Nguyễn Triều Quang, Giám đốc Khối Vận hành miền Bắc, Lazada Việt Nam, trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới phát triển bền vững, doanh nghiệp logistics cũng cần xây dựng hệ sinh thái bền vững và toàn diện để nắm lấy cơ hội của thương mại điện tử, đồng thời nâng cao trải nghiệm giao nhận hàng hóa từ mọi điểm chạm; ứng dụng công nghệ và chuẩn hóa quy trình để tối ưu hiệu suất vận hành; phát triển logistics xanh bền vững.
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·Thị trường smartphone độc đáo ở Triều Tiên
- ·Sau khi điện thoại được kết nối với wifi có cần tắt dữ liệu di động không?
- ·Nguyên nhân gây lỗi thông báo Messenger không có âm thanh iPhone
- ·Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
- ·Ngôn ngữ cổ chỉ dành cho phụ nữ ở Trung Quốc
- ·Bộ đôi TV cao cấp Sony BRAVIA 9 và BRAVIA 8 có mặt tại Việt Nam
- ·'Trào lưu' tạc tượng bạn đời của các tỷ phú công nghệ
- ·Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
- ·Cách tìm nhạc không bản quyền YouTube
- ·1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- ·Hướng dẫn cách chuyển tài khoản Zalo sang số điện thoại khác
- ·Cuộc phỏng vấn của tỷ phú Elon Musk với ông Trump trên X gặp sự cố kỹ thuật
- ·Có nên tắt, bật điện thoại hàng ngày?
- ·Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- ·Bình Định đẩy mạnh ngành trí tuệ nhân tạo, bán dẫn và an ninh mạng
- ·Cách tải video trên Safari về iPhone
- ·Công nghệ năng lượng hợp hạch sắp đột phá nhờ sốt mayonnaise?
- ·Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- ·Foxconn tuyển dụng thêm 50.000 công nhân sản xuất iPhone 16