【lịch c1 châu âu】Ngập lụt ở ĐBSCL: Nguyên nhân từ đỉnh triều "lịch sử" 40 năm qua
Đường Nguyễn Văn Cừ,n nhlịch c1 châu âu quận Ninh Kiều bị ngập sâu, người dân gặp nhiều khó khăn khi di chuyển qua đây
Phóng viên có loạt gồm hai bài ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học có nhiều năm nghiên cứu về vùng đồng bằng châu thổ này để xác định nguyên nhân cũng như tìm giải pháp để ứng phó với tình trạng trên.
Mực nước lịch sử
"Con nước" đầu tháng Chín âm lịch tại thành phố Cần Thơ dâng cao chưa từng có, gây ngập sâu ở khu vực đô thị. Mực nước cao nhất 2,23m xuất hiện vào ngày 10-10, vượt báo động 3 là 0,33m, được xem là lịch sử tại thành phố này.
Phó giáo sư-tiến sỹ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu về biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ) nhận xét, đỉnh lũ 2,23m ghi nhận vào ngày 10-10 là mực nước cao nhất lịch sử trong vòng 40 năm qua ở Cần Thơ. Nếu so sánh xa hơn nữa thì đây là mực nước cao bất thường trong lịch sử đo đạc.
Theo phó giáo sư Lê Anh Tuấn, việc lũ kết hợp với triều cường gây ngập nặng vừa qua tại Cần Thơ và nhiều nơi khác ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất do năm nay nước lớn hơn so với các năm trước. Đỉnh lũ ở khu vực Cần Thơ gặp kỳ triều cường lên nên không tràn được về phía biển được mà ứ lại làm nước trên các sông, rạch lên cao, gây ngập lụt nhiều tuyến đường trong thành phố.
Bên cạnh đó, trước đó vài ngày, tại Cần Thơ đã xuất hiện nhiều trận mưa lớn làm các vùng trũng bị lấp đầy nước. Những yếu tố trên đã làm cho tình hình ngập lụt năm nay tại Cần Thơ nặng nề hơn.
Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ, thành phố có địa hình rất đặc trưng của dạng địa hình châu thổ, là vùng đất có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Toàn thành phố có tổng diện tích hơn 140.000ha; trong đó gần 80% có cao độ từ 1m trở xuống. Vùng nội ô có cao độ từ 1,4-2,5m, trong khi các huyện ngoại thành cao độ chỉ 0,4-0,8m. Do vậy, khi nước lên mức báo động (1,90m) là đã gây ngập đáng kể.
Nguyên nhân gây ngập do nhiều yếu tố như lũ thượng nguồn kết hợp với triều cường, mưa cường suất lớn, kéo dài, quá trình xây dựng, đô thị hóa đã làm giảm sự điều tiết tự nhiên của bề mặt lưu vực, san lấp làm giảm các khu trữ nước tự nhiên. Ở khu vực nội thành, phần lớn bề mặt đất bị bê tông hóa, nhựa hóa... nên khi mưa xuống hầu như toàn bộ lượng nước mưa đều tập trung thành dòng chảy mặt, không thể thấm xuống đất hoặc trữ lại để giảm lượng dòng chảy tập trung, trong khi khả năng của hệ thống tiêu thoát nước còn hạn chế.
Sụt lún do khai thác nước ngầm
Theo thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh yếu tố nước lũ kết hợp triều cường dâng cao thì một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt các đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua là do khu vực này đang bị sụt lún rất nhanh.
Dẫn báo cáo kết quả nghiên cứu của Đại học Utrecht (Hà Lan) do Đại sứ quán Hà Lan công bố tháng 6/2017, thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện cho hay trong 25 năm, từ năm 1991-2016, Đồng bằng sông Cửu Long đã bị sụt lún trung bình khoảng 18cm (một số điểm nóng sụt lún tích lũy trên 30cm). Đặc biệt càng về sau tốc độ sụt lún càng gia tăng, trong đó chỉ riêng năm 2015 sụt lún đến 2,5cm.
Triều cường gây ngập sâu trên đường Mậu Thân, quận Ninh Kiều vào giờ tan tầm khiến việc đi chuyển rất khó khăn
Có chung nhận định, theo phó giáo sư Lê Anh Tuấn cho rằng mặt đất ở Đồng bằng sông Cửu Long đang có xu thế lún dần do hoạt động khai thác nước ngầm gia tăng trong những năm gần đây nên được xem xét như nguyên nhân sâu xa hơn.
Bên cạnh đó thì không gian trữ nước lũ lại đang bị thu hẹp. Ngày trước khi lũ về đến Đồng bằng sông Cửu Long được trữ ở hai túi nước chính là Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười. Vào mùa khô, lượng nước này sẽ thoát dần về phía hạ lưu, góp phần giảm bớt tình trạng xâm nhập mặn.
Tuy nhiên, trong hai thập niên vừa qua, rất nhiều đê bao đã hình thành ở hai vùng trữ lũ nói trên để phục vụ cho sản xuất lúa ba vụ. Do nước lũ không còn không gian chứa nên phải chảy sang những khu vực khác và đổ về phía hạ lưu, nơi có các đô thị như Cần Thơ, Vĩnh Long.
Ngay cả xung quanh thành phố Cần Thơ cũng đã có một số tuyến đê bao ở các vườn cây ăn trái và các cồn trên sông. Đồng thời, rất nhiều công trình được xây dựng trên mặt đất, nền đường cũng được nâng cao làm khi lũ tràn về sẽ không còn theo quy luật như trước. Nước sẽ đổ dồn về chỗ thấp hơn, tại các khu vực bị lún do công trình xây dựng và khai thác nước ngầm.
“Chúng tôi đang nghiên cứu xem đâu là nguyên nhân chính, đâu là nguyên nhân phụ hoặc có thể tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Nhưng khó đánh giá chính xác ở thời điểm hiện tại,” phó giáo sư Lê Anh Tuấn nói.
Một yếu tố nữa, do đây là dải đất nơi giao thoa giữa nước lũ và triều cường (khu vực từ Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang). Đây là khu vực không có không gian cho thoát nước, hầu như sông ngòi, kênh rạch hai bên là đê bao cũng là đường giao thông nên nước không tỏa ra được.
“Nếu nhìn từ trên cao xuống sẽ thấy những dòng nước đang bị hẹp và không còn không gian cho các dòng sông. Do đó, nước buộc phải tìm những nơi còn hở để vào, là các đô thị. Tuy nhiên, diện tích các khu vực này nhỏ nên mới xuất hiện tình trạng ngập lụt ở đô thị như vừa qua,” thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện phân tích.
Cùng với đó, nước biển dâng cũng là điều cần được lưu ý bởi theo thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện, mặc dù chậm, chỉ khoảng 3 mm/năm nhưng nước biển dâng đã tích lũy qua nhiều năm. Trong khi Đồng bằng sông Cửu Long bị sụt lún bình quân 18cm trong 20 năm qua thì nước biển đã dâng cao 6cm.
Theo các nhà khoa học của dự án “Rise and Fall” (do Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Utrecht Hà Lan và các tổ chức thực hiện từ năm 2015-2019), vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang có những thay đổi nhanh chóng do quá trình đô thị hóa, chuyển đổi sử dụng đất đai nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Nhu cầu về nước ngày càng cao dẫn đến gia tăng khai thác tài nguyên nước dưới đất trên quy mô lớn làm tăng nguy cơ cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước mặt và mặn hóa nguồn nước dưới đất, sụt lún đất với vận tốc lên đến vài cm/năm do khai thác nước dưới đất.
Theo giáo sư Piet Hoekstra (Đại học Utrecht, Hà Lan), nước ngầm là "tài sản" của quá khứ, chúng ta lấy quá nhiều trong khi việc tái cung cấp trở lại cho tự nhiên lại rất hạn chế, đây là một trong những yếu tố gây sụt lún. Trong những nguyên nhân trên, giáo sư Piet Hoekstra nhận định hậu quả của sụt lún đáng quan ngại hơn rất nhiều so với các dự báo về rủi ro do biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
(责任编辑:La liga)
- ·Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- ·Trả hồ sơ vụ cựu phó giám đốc ngân hàng lừa đảo 2.705 tỷ đồng
- ·Chủ tịch Xuyên Việt Oil chiếm nghìn tỷ tiền thuế để mua đất, cho vay, chi hối lộ
- ·Nghẹt thở truy bắt 4 tên cướp iPhone 15 và tiền trên đường làng ở Huế
- ·Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- ·Cựu Bí thư Bến Tre ra mặt, Việt Oil được mở tài khoản số đẹp miễn phí
- ·Khởi tố kẻ nổ súng vào quán cà phê làm 2 vợ chồng thương vong ở Đồng Nai
- ·Cảnh sát giao thông có được xử phạt mà không lập biên bản?
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Đi giải quyết mâu thuẫn cho bạn nhậu, hai vợ chồng bị khởi tố
- ·Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- ·Bắt cựu Phó giám đốc Trung tâm giám định pháp y tỉnh Sơn La
- ·Lợi dụng hoãn chấp hành án phạt tù vì nuôi con nhỏ, nữ quái trốn sang Campuchia
- ·Lừa đảo hơn 68 tỷ đồng, vợ chồng giám đốc ở Hà Tĩnh bị đề nghị tù chung thân
- ·Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ
- ·Bắt Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện ở Gia Lai
- ·Theo tín hiệu đèn, xe tải được đi hướng nào?
- ·Bắt 2 người nước ngoài giả danh nhân viên ngân hàng, chiếm đoạt tài sản
- ·Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính
- ·Người phụ nữ ở Hà Nội mất 700 triệu đồng sau khi nghe cuộc gọi giả danh công an