【kèo đồng banh là gì】Lời sám hối muộn màng của nghịch tử giết cha
Trên đời này còn có gì đau hơn khi đứa con hại chính bố đẻ của mình. Con biết mẹ giận con lắm,ờismhốimuộnmngcủanghịchtửgiếkèo đồng banh là gì nhưng con biết làm gì để chuộc lỗi.
"…Nhớ cái ngày con đưa người yêu về ra mắt bố mẹ và gia đình, cũng là ngày con đã gây ra tội tày đình, đánh mất hết tương lai tốt đẹp phía trước… Con đã hại bố, chính bố đẻ của mình…Trên đời này còn có gì đau hơn khi mình lại hại chính bố đẻ của mình. Con biết mẹ ghét con lắm, nhưng con biết phải làm gì bây giờ để chuộc lại lỗi lầm mà con gây ra?".
Đó là lời sám hối của phạm nhân Lê Văn Trường – hiện đang chấp hành án phạt tù “chung thân” gửi về cho người mẹ kính yêu của mình. Chỉ vì “nát rượu”, từ một người con hiền lành, hiếu thảo, Lê Văn Trường bỗng chốc trở thành tên… “nghịch tử”. Đáng nói, người mà Trường ra tay sát hại, không ai khác chính là… cha đẻ của mình.
Hoàn cảnh có phần éo le của phạm nhân giết bố đẻ - Lê Văn Trường.
Lê Văn Trường (sinh năm 1988, ở thôn Song Mai Đoài, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Nhà nghèo, lại đông anh em, nên chỉ học đến lớp 6, Trường nghe theo người chú họ vào Nam lập nghiệp… Những tưởng cuộc đời sẽ bước sang trang mới, ai ngờ người chú lại đưa Trường lên nông trường chăn bò, chăn dê. Hơn 2 năm một mình một quả đồi, biết tin bố mình là ông Lê Ngọc Ninh ốm nặng, nên Trường đã bỏ trốn khỏi nông trường.
Vượt chặng đường hàng nghìn cây số về thăm bố với số tiền 200 ngàn đồng, Lê Văn Trường được bà con lối xóm cảm phục vì tấm lòng hiếu thảo. Nhìn thấy Trường, ông Ninh như một người chết đi sống lại. Nhờ đó, mà ông qua cơn bạo bệnh. Thế nhưng, niềm vui của gia đình chưa được “tày gang” thì tai họa ập xuống gia đình khốn khó này… Một vụ tai nạn giao thông đã khiến ông Ninh bị thương nặng ở vùng đầu.
Từ một người là lao động chính, là chỗ dựa vững chắc cho vợ con, ông Ninh trở thành gánh nặng cho gia đình, khi thì điên, lúc thì tỉnh… Cũng kể từ đó, ông Ninh bập vào rượu chè và thường xuyên chửi mắng, đánh đập vợ con mỗi khi say mèm.
Nỗi đớn đau của một gia đình chưa dừng lại ở đó. Trong một lần đi làm về, Lê Văn Trường bị một chiếc xe máy đi ngược chiều tông phải… Cũng giống như bố mình, Trường bị chấn thương ở vùng đầu… Và cũng giống bố, Trường tìm đến rượu để “chiến thắng” bản thân những lúc… “trái gió trở trời". Mặc dù nhiều lần được mẹ khuyên nhủ, nhưng thay vì bỏ đi những “thói hư tật xấu” ấy, Trường lại gây ra tội ác làm chấn động vùng ngoại thành yên ả.
Đó là vào một buổi tối mùa đông buốt giá, Lê Văn Trường rủ mấy người người bạn về nhà uống rượu… Trong lúc đang uống vui vẻ thì từ đâu về, bố của Trường la mắng, chửi bới om sòm… Thấy bố chửi khách, Trường can ngăn nhưng ông Ninh cầm cốc thủy tinh đập vào đầu con trai. Biết bố không tỉnh táo, Trường giằng co chiếc cốc rồi quay vào nhà uống tiếp… Không nói được con, ông Ninh tức giận đi xuống bếp, lấy một con dao đi vào vả vào má của Trường.
Những người có mặt ở đó còn chưa kịp can ngăn, thì Trường giằng lấy con dao, rồi đẩy ông Ninh ngã ra nền nhà. Trong cơn thú tính, Trường đã cướp đi tính mạng của bố mình trong sự kinh hãi của mọi người.
“Em làm công nhân, hôm đó em được nghỉ, ở nhà uống rượu với mấy anh em bạn bè ở làng. Đang uống thì bố lên chửi bới, bố cầm cốc thủy tinh ném vào đầu em. Em không nói gì đưa bố xuống nhà dưới để nghỉ. Một lúc sau, mấy anh em đang chuẩn bị giải tán thì bố cầm dao lên nhảy vào đâm em nhưng em tránh được. Em cướp lại dao em đâm lại bố em” - Trường lúng túng kể lại.
Đã gần 5 năm rồi Lê Văn Trường phải trả giá cho hành vi thú tính của mình phía sau song sắt… Không giống các phạm nhân khác, Lê Văn Trường rất kiệm lời và luôn cúi gằm mặt… Thế nhưng, sau những lời động viên của chúng tôi, Trường gạt đi nước mắt và bắt đầu câu chuyện với một sự tiếc nuối…
Trường kể: "Lúc gây tội, em chỉ nghĩ được một điều – Đó là chết đi mới hết được tội. Hôm toà xét xử, mẹ em bảo mày chết thì tao cũng chết luôn. Một mạng sống con người là rất quý giá, nhưng em không biết làm gì để bố sống lại được. Mất tiền thì có thể lấy lại, nhưng mất người thì không thể. Ngàn lời xin lỗi của em cũng không rửa hết được lỗi lầm”.
“Em rất hối hận với những gì mình đã làm, muốn quay lại nhưng không thể. Mình đã gây ra tội không thể tha thứ được. Vào đây xem tivi, nghĩ lại thấy rằng dù thế nào bố cũng đẻ mình ra. Giờ chỉ biết ngồi đây hối hận. Bố em mất rồi, mẹ ở nhà khổ sở. Mấy anh em, một người mất một người vào tù. Em vừa thương bố vừa thương mẹ, nếu không rượu vào em cũng đã không gây ra hành động đó”.
Khi chúng tôi hỏi về người bố đã bị Trường tước đi mạng sống, giọng của phạm nhân này bỗng nghẹn lại. Khuôn mặt khắc khổ và u uất của Lê Văn Trường càng thể hiện rõ sự đau đớn khi nhớ tới kỷ niệm của mình với bố. Sau những tiếng thở dài não nề và gạt đi những giọt nước mắt lăn dài trên má, Trường bộc bạch: “Nếu bây giờ được đứng trước di ảnh của bố, em sẽ nói hết những gì mà bấy lâu nay em cất giữ trong lòng. Và những lời mà em nói sau đây, dù ở trên trời cao, hay suối vàng, em mong bố sẽ nghe thấy và tha thứ cho thằng con bất hiếu này”.
“Bố ơi! Con thật lòng con xin lỗi bố vì bố đã sinh ra thằng con bất hiếu này. Con không biết làm gì bây giờ vì đã gây ra chuyện như thế. Bố ở dưới ấy hãy phù hộ cho con, phù hộ cho gia đình khỏe mạnh, làm ăn cho bớt khổ. Con là thằng con bất hiếu, bố vất vả nuôi con lớn lên từng ngày, mà lúc lớn lên bố không được nhờ gì, cuối cùng con lại là người gây nên tội lỗi cho bố. Bố đã đi rồi, thời gian không quay trở lại được. Nếu có điều ước, con chỉ ước mong bố bây giờ ngồi trước mặt con, 2 bố con mình ăn bát cơm như ngày còn bé. Nhưng đó chỉ là giấc mơ của con thôi… Giờ đây con ngồi trong này, ngồi nhớ bố, nhớ mẹ, nhớ anh em. Con nhớ bố vô cùng, chỉ mong bố bây giờ quay về. Nhưng giờ bố đi xa rồi. Con giờ ngồi ân hận cả cuộc đời…“
Có lẽ với Lê Văn Trường, bản án “chung thân” của pháp luật dành cho mình chẳng thấm thía gì so với sự giằng xé, hành hạ lương tâm. Chưa một phút giây nào trong suy nghĩ của Trường thôi bớt những ám ảnh tội lỗi. Đêm đêm trong giấc ngủ chợp chờn, Trường lại bật dậy với những cơn ác mộng. Mỗi lần như thế, Trường cứ ngồi bó gối nghĩ cho tới sáng. Nghĩ mãi không thay đổi được quá khứ, Trường gạt đi sự mặc cảm để cầm cây bút viết lên những dòng tâm sự của một đứa con tội lỗi gửi về cho mẹ. Trong thư xin lỗi mẹ, Trường viết:
"… Mẹ kính yêu. Con biết mẹ rất vất vả để nuôi anh em con. Bố thì không giúp gì được cho mẹ, còn uống rượu, chửi mắng mẹ. Mẹ đã phải chịu đựng như thế nào, ngày thì đi làm vất vả, tối cũng chẳng được nghỉ ngơi, lại còn chịu đựng những lời bố mắng. Lúc đó con chỉ mong kiếm được việc gì để phụ giúp mẹ và con đã quyết định rời quê hương, rời gia đình vào trong Nam làm việc. Thế nhưng, con không ngờ lại bị người ta lừa, con đã phải trốn về với hai bàn tay trắng, khiến mẹ buồn. Và lẽ ra con phải nghe lời mẹ thì giờ đây đâu phải hối hận như thế này.
… Nhớ cái ngày con đưa người yêu về ra mắt bố mẹ và gia đình cũng là ngày con đã gây ra tội tày đình, đánh mất hết tương lai đẹp phía trước… Con đã hại bố, chính bố đẻ của mình… Trên đời này còn có gì đau hơn khi mình lại hại chính bố đẻ của mình. Con biết mẹ ghét con lắm, nhưng con biết phải làm gì bây giờ để chuộc lại lỗi lầm con gây ra.
… Con đã làm cả gia đình mình, họ hàng phải đau khổ, mất mát rất nhiều. Người đau khổ bây giờ nhất là mẹ, một lúc mẹ mất đi hai người thân. Bố thì mất, con thì đi tù… Cái ngày con bị bắt, là ngày mẹ khóc cạn nước mắt… Anh em con chắc cũng ghét con lắm phải không? Ở trên trời không biết bố có tha thứ cho con hay không? Chắc bố hận con lắm mẹ ạ. Bố không ngờ lại có ngày chính thằng con trai đã hại bố. Giá như ngày còn ở nhà, làm ăn, không rượu bia thì đâu có đến như thế này. Chỉ vì rượu bia mà con đã không làm chủ được mình, để rồi đánh mất tương lai sau song sắt.
Mẹ à…! Con bây giờ ở trại giam Thanh Lâm. Cán bộ nói, ai cũng có sai lầm, nhưng biết sửa đổi, biết hối hận, biết cải tạo để sớm về làm lại cuộc đời… Con hứa với mẹ con sẽ cải tạo tốt để được sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước, để có được sự tha thứ, sớm về với gia đình và xã hội.
… Thôi con xin dừng bút. Mẹ và gia đình hãy tha thứ cho con. Con hứa với mẹ sẽ không làm mẹ đau lòng vì con lần thứ hai nữa đâu. Nhớ mẹ nhiều lắm!"./.
Nhóm PV/VOV Giao thông
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Mưa lũ ở vùng núi phía Bắc: Con số thương vong tiếp tục tăng
- ·Xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan tăng trưởng 3 con số
- ·Khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV
- ·Bắt đầu gắn cáp kéo ống trụ cứu bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông
- ·Apple thu hồi sạc điện thoại do khả năng gây điện giật
- ·Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Mỹ: Dư địa lớn nhưng không dễ
- ·Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo Hà Tĩnh: Hoạt động thông thương nhộn nhịp trở lại
- ·Sắp diễn ra Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam
- ·Hà Nội hạn chế tụ tập đông người đến hết ngày 15/4/2020
- ·‘Không thể điều chỉnh giá điện như chu kỳ giá xăng’
- ·Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, sửa đổi quy định về mức đóng BHXH
- ·Xuất khẩu dịch vụ là mục tiêu và động lực mới của năm 2020
- ·Bộ Tài chính hưởng ứng ‘Giờ Trái đất năm 2020’
- ·Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất lên đến hơn 80 nghìn tỷ đồng
- ·Thông tin mới vụ việc hành hung nhân viên cây xăng đến nhập viện
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử chức Chủ tịch nước
- ·Hoàn thiện nhiều cơ chế quan trọng quản lý hiệu quả tài sản công
- ·Thị trường trái phiếu chính phủ: Nhu cầu dài hạn vẫn lớn, nhưng ngắn hạn khó đoán vì dịch bệnh
- ·Hai đại học Việt Nam lọt top 1.000 đại học hàng đầu thế giới
- ·Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng dữ liệu tuyển sinh chung