【kqbd atlante】Tổng gói hỗ trợ về tài khóa trong 4 năm lên tới 700.000 tỷ đồng
Theổnggihỗtrợvềtikhatrongnămlntớitỷđồkqbd atlanteo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, trong 4 năm qua (2020-2023), tổng gói hỗ trợ về tài khóa lên tới khoảng 700.000 tỷ đồng, giúp doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế sớm phục hồi và tăng trưởng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Thời gian qua, Chính phủ rất nỗ lực trong việc hỗ trợ nền kinh tế thông qua việc thực hiện một loạt các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách hợp lý, hiệu quả. Nhiều chính sách miễn, giảm, giãn nhiều loại thuế, phí đã được triển khai giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trao đổi với báo chí xung quanh các vấn đề này.
- Xin Bộ trưởng đánh giá về những chính sách ưu đãi về thuế, phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời gian qua?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Phải khẳng định rằng thời gian qua, Chính phủ rất nỗ lực trong việc hỗ trợ nền kinh tế thông qua việc thực hiện một loạt các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách hợp lý, hiệu quả.
Trong nhiệm kỳ 5 năm 2021-2025, Chương trình Phục hồi và Phát triển Kinh tế mà Chính phủ đã ban hành hồi đầu năm ngoái chính là điểm nhấn quan trọng, gói hỗ trợ về tài khóa đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế phục hồi và phát triển. Chúng ta đã thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, giãn nhiều loại thuế, phí và các khoản thu ngân sách.
Về tổng thể, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế trong những năm qua ở mức lớn chưa từng có, chiếm khoảng 8,3% GDP, cao hơn rất nhiều so với các nước có cùng quy mô kinh tế. Trong số đó, chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng.
Tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ năm 2020 khoảng 129.000 tỷ đồng, năm 2021 khoảng 145.000 tỷ đồng, năm 2022 khoảng 233.000 tỷ đồng. Năm 2023, với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt khó để phục hồi và phát triển kinh tế, Bộ Tài chính tiếp tục trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các chính sách hỗ trợ với quy mô khoảng 196.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch COVID-19, ước tính gói hỗ trợ lên tới 347.000 tỷ đồng.
Như vậy, trong 4 năm qua (2020-2023), tổng gói hỗ trợ về tài khóa lên tới khoảng 700.000 tỷ đồng, giúp doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế sớm phục hồi và tăng trưởng.
Năm 2023, trong thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư quy định giảm 35 khoản phí, lệ phí như phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán, y tế, cấp căn cước công dân, thẩm định dự án đầu tư xây dựng…. Thời gian áp dụng từ 1/7/2023 đến hết 31/12/2023 với số tiền giảm phí, lệ phí sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 700 tỷ đồng…
Đáng lưu ý, khi chính sách được ban hành, Bộ Tài chính vẫn liên tục rà soát, đánh giá và trong trường hợp khi “cuộc sống cần,” người dân và doanh nghiệp, nền kinh tế vẫn còn đối mặt với khó khăn, thì Bộ Tài chính sẽ kịp thời đề xuất để nối dài các chính sách, trên cơ sở cân nhắc tính toán thận trọng, đảm bảo các nhiệm vụ tài chính-ngân sách nhà nước đã đề ra.
Mới đây, khi nhận thấy dù nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục xu hướng phục hồi và có triển vọng tích cực; nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả nhưng khó khăn, thách thức vẫn nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, do vậy, Bộ Tài chính đã đề xuất các giải pháp về chính sách tài chính để thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng trong nước.
Cụ thể, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về giảm thuế, phí, lệ phí cho năm 2024 như: tiếp tục xem xét giảm thuế giá trị gia tăng 2% và xem xét giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như đã áp dụng của năm 2023; tiếp tục rà soát giảm mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nước; giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí...
- Có thể nhận thấy Bộ Tài chính luôn đặc biệt coi trọng việc tập trung tháo gỡ về thể chế, “coi việc của doanh nghiệp như việc của mình." Thông qua việc hoàn thiện chính sách pháp luật, tạo bước đột phá, đổi mới về thể chế tài chính-ngân sách nhà nước, Bộ trưởng có thể chia sẻ thêm về điều này?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chúng ta phải thống nhất quan điểm với nhau rằng, đột phá về thể chế là con đường ngắn nhất để phát triển nhanh và bền vững. Hoàn thiện thể chế là một trong những trụ cột để tạo đà phát triển. Do đó, Bộ Tài chính vẫn kiên định mục tiêu, nỗ lực hoàn thiện thể chế để giúp doanh nghiệp cất cánh.
Những năm qua là thời điểm tình hình quốc tế và trong nước diễn biến phức tạp với rất nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhưng tập thể lãnh đạo Bộ Tài chính đã quyết liệt vào cuộc, chủ động, sáng tạo cùng toàn ngành nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Để thực hiện lời hứa của mình luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính liên tục rà soát các chính sách pháp luật, rà soát cắt bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, không tạo ra “giấy phép con” làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dân.
Mục tiêu của ngành tài chính là đảm bảo chính sách tài chính luôn đi trước một bước, góp phần khai thông và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính phục vụ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Bám sát yêu cầu của thực tiễn, Bộ Tài chính đã kịp thời đề xuất ban hành các văn bản pháp luật tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, kiểm soát áp lực tăng giá cả, lạm phát, góp phần hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Mọi chính sách của Bộ Tài chính đều hướng tới người dân và doanh nghiệp. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
Đặc biệt, thời gian qua, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, có rất nhiều chính sách pháp luật cần phải sửa đổi, hoặc ban hành theo kịp thực tiễn, “trong hoàn cảnh đặc biệt cần các chính sách đặc biệt," Bộ Tài chính đã phải cấp bách soạn thảo các chính sách đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nhiều đề án, chương trình không có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, hoặc các thông tư phải ban hành mới hay sửa đổi, bổ sung, nhưng vẫn phải hoàn thiện trong thời gian ngắn. Bộ Tài chính đã kịp thời ban hành theo đúng tiến độ các chương trình, đề án đó.
Mọi chính sách của Bộ Tài chính đều hướng tới người dân và doanh nghiệp. Đơn cử như các năm 2020-2023, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền nhiều giải pháp trong lĩnh vực tài chính và giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Đó là các giải pháp về gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, cùng nhiều khoản phí, lệ phí. Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền 56 văn bản quy phạm pháp luật.
Thời gian tới, việc hoàn thiện thể chế tài chính tiếp tục gắn với cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Thể chế tài chính tiếp cận nhanh với các thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của việc hội nhập.
Riêng về tài chính-ngân sách, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế trong thời gian tới tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngân sách nhà nước một cách đồng bộ, bao gồm cả tái cơ cấu về thu cũng như chi ngân sách và quản lý nợ công theo yêu cầu tại Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
- Thưa Bộ trưởng, vậy việc triển khai một loạt các giải pháp về tài khóa, thực hiện giãn, giảm nhiều khoản thuế, phí và lệ phí, có ảnh hưởng như thế nào tới việc hoàn thành các nhiệm vụ tài chính-ngân sách trong năm nay?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Việc tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về chính sách tài chính thời gian qua đã có tác động tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất kinh doanh. Đời sống của người dân được trở lại bình thường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Các gói hỗ trợ giảm thuế, nhất là giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đã có tác dụng tốt với việc kiềm chế lạm phát; góp phần phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Ảnh minh họa (Nguồn: Vietnam+)
Một thành công quan trọng nữa là nợ công và nợ Chính phủ bảo lãnh vẫn ở mức bền vững, ổn định quanh khoảng 36% GDP trong năm 2023 trước khi giảm xuống khoảng 34,4% vào năm 2025, thấp hơn nhiều so với ngưỡng 60% được Quốc hội đề ra và vẫn ở mức bền vững.
Dù đạt được nhiều thành công trong điều hành, nhưng chúng ta cũng phải thấy rằng từ nay đến cuối năm sẽ còn rất nhiều khó khăn. Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách 2023, Quốc hội quyết định tổng số thu ngân sách nhà nước năm 2023 là hơn 1,6 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, do những khó khăn của kinh tế, việc hoàn thành dự toán thu vẫn là thách thức với ngân sách cả nước và ngân sách nhiều địa phương, nhất là những địa phương có nguồn thu lớn từ đất đai và hoạt động kinh doanh bất động sản.
Trong khi đó, thách thức trong chi ngân sách vẫn là chi đầu tư vẫn thấp hơn so với kế hoạch. Chi đầu tư giữ vai trò quan trọng trong gói hỗ trợ tài khóa nhưng tiến độ giải ngân chậm. Nhiều khoản chi đầu tư từ chương trình phục hồi kinh tế-xã hội vẫn chưa thể giải ngân. Mặc dù Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nhiều giải pháp nhưng tình trạng “no dồn, đói góp” của chi đầu tư ít thay đổi. Điều này sẽ tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế của giai đoạn 2023-2025.
Tôi cho rằng trong hoàn cảnh đặc biệt, cần những chính sách đặc biệt, có thể dùng một luật để sửa nhiều luật, hóa giải những nút thắt.
Hiện nay vấn đề cốt lõi là phải tăng tổng cầu của nền kinh tế, vì vậy chính sách tài khoá chỉ là một trong những giải pháp giải quyết khó khăn. Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như thực hiện tốt chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách hiệu quả, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, kích hoạt mọi nguồn lực của xã hội.
Ngoài ra, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản; tiếp tục đẩy mạnh môi trường kinh doanh tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Mặc dù nền kinh tế đã có bước phục hồi nhưng xuất khẩu khó khăn, thị trường đang dần thu hẹp đang tạo ra áp lực không nhỏ với doanh nghiệp Việt. Do đó, thời gian tới, cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu hàng hóa Việt ra nước ngoài. Muốn vậy, rất cần sự vào cuộc của bộ, ngành, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, kết nối cung cầu, tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường xuất khẩu còn tiềm năng.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục huy động nguồn vốn tín dụng và từ các nguồn lực khác hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh bên cạnh các giải pháp tài khóa. Đồng thời, giảm các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn đối với các dự án đầu tư tư nhân, đất đai, công trình điện năng lượng tái tạo, công nghiệp…
Việc thực hiện tốt chính sách tài khóa năm 2023 trong bối cảnh thế giới phức tạp và nền kinh tế chưa thực sự có những đột phá về mô hình tăng trưởng là nhiệm vụ rất khó khăn. Từ nay tới cuối năm, Bộ Tài chính sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thu đúng, thu đủ về ngân sách, bên cạnh việc triển khai các giải pháp tài khóa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, giai đoạn năm 2024-2025, cần tiếp tục thực hiện nguyên tắc điều hành chính sách tài khóa là chủ động, linh hoạt trong ứng biến về ngắn hạn nhưng tuân thủ các nguyên tắc cân đối ngân sách và kỷ luật tài chính về dài hạn. Thế giới đang đối mặt với nhiều thay đổi bất thường nên chúng ta cũng cần có những giải pháp đặc thù mới có thể đối phó được.
Chính phủ cũng như Bộ Tài chính đang tiếp tục theo dõi tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, để điều chỉnh chính sách tài khóa cho phù hợp, theo đó, vừa đảm bảo giải quyết các khó khăn cho nền kinh tế cũng đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước, trên tinh thần lợi ích thì hài hòa, rủi ro, khó khăn thì chia sẻ giữa nhà nước và doanh nghiệp.
- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Thùy Dương (TTXVN/Vietnam+)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·5 lời khuyên giúp phụ nữ ngoài 50 tuổi giảm cân
- ·Cơ hội học tập tại Indonesia với học bổng Darmasiswa
- ·Khánh thành cầu đi bộ gỗ lim trên sông Hương
- ·Thâm hụt ngân sách Mỹ ước tăng tới 1.000 tỷ USD trong tài khóa 2019
- ·Thủ tướng mong muốn Israel hỗ trợ Việt Nam về đổi mới sáng tạo
- ·Thời tiết ngày 5/12: Bắc Bộ tăng nhiệt, trước khi đón không khí lạnh mạnh
- ·Hơn 100.000 trẻ được tiêm vắc xin ComBE Five
- ·DN viết sai hoá đơn vẫn được xem xét khấu trừ thuế
- ·Quảng Ninh ra công điện khẩn cấp ứng phó với cơn bão số 4
- ·Đức: Sự lo lắng về suy thoái kinh tế lan sang thị trường lao động
- ·Việt Nam nộp Văn kiện gia nhập Thỏa ước La Hay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp
- ·Nâng cao chất lượng giáo dục đại học
- ·Ô nhiễm môi trường lao động: Gia tăng người mắc bệnh bụi phổi
- ·EC hối thúc cải cách nhằm ngăn chặn nạn rửa tiền trong EU
- ·Đảm bảo phòng chống dịch không ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, thu hút du lịch
- ·Nghệ An: 6.457 DN khai thuế điện tử
- ·Trên 19.000 xe ô tô không được phép tham gia giao thông từ 1/1/2019
- ·Mexico vượt Trung Quốc trở thành đối tác thương mại chính của Mỹ
- ·Cảnh bảo thuốc trị chứng ợ nóng có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm
- ·Bị tắc đường, thu sai giá, người dân có thể phản ánh qua Zalo