【ltd c3】Về Phú Tân viết tiếp chuyện “ba cùng”
(CMO)Người dân các địa phương trong huyện Phú Tân không còn lạ gì với cảnh hằng tuần đều có những cán bộ đi từ đầu làng đến cuối xóm, ghé nhà này, qua nhà nọ, tới nhà kia. Lúc thì hướng dẫn, lúc thì vận động, lúc thì xắn tay vào cùng bà con làm đường vào nhà, lúc thì sửa lại những đoạn lộ hư hỏng, sơn phết trụ cổng, dọn dẹp cây cối ven đường, làm cỏ, trồng hoa, thu rom rác..., và cả chuyện cùng dân tháo dỡ cầu tõm trên ao cá... Đó là một phần trong câu chuyện "ba cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với dân trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Tân.
Theo sát công tác xây dựng NTM ở Phú Tân thời gian qua, ông Đoàn Văn Bình, Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh Cà Mau, cho rằng, ở Phú Tân có những con người luôn biết hành động. Hành động của họ không đơn lẻ mà lôi cuốn được nhiều người dân tham gia trong cuộc hành trình "làm cho NTM”.
Những người "vác tù và hàng tổng"
Giữa trưa nắng tháng 3, anh Tỉa (Nguyễn Thành Tỉa), Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Tân Hưng Tây, cùng anh em ở xã, cán bộ và người dân ấp Cái Bát, người đào, người đẩy xe, người đắp…, cùng nhau mở rộng thêm mặt bằng đất đen để nâng cấp con lộ bê-tông nối từ chợ Cái Bát đến tuyến Kênh Năm, giáp địa bàn xã Rạch Chèo. Hỏi sao anh không chỉ đạo, hướng dẫn rồi nhắc nhở bà con làm, vuốt giọt mồ hôi trên mặt, anh Tỉa cười, "như vậy thì chậm lắm, mình phải xắn vào làm cùng bà con thì mới nhanh. Bây giờ, cán bộ phải gương mẫu trước dân, cùng làm với dân thì phong trào mới trôi chảy".
Cán bộ cùng dân xây dựng cảnh quan xung quanh nhà. |
Chuyện cán bộ cùng làm với dân đã trở thành quen thuộc ở huyện Phú Tân, nhất là hơn 2 năm nay, từ khi huyện mở các cao điểm về đích xã NTM hằng năm. Nhiều cán bộ huyện, xã, ấp được phân công cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân trong xây dựng NTM. Số tiền định mức hằng tháng tuy ít ỏi, nhưng công việc rất nhiều, đòi hỏi họ phải “hy sinh” cơm nhà, áo vợ. Mà không ít công việc đều mang tính “đụng chạm”, đòi hỏi phải có sự kiên trì vận động, nhắc nhở, cùng bà con thực hiện. Lợi thế của cán bộ ấp là ở tại cơ sở, thân quen và hiểu được nếp ăn, ý nghĩ của từng hộ nên cũng có giải pháp phù hợp. Song, đòi hỏi cán bộ ấp, nhất là bí thư, trưởng ấp phải thật sự được dân tin yêu.
Vấn đề rút ra qua quá trình cùng dân xây dựng NTM không phải giàu nghèo nữa mà là ý thức. Sự chuyển biến từ suy nghĩ cũ sang cách nhìn mới, để có hướng đi tiến bộ mới là quan trọng. Nhiệm vụ của cán bộ là phải làm cho bà con hiểu và làm được điều đó, tức là thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con.
Xoá cầu tõm trên sông
Năm 2016 là năm thứ hai chúng tôi, những cán bộ huyện được phân công cùng anh em tham gia phong trào cán bộ cùng dân xây dựng NTM. Năm trước về xã Tân Hải, năm nay chúng tôi được phân công về ấp Xẻo Đước, xã Phú Mỹ - Khu Căn cứ Tỉnh uỷ. Lúc đầu, chúng tôi chia nhau mỗi nhóm 2-3 người chịu trách nhiệm một tuyến dân cư. Tức là kiểm tra lại từng hộ xem bà con đã thực hiện được những gì, chưa được cái gì trong các tiêu chí NTM, từ đó có biện pháp hướng dẫn, nhắc nhở bà con thực hiện.
Điều đầu tiên chúng tôi quan tâm đó là xóm dân cư tuyến kinh Đòn Dong, ấp Xẻo Đước. Xóm này có gần 50 hộ dân, nhưng có hơn 50% bà con nuôi cá tra trên ao. Điều hiển nhiên là do tập quán của người dân nông thôn, nuôi cá tra thì bao giờ cũng có chiếc cầu tõm. Chính vì vậy, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên mà chúng tôi phải làm là vận động bà con tháo dỡ những chiếc cầu này, chuyển hình thức nuôi này sang nuôi sạch hơn bằng thức ăn chế biến hoặc thức ăn tự nhiên từ trái cây chẳng hạn. Sau đó mới đến chuyện làm hàng rào, đường vào nhà, cổng rào, trồng luống rau xanh, cây ăn trái...
Bà con tuyến kinh Đòn Dong hiếu khách, nhiệt tình và chân chất. Song, khi đụng tới những vấn đề mang tính nhạy cảm thì cũng dễ phản ứng, đòi hỏi cán bộ vận động phải có biện pháp phù hợp. Nhất là vấn đề ao cá với cái cầu tõm. Nhưng vì sức khoẻ, vì cuộc sống văn minh NTM, phải tìm mọi biện pháp.
Anh Dũng, ở trên tuyến kinh Đòn Dong, nhà xây dựng khá khang trang, có nhà tiêu hợp vệ sinh, nhưng vẫn giữ chiếc cầu tõm trên ao cá. Hỏi lý do, anh cho rằng, để nuôi cá tra, với lại làm trong nhà vậy chứ không quen, gò bó quá. Phân tích hồi lâu, anh cũng gật gù nhận ra rằng, để tồn tại cầu tõm là ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ nên đồng ý tháo dỡ. Ấy vậy mà sau 4 lần đến kiểm tra, “hiện trường” vẫn còn nguyên. Nhớ lại, anh Dũng cũng có con là đoàn viên ở ấp, vịn cớ này, chúng tôi giao cho đoàn viên ấy tự vận động, thuyết phục cha mình. Cuối cùng chiếc cầu tõm này đã được tháo dỡ.
Còn chuyện ông Bảy Trắng, hôm trước vận động, hôm sau ông dỡ ngay chiếc cầu đã tồn tại trên ao trước nhà. Nhưng "khéo léo" hơn, ông dời vào trong, dính liền với căn nhà, nếu không để ý, người ta cứ tưởng đó là cái nhà sàn trên ao cá. Gia đình chị Hạnh, điều kiện kinh tế khó khăn nên còn chiếc cầu tõm trên ao. Đối với những gia đình này, cách tốt nhất là vận động bà con đào hố, làm xa nhà hoặc thực hiện với những cách rẻ tiền nhưng đảm bảo vệ sinh, chủ yếu là có hầm xử lý chất thải. Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng Chính sách - Xã hội cho bà con vay, sử dụng nguồn nội lực trong phụ nữ để làm cầu hợp vệ sinh. Những chiếc cầu tõm trên ao cũng dần vắng bóng, những cái ao nước đen giảm dần.
“Bốn chủ, ba cùng…”
“Bốn chủ, ba cùng, hai hành động, một mục tiêu”, điều này giống như một khẩu hiệu mà nhiều cán bộ ở huyện Phú Tân phải thuộc nằm lòng.
"Bốn chủ” ở đây thể hiện qua phương châm hành động của huyện trong xây dựng NTM do Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Võ Trường Giang đúc kết. Trong đó, Đảng thể hiện vai trò chủ đạo, Nhà nước chủ công, đoàn thể chủ trì, Nhân dân là chủ thể.
"Ba cùng” là việc phân công cán bộ xuống cơ sở cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân. Cán bộ thường xuyên bám cơ sở để vận động, hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở và giúp dân thực hiện các tiêu chí NTM.
"Hai hành động” là hai nhóm công việc chính của cán bộ huyện được phân công đi cơ sở. Đây là những cán bộ trưởng, phó các phòng, ban chức năng, hội, đoàn thể của huyện. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, một mặt, họ phải tiếp sức giúp xã tháo gỡ khó khăn để thực hiện đạt tiêu chí xã NTM thuộc lĩnh vực, ngành mình phụ trách.
Giai đoạn 2016-2020, huyện Phú Tân đề ra kế hoạch mỗi năm xây dựng một xã đạt chuẩn NTM. Hướng đến năm 2020, xây dựng huyện đạt huyện NTM. Xã Phú Mỹ được tỉnh Cà Mau công nhận đạt chuẩn NTM năm 2016. Năm 2017, huyện tập trung xây dựng xã Rạch Chèo đạt chuẩn NTM theo lộ trình đã đề ra.
Hiệp Đoàn
(责任编辑:World Cup)
- ·Trường Cao đẳng VCI: Tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên vững tâm nhập học năm học 2020
- ·Vị vua nào 2 tuổi lên ngôi, 2 năm sau bị ông ngoại chiếm mất ngai vàng?
- ·IJC Festival 2024: 'Nhà máy hiện thực hoá ước mơ' của tân sinh viên trường Báo
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Dở chứng' hay 'giở chứng'?
- ·Bộ Tài nguyên Môi trường khuyến cáo người dân sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông
- ·99% mắc lỗi chính tả: 'Dùng dằng' hay 'dùng giằng'?
- ·Sinh viên không đi học vẫn được tốt nghiệp
- ·Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
- ·ADB viện trợ 2,5 triệu USD để hỗ trợ các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng lũ lụt
- ·Câu hỏi từng khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia phải 'đứng hình'
- ·Tận hưởng mùa đông cùng phong cách sống thượng lưu của người Nhật với văn hóa onsen tại Quảng Ninh
- ·Gần 100 học sinh thôn Làng Nủ học buổi đầu tiên sau thảm họa lũ lụt
- ·Ô tô nằm ở ô số mấy trong bãi đỗ xe?
- ·VinUni trở thành Đại học trẻ nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 Sao
- ·Câu chuyện đằng sau bức ảnh chụp Bác Hồ và Chủ tịch Kim Nhật Thành
- ·Sinh viên đi xe buýt sẽ được cộng điểm rèn luyện
- ·Từ 2025, các kỳ tuyển sinh riêng sẽ thay đổi thế nào?
- ·Thực hư chuyện mang sách phơi kín hai bên đường trước cổng trường
- ·Thanh tra Chính phủ nói gì về xử lý vi phạm vụ 'xẻ thịt' rừng phòng hộ Sóc Sơn?
- ·Ai là hoàng thái hậu tàn ác nhất lịch sử Việt Nam?