【ty le 2 in 1 macao】Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi
Doanh nghiệp thủy sản linh hoạt gia tăng xuất khẩu | |
Xuất khẩu thủy sản có nhiều cơ hội bất chấp Covid-19 bủa vây | |
Nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu bật tăng |
Dự báo, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong những tháng tiếp theo vẫn đạt kết quả tăng trưởng tốt do có nhiều lợi thế từ các FTA. Ảnh: N.Thanh |
Xuất khẩu tăng 12%
Tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2021, theo số liệu từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), XK thủy sản ước đạt 3,24 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục là 4 thị trường XK hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021, chiếm 56,1% tổng trị giá XK.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến: "Để đáp ứng theo yêu cầu thị trường XK không cách nào khác phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ về giống, nuôi trồng, thú y phòng bệnh và bảo quản sau thu hoạch. Bên cạnh đó, cần cơ cấu lại các DN chế biến, XK thủy sản theo mô hình kinh tế tuần hoàn, theo chuỗi và nâng cao giá trị". |
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, từ đầu năm đến nay, cá tra, tôm đều là những mặt hàng có trị giá XK gia tăng đáng kể. Sự chủ động, tích cực của các DN trong mở rộng thị trường dưới sự hỗ trợ, tạo điều kiện của ngành chức năng là yếu tố quan trọng làm nên kết quả khả quan trong XK toàn ngành nói chung, thủy sản nói riêng.
Đối với thị trường trong nước, đáng chú ý là tháng qua, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL tăng nhẹ 200 đ/kg lên mức 21.500-21.700 đ/kg cho cá size 800g-1,1kg. Đối với cá tra nguyên liệu size lớn từ 1,2kg trở lên, các công ty làm hàng gia công đi thị trường Trung Quốc bắt cá với mức giá tăng nhẹ khoảng 200 đ/kg, lên mức 21.800-22.000 đ/kg. Giá cá tra nguyên liệu hiện vẫn chỉ tương đương so với chi phí sản xuất do giá thức ăn cá tra đã liên tục tăng mạnh trong thời gian qua.
NK cá tra tại một số thị trường lớn như Trung Quốc và các thị trường khu vực Nam Mỹ có xu hướng tăng nhẹ nhu cầu cho hàng phile size lớn, trong khi tồn kho nhà máy và nguồn cung cá nguyên liệu size này hiện đều ở mức không cao. Với mặt hàng tôm, thị trường tôm nguyên liệu ĐBSCL trong tháng qua có xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào. Sản lượng tôm thẻ tiếp tục tăng nhanh ở hầu hết các cỡ nên giá tôm thẻ tiếp tục xu hướng giảm.
Bộ Công Thương đánh giá, việc triển khai tiêm vắc xin diện rộng ở nhiều quốc gia giúp người dân dần yên tâm, quay lại với các hoạt động du lịch, giải trí và các hoạt động công cộng. Do vậy, nhu cầu thủy sản sẽ hồi phục cả ở lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và dịch vụ. Thị trường tiêu thụ hồi phục tiếp tục tác động đến nhu cầu thu mua chế biến XK, chi phối xu hướng tăng giá nguyên liệu.
Phấn đấu mục tiêu Xuất khẩu 9 tỷ USD
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đánh giá, nhu cầu NK tôm của thế giới tăng trở lại, đặc biệt ở những thị trường lớn. Trong khi nguồn cung tôm từ một số quốc gia như Ấn Độ và một số nhà cung cấp khác sẽ giảm do chịu tác động xấu từ dịch Covid-19. “Dự báo, XK tôm của Việt Nam trong những tháng tiếp theo vẫn đạt kết quả tăng trưởng tốt do có nhiều lợi thế từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và đảm bảo được sự ổn định trong nuôi trồng và sản xuất khi kiểm soát tốt dịch Covid-19”, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, nguồn cung cá tra đang ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XK cá tra nửa đầu năm 2021. Do đó, trong quý 3/2021 cần tập trung đẩy mạnh XK cá tra tới những thị trường lớn và truyền thống là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và ASEAN. Ngoài ra, những thị trường đang phục hồi là Nga và Anh các DN cũng cần đặc biệt lưu ý.
Bộ Công Thương phân tích, đối với thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, EU, dự báo XK thủy sản chưa thể phục hồi mạnh. Các thị trường khác như Australia, Canada, Anh, Nga sẽ tiếp tục là những điểm sáng mới cho XK thủy sản nửa cuối năm vì nhu cầu đang gia tăng và không gặp rào cản thị trường.
Bên cạnh các yếu tố thuận lợi cho XK thủy sản từ nay đến hết năm, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, XK thủy sản cũng đối mặt không ít khó khăn. Điển hình như, nhu cầu của các thị trường vẫn tập trung vào các sản phẩm đóng hộp, hàng khô, surimi, hàng bảo quản, chế biến, giá phải chăng phù hợp cho tiêu thụ kênh bán lẻ. Nhu cầu với các sản phẩm thủy sản tươi, sống tiếp tục giảm.
Cùng với đó, cước vận chuyển hàng đông lạnh đi EU, Hoa Kỳ và nhiều thị trường khác tăng vọt. Ngoài ra, Trung Quốc tăng cường kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt đối với hàng đông lạnh NK để phòng, chống dịch Covid-19, ảnh hưởng tới tiến độ thông quan hàng hóa cũng là vấn đề nổi cộm cần lưu ý. Bộ Công Thương dự báo, XK thủy sản cả năm 2021 có thể đạt khoảng 8,7-9 tỷ USD, tăng 5-7% so với năm 2020.
(责任编辑:La liga)
- ·Đi hội một mình
- ·Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số
- ·2 học sinh Bình Phước nhận học bổng du học Hồng Kông
- ·Xây dựng thế hệ thanh niên phát triển toàn diện
- ·Hai bố con Phàn Láo Tả nhận thêm hơn 38 triệu đồng
- ·Nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật
- ·Kiểm tra chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT tại Đồng Phú
- ·Kỷ niệm không quên về thầy cô
- ·Có hay không việc xăng dầu bị rút bớt từ xe bồn?
- ·Bế mạc chương trình ‘Chúng em tập làm chiến sĩ’
- ·Xem lễ cưới hoành tráng nhất Việt Nam
- ·Bình Phước: 50 sinh viên DTTS được hỗ trợ hơn 364 triệu đồng
- ·64 giải tập thể, cá nhân sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh
- ·Trở lại học trực tiếp: Phụ huynh phấn khởi, nhà trường cẩn trọng
- ·Tri ân tới những người không biết mặt
- ·Trường vùng sâu thích ứng với bối cảnh đặc biệt
- ·Thiết thực từ hoạt động giáo dục ngoại khóa
- ·Đa dạng sân chơi hè cho thiếu nhi vùng biên
- ·Cụ bà cô độc 6 năm nằm trên chiếc giường tàn
- ·Chi đoàn Phòng Hậu cần tiếp bước em đến trường