【lịch bóng đá việt nam ngày mai】Doanh nghiệp dược tìm cách “vượt dốc”
Doanh nghiệp dược kỳ vọng bứt phá năm 2019 | |
HDBank tài trợ trọn gói cho doanh nghiệp dược và vật tư y tế | |
Phạt 2 doanh nghiệp dược,ệpdượctìmcáchvượtdốlịch bóng đá việt nam ngày mai mỹ phẩm có sai phạm trong quảng cáo, đăng ký thuốc | |
Nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp dược trong việc ghi nhãn thuốc |
Các DN dược trong nước đã sản xuất được hầu hết các dạng thuốc. Ảnh: Thanh Loan. |
Nhọc nhằn “giữ giá”
Trong bối cảnh tình hình kinh doanh khó khăn của các DN dược hiện nay, để tăng sản lượng song không được tăng giá, ảnh hưởng đến người tiêu dùng, buộc các DN phải “thắt lưng buộc bụng”. Theo bà Lê Thị Bình, Tổng giám đốc Công ty Cổ phẩn Dược phẩm Tâm Bình, hiện giá thành nhập khẩu nguyên liệu tăng, kéo theo chi phí sản xuất tăng song DN vẫn kiên trì mục tiêu hướng đến phục vụ phần đông người dân Việt, do vậy DN đang gặp rất nhiều khó khăn để cân bằng bài toán sản lượng và giá thành.
“Vậy nên để đảm bảo người tiêu dùng Việt vẫn được mua thuốc Việt với giá phù hợp, DN buộc phải cắt giảm tối đa chi phí nhân lực giản đơn, chi phí quảng cáo, chi phí trung gian bán hàng. Đồng thời ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất nhằm giữ vững được năng lực sản xuất và giá thành sản phẩm, không làm ảnh hưởng đến túi tiền của người tiêu dùng”, Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Tâm Bình chia sẻ.
Cũng theo bà Bình, dù cố gắng “giữ giá” song không vì thế mà chất lượng sản phẩm của DN bị ảnh hưởng, bởi Tâm Bình luôn tâm niệm chất lượng của sản phẩm là yếu tố sống còn để DN tồn tại và phát triển. “Để tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm tháng 6/2019 nhà máy sản xuất dược phẩm đạt chất lượng GMP của Công ty sẽ được đưa vào sử dụng. Đồng thời DN cũng cho ra thị trường thêm nhiều sản phẩm mới phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân”, Giám đốc Dược phẩm Tâm Bình thông tin.
Cũng gặp khó khăn tương tự và đang cố gắng để chèo lái DN phát triển, theo bà Lý Thị Kim Dung, Tổng giám đốc Tập đoàn Dược phẩm HT, DN đang phải đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt của các loại dược phẩm xách tay nhập ngoại không rõ nguồn gốc hay nguy hiểm hơn là hàng giả, hàng nhái trà trộn trên thị trường được bán với giá rẻ chỉ bằng 1/2 thậm chí 1/3 giá sản phẩm chính hãng mà DN đang kinh doanh. Do vậy, việc duy trì sản xuất kinh doanh của DN gặp nhiều khó khăn.
“Nếu DN giảm giá sản phẩm để cạnh tranh thì không thể duy trì hoạt động để tái đầu tư sản xuất song nếu duy trì giá bán hiện tại thì một bộ phận người tiêu dùng do chưa có nhiều kiến thức về sản phẩm chính hãng sẽ e ngại. “DN đang phải đối diện với bài toán rất hóc búa về giá thành, chưa tìm ra lời giải”, bà Dung nêu.
Định vị thương hiệu
Theo báo cáo của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, đến cuối năm 2018, cả nước có 137 nhà máy sản xuất tân dược, 67 nhà máy có sản xuất thuốc dược liệu, trong đó, có 39 nhà máy chỉ sản xuất thuốc từ dược liệu, 3 nhà máy sản xuất nguyên liệu thuốc (Bắc Ninh, Nanogen, Novaglory), 6 nhà máy sản xuất vắc xin, 9 nhà máy đạt EU-GMP hoặc tương đương.
Ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết, các DN dược trong nước đã sản xuất được hầu hết các dạng thuốc. “Nhiều nhà máy có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã chuyển giao công nghệ sản xuất các thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế hiện đại”, ông Cường nói.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn khác, DN dược với tính chất là một ngành sản xuất chuyên sâu nên luôn phải đối mặt với bài toán cân đối giữa yếu tố chuyên môn và hiệu quả kinh doanh. Để làm tốt điều này, các DN cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, tìm được nguồn nguyên liệu ổn định, giảm bớt tầng nấc trung gian để sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá thành tốt nhất.
Ông Hoàng Minh Châu, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nam Dược cho rằng, để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu mà Nam Dược đặt ra là đi tắt, đón đầu xu thế của khoa học công nghệ nhằm sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
Theo đó, Nam Dược đã chuẩn hóa các vị thuốc Nam từ khâu trồng trọt, thu hái theo tiêu chuẩn GACP-WHO (thực hành tốt trồng trọt và thu hái). Cùng với việc đầu tư bài bản, công ty tiếp tục phát triển chuỗi các vùng trồng dược liệu sạch để nâng tầm sứ mệnh thuốc Nam. Đồng thời, tiếp tục mở rộng thị trường đã đáp ứng nhanh hơn yêu cầu phân phối và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. “Mục tiêu của Nam Dược là sản xuất ra chuỗi dược liệu sạch, chuẩn hoá và sản phẩm chất lượng”, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nam Dược nói.
Về phía Tập đoàn Dược phẩm HT, theo bà Dung, mục tiêu theo đuổi của DN là tiếp tục cung cấp kiến thức để người tiêu dùng trong nước có thể nhận diện sản phẩm chính hãng, định vị sản phẩm của DN trên thị trường bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm và hướng đến mục tiêu xuất khẩu sản phẩm sang một số thị trường lân cận tiềm năng như Thái Lan, Lào để tăng doanh thu.
Bà Lê Thị Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Tâm Bình: Cần cải tiến chính sách phù hợp với yêu cầu thực tế, tránh gây khó cho DN Thông tư 42/2017/TT-BYT về Danh mục dược liệu độc làm thuốc do Bộ Y tế ban hành ngày 13/11/2017 có quy định dược liệu phải được chế biến theo đúng phương pháp chế biến do Bộ Y tế quy định trước khi dùng làm thuốc. Điều đó có nghĩa một số dược liệu chỉ được cấp phép làm thuốc, không được dùng để sản xuất các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe khác. Sau khi Bộ Y tế ban hành quy định này, nhiều DN dược phẩm gặp khó bởi có một số nguyên liệu dùng sản xuất dược phẩm rất tốt như Đương quy, Đỗ trọng nhưng đồng thời cũng có thể sản xuất thực phẩm chức năng, DN muốn đa dạng sản phẩm, có thể sử dụng các nguyên liệu này để sản xuất sản phẩm khác song khi đăng ký cơ quản lý nhà nước không cấp phép. Điều này thật bất hợp lý, khác gì quy định gạo chỉ được nấu cơm, không được phép nấu cháo. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- ·Mức trợ cấp xã hội quá thấp, Bộ LĐ
- ·Bộ Quốc phòng tìm người mua đất tại dự án sân bay cũ Nha Trang của Hậu ‘Pháo’
- ·Đề xuất thuê lực lượng, phương tiện bảo vệ lãnh đạo chủ chốt khi đi nước ngoài
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·Hàng loạt tỉnh tập trung nhiều giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển
- ·Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Toà án sẽ xử lý tài sản của 3 người qua đời
- ·Mức trợ cấp xã hội quá thấp, Bộ LĐ
- ·Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Sau hơn 20 năm chia tách, 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ lại nhập thành Long Đất
- ·5 phút sáng nay 4
- ·Bắt quả tang đối tượng giả công an cưỡng đoạt tiền người vi phạm giao thông
- ·Quốc hội họp đợt 2: Xem xét cho phép 3 luật mới về bất động sản có hiệu lực sớm
- ·Dự báo thời tiết 25/6/2024: Hà Nội mưa lớn, cảnh báo đợt lũ trên các sông Bắc Bộ
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Kịp thời cứu 5 người trong đám cháy tại trung tâm TPHCM
- ·Người đàn ông để lại xe máy biển tứ quý rồi bất ngờ nhảy xuống sông mất tích
- ·Người đàn ông ở Hà Nội mất gần 10 tỷ, cách lừa khiến cư dân mạng giật mình
- ·Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
- ·Gỡ vướng đường cứu hộ, cứu nạn ở Thừa Thiên Huế sau hơn 1 thập kỷ triển khai