【kqbd granada】Phát biểu giải trình của Bộ trưởng TT&TT về luật Tần số vô tuyến điện
Kính thưa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ,átbiểugiảitrìnhcủaBộtrưởngTTTTvềluậtTầnsốvôtuyếnđiệkqbd granada các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tọa phiên họp,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Kính thưa Quốc hội,
Ngày 3/6/2022 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, sau khi nghe Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ với 79 ý kiến đóng góp cho dự thảo luật và chiều nay có 8 ý kiến tại hội trường. Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, tôi xin trân trọng cảm ơn các đại biểu Quốc hội đã quan tâm và có những ý kiến đóng góp rất sâu sắc, toàn diện, thể hiện sự tâm huyết, trách nhiệm tới lĩnh vực tần số vô tuyến điện, chúng tôi sẽ nghiên cứu và tiếp thu tối đa. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông xin báo cáo tiếp thu, giải trình đối với một số vấn đề lớn như sau:
Thứ nhất, nhóm vấn đề về quy định giới hạn tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức được cấp phép sử dụng. Có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung làm rõ nguyên tắc để xác định hạn mức sử dụng băng tần nhằm đảm bảo quy định không cản trở quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp tại Điều 33 của Hiến pháp năm 2013. Về vấn đề này, dự thảo luật đã có quy định nguyên tắc xác định giới hạn là bảo đảm, tránh tích tụ tần số để không dẫn đến độc quyền viễn thông. Điều này không cản trở quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp. Có ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ quy định về giới hạn băng tần là áp dụng cho một doanh nghiệp hay cho một nhóm doanh nghiệp. Về vấn đề này, quy định tại dự thảo luật chỉ áp dụng đối với từng doanh nghiệp mà không áp dụng đối với nhóm doanh nghiệp. Một nhóm doanh nghiệp không thể tích tụ tần số, vì tần số là cấp riêng cho từng doanh nghiệp được sử dụng, nếu chuyển nhượng cho doanh nghiệp trong nhóm thì doanh nghiệp nhận chuyển nhượng vẫn bị giới hạn về tích tụ tần số.
Hai, về sử dụng tần số ngoài quy hoạch tần số vô tuyến điện trong trường hợp đặc biệt. Về vấn đề này, cơ quan chủ trì soạn thảo xin tiếp thu, bổ sung thêm 2 trường hợp đặc biệt là: sự kiện quốc tế và hội nghị quốc tế. Tuy nhiên, trong tương lai còn có thể phát sinh các trường hợp đặc biệt khác mà chưa xác định được nên vẫn cần quy định mang tính phổ quát ở luật. Về thẩm quyền cho phép sử dụng tần số trong các trường hợp đặc biệt này, dự thảo luật giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ba, về các phương thức cấp phép quyền sử dụng tần số. Dự thảo luật quy định 3 phương thức cấp phép là: Trực tiếp, thi tuyển và đấu giá. Về nội dung này có rất nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội. Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội và xin làm rõ thêm một số ý như sau: Tần số có giá trị thương mại cao là tần số dùng cho mục đích thương mại và khan hiếm, nhu cầu vượt quá khả năng phân bổ. Dự thảo luật cũng quy định rõ, băng tần thông tin di động là băng tần có giá trị thương mại cao. Về khi nào đấu giá thi tuyển và cấp trực tiếp, dự thảo luật quy định như sau: Đấu giá tần số có giá trị thương mại cao với một mục tiêu chính là tài chính. Thi tuyển khi Chính phủ có đa mục tiêu, như khuyến khích công nghệ mới, phủ sóng rộng, vùng sâu, vùng xa, phủ sóng nhanh hoặc khuyến khích cạnh tranh. Cấp trực tiếp đối với các tần số không có giá trị thương mại cao hoặc khi cấp lại, cấp thử nghiệm hoặc khi đấu giá, thi tuyển không khả thi.
Có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ vì sao 13 năm qua chưa tổ chức đấu giá tần số? Về ý kiến này, cơ quan chủ trì soạn thảo xin được giải trình như sau: Năm 2010, Luật Tần số vô tuyến điện bắt đầu có hiệu lực, năm 2012 ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đấu giá, năm 2014 ban hành quyết định của Thủ tướng về các băng tần mang ra đấu giá, năm 2016 Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập Hội đồng đấu giá để triển khai, nhưng năm 2018 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực, theo đó, quy định mức thu và phương thức thu phải là nghị định của Chính phủ, bởi vậy, tiến trình bị dừng lại để làm nghị định, đến cuối năm 2021 Chính phủ ban hành Nghị định về đấu giá tần số và hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai các bước tiếp theo. Trong khi chưa đấu giá được tần số 4G, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông sử dụng tần số 2G sang làm 3G và tần số 3G để làm 4G và thử nghiệm thương mại 5G tại một số trung tâm lớn. Hiện nay, tốc độ di động của Việt Nam vẫn được xếp hạng ở mức khá cao là 53/193 quốc gia. Với quy định mới chi tiết hơn về đấu giá thi tuyển và cấp trực tiếp trong dự thảo luật thì việc cấp tần số sẽ đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện.
Bốn, về điều kiện tham gia đấu giá. Có ý kiến đại biểu Quốc hội quan tâm đến việc đảm bảo quốc phòng, an ninh khi có nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá. Cơ quan chủ trì soạn thảo xin được giải trình như sau: Luật Viễn thông, Luật Đầu tư và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã quy định kinh doanh viễn thông là kinh doanh có điều kiện. Nhà đầu tư nước ngoài tham gia thì phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và giới hạn tỷ lệ góp vốn không vượt quá 49%.
Năm, về vấn đề xử lý vi phạm về cam kết triển khai mạng viễn thông. Mục tiêu cuối cùng của đấu giá tần số là để triển khai mạng viễn thông phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Đấu giá tần số luôn phải đi kèm với cam kết triển khai mạng. Vi phạm cam kết này là vi phạm nghiêm trọng và do vậy cần phải có chế tài đủ mạnh. Dự thảo quy định thu hồi giấy phép và không hoàn trả các khoản tài chính mà doanh nghiệp đã nộp là biện pháp quản lý nhà nước để xử lý đối với trường hợp vi phạm. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ quy định rõ các khoản tài chính không được hoàn trả bao gồm phí sử dụng tần số, lệ phí cấp giấy phép và tiền cấp quyền sử dụng tần số mà doanh nghiệp đã nộp.
Sáu, về cấp lại giấy phép sử dụng băng tần. Có ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị thời điểm xem xét cấp lại giấy phép là 5 năm trước khi giấy phép hết hạn thay vì 3 năm như dự thảo luật. Về ý kiến này, cơ quan chủ trì soạn thảo xin được giải trình như sau: Thời điểm xem xét cấp lại giấy phép phải đủ dài để doanh nghiệp có đủ thời gian thực hiện chuyển đổi mạng lưới và khách hàng. Nhưng nếu dài quá, thí dụ 5 năm thì việc quy hoạch tần số trước thời điểm xem xét cấp lại có thể không theo sát sự thay đổi của công nghệ, vì công nghệ di động thay đổi rất nhanh. Xem xét kinh nghiệm quốc tế thì thấy trong số 32 nước có quy định về cấp lại giấy phép trong luật, thời điểm xem xét cấp lại sớm nhất là 3 năm trước khi hết hạn. Bởi vậy, việc chọn thời hạn 3 năm đã là dành nhiều thời gian cho các doanh nghiệp chuẩn bị.
Bảy, về sử dụng tần số quốc phòng, an ninh để kết hợp phát triển kinh tế. Có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị chưa quy định việc sử dụng tần số vô tuyến điện được phân bổ riêng phục vụ quốc phòng, an ninh để kết hợp phát triển kinh tế. Đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng về chính sách này vì ảnh hưởng đến bảo mật, cạnh tranh bình đẳng. Cơ quan chủ trì soạn thảo xin được giải trình như sau: Trong dự thảo luật đã quy định rất rõ việc sử dụng tần số phân bổ cho phục vụ quốc phòng, an ninh để kết hợp phát triển kinh tế - xã hội thì phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông. Lượng tần số sử dụng cho phát triển kinh tế - xã hội thì phải thực hiện nghĩa vụ phí, lệ phí và tiền cấp quyền sử dụng tần số và như vậy là đã đảm bảo các yếu tố về bảo mật và cạnh tranh lành mạnh.
Tám, về điều kiện chuyển tiếp. Về vấn đề này, cơ quan chủ trì soạn thảo xin được bảo lưu điều kiện chuyển tiếp trong dự thảo luật để xử lý các trường hợp đã được cấp phép từ trước mà chưa hết hạn. Ngoài các ý kiến của đại biểu Quốc hội được nêu ở trên, cơ quan chủ trì soạn thảo cũng đã có bản giải trình chi tiết dài 30 trang đối với từng ý kiến góp ý và gửi tới từng đại biểu Quốc hội. Trong thời gian tới, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan có liên quan khác để tiếp thu, hoàn thiện dự thảo luật trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp tới.
Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Cha mẹ cùng mắc ung thư, con cái bơ vơ biết dựa vào đâu
- ·Cơ hội để Vovinam phát triển phong trào
- ·“Bóng đá Thái Lan và Việt Nam không có khoảng cách… xa”
- ·Từ ngày 21 đến 23
- ·Cảm ơn những người tốt đã cho tôi cơ hội sống
- ·Giải pháp kinh tế từ nuôi vịt
- ·Trao học bổng “Tiếp sức đến trường” 111 tân sinh viên khó khăn ở ĐBSCL
- ·Giải bóng rổ mở rộng năm 2015: Đội thị xã Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) vô địch
- ·Mẹ bòn nhặt từng đồng, con dùng thuốc tiền triệu
- ·Bảng xếp hạng FIFA: Argentina lên số 1, Việt Nam tăng 2 bậc
- ·Không giấy phép lái xe: gặp tai nạn có phải chịu mọi trách nhiệm?
- ·Sôi nổi các hoạt động thể thao mừng xuân Ất Mùi 2015
- ·Trọng tài Việt Nam nào xuất sắc nhất năm 2014?
- ·Trường ĐH Trà Vinh khai giảng năm học 2023
- ·Trót yêu người đồng giới
- ·Mito Hollyhock “ưu ái” đồng ý cho Công Phượng trở về tuyển Việt Nam
- ·Vũ Thị Hương đoạt HCV Đại hội sinh viên Đông Nam Á
- ·Công tác chuẩn bị Đại hội TDTT tỉnh Bạc Liêu lần IV
- ·Hà Nội mới xuất hiện cầu 'Sông thối'?
- ·Phụ nữ khởi nghiệp: Sản phẩm bản địa lên ngôi