【kết quả u20 brazil】Ông Vũ Mão: Tính toán kỹ việc tinh gọn đơn vị hành chính cấp huyện, xã
Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII quy định đến năm 2021 sắp xếp, thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, tổ dân phố. Từ năm 2021-2030 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, thôn, tổ dân phố, theo tiêu chuẩn quy định.
Hoàn thành được mục tiêu này sẽ khắc phục được những tồn tại lâu nay trong tổ chức bộ máy nhất là ở cấp cơ sở như, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước nhất là ở các đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ không đơn giản. Vậy đâu là những giải pháp thực hiện có hiệu quả những mục tiêu được đề ra trong Nghị quyết 18 nhằm tinh gọn bộ máy đơn vị hành chính cấp huyện, nhất là cấp xã. Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trao đổi về vấn đề này.
Hiện cả nước có hơn 6000 đơn vị cấp xã không đạt tiêu chí về quy mô, diện tích và dân số. Theo quy định đến năm 2021 phải sắp xếp và tinh gọn đơn vị cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn về dân số, diện tích. Và thời gian từ nay đến năm 2021 không còn nhiều. Theo ông cần làm gì để thực hiện được mục tiêu như Nghị quyết đã đề ra?
Trước hết chúng ta thấy Nghị quyết rất cần thiết, chúng ta phải nghiêm chỉnh thực hiện Nghị quyết này. Nhưng tất nhiên, chúng ta phải có tuy duy đổi mới và phải có tính toán rất bài bản.
Tôi cho rằng, chúng ta cũng nên lưu ý những bài học kinh nghiệm trước đây. Ví dụ, việc nhập, tách tỉnh. Đến một giai đoạn chúng ta thấy nhập tỉnh không hợp lý lại tách tỉnh. Trước tình huống đó, yêu cầu chúng ta phải có tổng kết vì sao phải tách tỉnh, quy mô tỉnh và số lượng tỉnh trong cả nước là bao nhiêu. Nhưng có sự thật chúng ta nhận thấy ở những nơi tách tỉnh người ta đều phát triển được. Cho nên, người ta cứ tách nhưng vẫn kêu là tùy tiện. Từ thực tế này, tôi cho rằng việc tổng kết, đánh giá và triết lý của việc tách tỉnh, nhập tỉnh không được rõ.
Vấn đề cấp huyện, nhất là cấp xã. Theo tôi, bây giờ ta phải có đánh giá đầy đủ về tất cả các mặt, nhất là 3 vấn đề sau.
Thứ nhất, vì sao biên chế của mỗi xã lại tăng nhanh như vậy? Qua việc này, tôi thấy có nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân nổi bật là, mỗi lần Quốc hội thông qua một Luật chuyên ngành, thì biên chế của ngành, đơn vị đó lại tăng lên. Họ cũng coi đây là cơ sở pháp lý.
Thứ hai, phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính để nêu ra những vấn đề cần thiết. Trong Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nêu ra hai tiêu chí. Tôi cho rằng chưa được đầy đủ. Ngoài hai tiêu chí quan trọng, phải có tiêu chí khác như: Quốc phòng, an ninh, vị trí chiến lược, vùng biên giới, vấn đề dân tộc, cộng đồng, văn hóa. Tôi nghĩ, những vấn đề đó cần nghiên cứu để Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đơn vị hành chính nhất là cấp xã có hợp lý không. Tốt nhất, theo tôi nên nâng lên thành Nghị quyết của Quốc hội sẽ có giá trị pháp lý cao hơn và thực hiện được tốt hơn.
Thứ 3, những ngành như Y tế, Giáo dục,…tiến tới chúng ta phải xã hội hóa những ngành này. Tất nhiên xã hội hóa từng bước một, để biên chế ở Trung ương, nhất là biên chế ở cơ sở giảm bớt đi. Những vấn đề đó, theo tôi chúng ta cần tính toán rất kỹ.
Từ đó, thực hiện Nghị quyết 18, xác nhập một số xã là cần thiết. Theo tôi, số lượng 6000 xã là nhiều, có lẽ chỉ cần 50% số xã chúng ta sẽ có bước đi thích hợp và cách làm thỏa đáng và đạt hiệu quả cao. Làm vội vã, làm không đảm bảo chất lượng, không phù hợp thực tiễn sẽ không hiệu quả, chất lượng và giảm niềm tin của người dân.
Như ông nói, số lượng 6000 xã là nhiều. Và theo quan điểm của ông, khi xác nhập vào cần có những bước đi bài bản hơn, cần có sự tổng kết và không được làm tổng lực. Vậy theo quan điểm của ông chúng ta phải có bước đi bài bản thế nào?
Theo tôi, nên có kế hoạch tổng thể từ Trung ương đến địa phương. Trong địa phương, chúng ta phải có những bước đi rất là cụ thể. Ví dụ, tôi nói là cần phải có tổng kết. Vì sao chúng ta phải tách xã nhiều như vậy, tách như vậy nó tốt cái gì, và không tốt cái gì?
Thứ hai, bây giờ nhập thì nhập như thế nào thì hợp lý? Việc này liên quan đến rất nhiều vấn đề. Ngoài tiêu chuẩn về diện tích, dân số, còn rất nhiều vấn đề khác. Tôi sợ rằng quy định như vậy còn cứng nhắc, chưa phù hợp thực tiễn.
Nếu chúng ta triển khai cách ồ ạt, đồng loạt trên 6000 xã thì sẽ gây ra những trở ngại. Đồng thời, chưa chắc đã thành công. Cho nên, phải lên kế hoạch cụ thể, tính bước đi, đồng thời phải chỉ đạo thí điểm, mỗi địa phương làm trước một số điểm sau đó mở rộng dần ra. Có như vậy mới đạt được hiệu quả.
Có một thực tế chúng ta đã tinh giản biên chế từ lâu nhưng không hiệu quả. Theo ông, khi sắp xếp thực hiện thu gọn các xã theo Nghị quyết 18 của Hội nghị Trung ương 6 sẽ mang lại hiệu quả gì cho nhân dân?
Những mong muốn, ước vọng của chúng ta là tinh giảm biên chế, tinh giản bộ máy. Nếu thực hiện được như vậy quá tốt, phải thực hiện. Nhưng rõ ràng, ở đây phải có kế hoạch, bước đi, chỉ đạo thực hiện theo thực tiễn.
Chúng ta thường nói: “tư tưởng, quan điểm chỉ đạo, chủ trương là 1, kế hoạch là 5, tổ chức thực hiện phải là 10”. Theo tôi, chủ trương, quan điểm là quá tốt, nhưng kế hoạch triển khai phải quan trọng gấp 5 lần chủ trương. Hiện nay, theo tôi, nhiều nơi chưa được 5 lần, thậm chí 2 lần cũng chưa được.
Nếu lấy phương châm, con số tỷ lệ đó việc tổ chức thực hiện, triển khai của chúng ta, nhất là cơ quan có trách nhiệm tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, phải nâng cao trình độ của mình, khiêm tốn lắng nghe và tổ chức triển khai một cách quyết tâm, cùng nhau, đồng bộ và phải kiên trì mới đạt kết quả tốt được.
Như vậy, theo ông, việc sắp xếp và xác nhận không chỉ đơn thuần là gộp cơ học một số xã vào với nhau. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải thực hiện việc tinh giảm biên chế mà việc này rất là khó. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Đúng, đây không phải là hợp nhất mà chúng ta phải tính toán bài bản trên tinh thần, tức là tổ chức bộ máy của chúng ta có trách nhiệm cao, bảo đảm hiệu quả, hiệu lực trong quản lý Nhà nước. Đồng thời, phải có triết lý quản lý từ trên xuống dưới.
Ví dụ nhập sở này với sở kia. Vấn đề đó trên Trung ương thế nào? Theo tôi, tính chất là triết lý của chúng ta phải là một hệ thống. Trung ương và địa phương có tính thống nhất. Ví như ở địa phương nào đó, đang nghiên cứu và rất được khen là nhập sở Giao thông và sở Xây dựng chẳng hạn. Nhưng trên này có nhập Bộ Giao thông và Xây dựng không? Có nơi còn đặt vấn đề, nhập Sở Kế hoạch với Sở Đầu tư và Kế hoạch Tài chính nhưng nguyên lý đó phải từ trên này. Cho nên, theo tôi những vấn đề của chúng ta làm còn dễ dãi, tùy tiện và chưa bài bản, hệ thống và logic. Vì vậy, vấn đề này cần phải nghiên cứu kỹ.
Xin cảm ơn ông./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018: 45 thí sinh vi phạm quy chế thi trong ngày thi thứ nhất
- ·Nhận diện rõ bản đồ dịch tễ để có giải pháp phòng dịch phù hợp
- ·Khoảnh khắc nổ lớn làm rung chuyển thành phố Belgorod của Nga
- ·Calo rỗng: Sự quyến rũ đầy nguy hại
- ·Bộ Công Thương chỉ đạo tăng cường công tác đảm bảo nguồn cung xăng dầu
- ·Giá vàng hôm nay (25/4): Trong nước quay đầu tăng sốc
- ·OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024
- ·Các địa phương siết chặt biện pháp chống dịch do số F0 trong cộng đồng tăng cao
- ·Gia Lai: Rủ nhau ra hồ bắt cá trong giờ ra chơi, 2 học sinh tử vong do đuối nước
- ·Gỡ nút thắt tín dụng khu vực kinh tế tập thể
- ·Chủ cơ sở mầm non bạo hành trẻ em ở Đà Nẵng bị khởi tố
- ·Thực hiện thành công ca sinh mổ lần 2 cho sản phụ F0
- ·Ukraine chỉ ra khó khăn của phương Tây, hạ 2 hệ thống phòng không Nga
- ·Hỗ trợ các nhà thuốc đăng ký bán test nhanh COVID
- ·Ngày 15/9 thuê bao di động 11 số chuyển về 10 số: Người dùng cần phải nắm rõ những điều này
- ·Xơ phổi hậu COVID
- ·Tỷ lệ thấp nhưng ảnh hưởng lớn
- ·Vietbank hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%
- ·Hậu kiểm, kiểm tra kinh doanh, sản xuất trang thiết bị y tế
- ·Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo tỉnh nếu tiêm vắc xin chậm tiến độ