【lazio vs empoli】Việt Nam phản đối Trung Quốc cản trở hoạt động dầu khí
TheệtNamphảnđốiTrungQuốccảntrởhoạtđộngdầukhílazio vs empolio các cơ quan chức năng của Việt Nam, nhóm tàu Địa chất Hải Dương 8 tiếp tục vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tếvà thềm lục địa", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói.
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo chiều 12/9. Ảnh: Bộ Ngoại giao.. |
Bà Hằng cho biết Việt Nam kiên quyết phản đối việc tàu Địa chất Hải Dương 8 tiếp tục các hành động vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển của Việt Nam, được xác định phù hợp với các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Theo bà Hằng, UNCLOS là cơ sở pháp lý duy nhất để các quốc gia xác định các vùng biển của mình và không nước nào có thể đưa ra yêu sách về các vùng biển ở khu vực Biển Đông vượt quá giới hạn quy định trong UNCLOS.
"Những yêu sách bất hợp pháp, không phù hợp với UNCLOS không thể là cơ sở để khẳng định rằng có tồn tại các vùng biển tranh chấp hay chồng lấn. Các hành vi cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam trên vùng biển của mình là sự vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm UNCLOS", người phát ngôn nói.
"Việt Nam cũng đã nêu quan điểm về ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động vi phạm của nhóm tàu Địa chất Hải Dương 8 đối với quan hệ hữu nghị giữa hai nước, với hoà bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông và ở khu vực. Vì những lý do đó, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm nghiêm trọng này, rút toàn bộ những tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam", người phát ngôn tuyên bố.
Tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở nam Biển Đông từ đầu tháng 7. Việt Nam trước đó đã nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc, yêu cầu nước này rút tàu và không có hành vi đe dọa an ninh, hòa bình ở khu vực.
Tàu Địa chất Hải dương 8 hoạt động gần bờ biển Trung Quốc năm 2018. Ảnh: Schottel. |
Nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối các hành động làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đều ra thông cáo chỉ trích Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông, làm suy yếu hòa bình, an ninh khu vực và vi phạm các quy tắc quốc tế.
Trong họp báo chiều nay, bà Hằng cũng cho biết tàu Lam Kình, tàu cẩu lớn nhất thế giới của Trung Quốc, đã đi qua Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Tàu cẩu Lam Kình của Trung Quốc. Ảnh: Wikimedia. |
"Hoạt động của tàu này luôn được các lực lượng chức năng Việt Nam giám sát theo đúng quy định của luật quốc tế, đặc biệt là UNCLOS", bà Hằng nhấn mạnh.
Theo quy định của UNCLOS, các tàu nước ngoài được phép đi qua vô hại trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng không được tiến hành các hoạt động khảo sát khi chưa được sự cho phép của Việt Nam.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- ·Tính nhân văn thời Covid
- ·60 năm quan hệ Việt Nam
- ·BPTV trồng cây chào mừng Ngày báo chí cách mạng Việt Nam
- ·Gương mẫu, trách nhiệm
- ·Ngắm khinh khí cầu tuyệt đẹp ở Myanmar
- ·Sống mãi những “Giai điệu Tổ Quốc”
- ·Nhạc sĩ không là nghệ sĩ?
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Mâm ngũ quả ngày Tết
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·Vang mãi tiếng chày khua
- ·Bình Phước khai giảng lớp bồi dưỡng kỹ năng sáng tác văn học năm 2022
- ·Phú Riềng tuyên truyền lưu động về bầu cử và phòng, chống dịch Covid
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Trình tự tặng giấy khen khu dân cư văn hóa
- ·Khai mạc hội chợ hoa xuân Đồng Phú 2019
- ·Đền tưởng niệm các vua Hùng lớn nhất Nam Bộ ở Sài Gòn
- ·Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- ·Sân chơi hữu ích