【lịch bdn】Tình người nơi “rốn” dịch
Các y,ườinơildquorốnrdquodịlịch bdn bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tại Khu hồi sức điều trị Covid-19 Bệnh viện đa khoa tỉnh
Bệnh nhân Covid-19 bị cách ly dài ngày, không có người thân chăm sóc nên các y, bác sĩ, điều dưỡng trở thành người chăm sóc cho bệnh nhân, từ cấp cứu, điều trị, thuốc men, đến bữa ăn, giấc ngủ, ngoài ra kiêm luôn bác sĩ tâm lý khi thường xuyên phải động viên, tập vật lý trị liệu phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Có những ca nặng, thở máy qua ống nội khí quản hay phải lọc máu, lúc nào cũng có y, bác sĩ túc trực bên cạnh, ngày cũng như đêm.
Khi nghe tiếng gọi yếu ớt của bệnh nhân: “Bác sĩ ơi, hôm nay tôi hít thở được sâu hơn rồi. Bác sĩ ơi, tôi cảm ơn bác sĩ nhiều lắm!”. Hẳn là một cảm giác vui mừng đến khó tả khiến người bệnh không nén được hạnh phúc. Thở được là mình sống rồi, mình thoát chết rồi nên lập tức báo ngay cho bác sĩ. Chỉ những ai thực sự trải qua những giây phút đứng giữa lằn ranh sinh tử, trải qua khoảnh khắc vật vã, bất lực vì khó thở mới hiểu cái giá trị của cảm giác lấy lại được khả năng hít thở. Và lúc ấy, niềm hạnh phúc trào dâng lên trong những y, bác sĩ, điều dưỡng tham gia điều trị bởi những F0 khi vào đây “không còn là những F0” đơn thuần nữa. Bởi nơi này chỉ có họ là bệnh nhân và chúng tôi, những nhân viên y tế của F0, mọi sự lựa chọn đều không thể.
Với họ, các nhân viên y tế ở đây là những phao cứu sinh cuối cùng hay như là tảng đá lặng lẽ giữa biển cả mênh mông, mà bầy thiên nga khi vượt biển cố bay tới và dừng lại phút chốc để lấy sức trước khi tiếp tục hành trình vạn dặm như trong truyện “Bầy chim thiên nga” theo chuyện kể của Andersen…
Mặc dù người bệnh ở đây luôn đối diện với tình huống hiểm nguy nhưng không phải người bệnh nào cũng hợp tác tốt với bác sĩ. Trong thời gian ở đây, chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp người bệnh không hợp tác, không chịu giao tiếp, không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, thậm chí tự ý làm theo ý mình, tự tháo các phương tiện hỗ trợ hô hấp như mask, ống thở của máy HFNC, tự gây nguy hiểm cho mình mà không biết.
Người bệnh trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, bi quan, rối loạn tâm trí, họ khó chịu với đủ thứ từ môi trường phòng bệnh sáng đèn suốt ngày, tiếng động ồn ào, khó ăn, khó ngủ, nằm ngồi trong tư thế khó chịu. Không những thế, họ cũng còn biết bao mối bận tâm khác mà thậm chí đối với họ còn quan trọng hơn chính bản thân mình.
Nếu không hiểu hết lý do thì các nhân viên y tế rất dễ ức chế với những thái độ vô lý đó. Để hiểu được tất cả điều này, đòi hỏi ở người thầy thuốc sự đồng cảm, quan tâm đến từng người bệnh cụ thể với từng hoàn cảnh cụ thể. Có như vậy, chúng tôi mới hiểu được 1 bệnh nhân hơn 70 tuổi vì quá nhớ cụ ông ở nhà mà phát cáu; 1 bệnh nhân khác thì thương con ở nhà; bệnh nhân khác thì lo lắng về tiền bạc, tư trang… Vì vậy, những bác sĩ điều trị cho các bệnh nhân ở đây ngoài tập trung chú ý, sát sao với từng người, còn phải hiểu tình cảnh và tâm lý, tâm tư, nguyện vọng mới có được sự hợp tác để chữa trị cho chính họ.
Trải qua đại dịch, qua những ngày đồng hành với các ca bệnh nhiễm Covid-19 nguy kịch ở khu hồi sức điều trị Covid-19 này, chúng tôi cũng có niềm tin sâu sắc rằng, người thầy thuốc với tấm lòng bao dung, với “tình người” dào dạt chảy trong trái tim sôi nổi, ấm nóng và nhiều khi là cả những sự hy sinh thầm lặng như bác sĩ Behrman với tác phẩm để đời của mình, sẽ mang hết kiến thức, hiểu biết và khả năng của mình để giữ lại mạng sống cho những bệnh nhân nguy kịch, giữ lại sức sống cho mảnh đất yêu thương này.
Đình Hiếu
(ghi theo lời tâm sự của một bác sĩ tại khu điều trị)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đường Vành đai 3 TP.HCM qua Long An, giải ngân vốn năm 2023 đạt 100%
- ·Nhận tiền cho người vào rừng phòng hộ khai thác măng, 4 cán bộ bị khởi tố
- ·Trương Mỹ Lan: Bạn ở nước ngoài gửi gần 1 tỷ USD để mua cổ phần, tái cơ cấu SCB
- ·Xét xử kẻ sát hại, phân xác cô gái 17 tuổi ở Hà Nội
- ·Giá heo hơi hôm nay 29/5/2024: Cao nhất 5 năm qua
- ·Truy tố 2 cựu Hiệu trưởng trường Đại học Đồng Nai và 6 thuộc cấp
- ·Cần Thơ: Kẻ cướp xe tải gây tai nạn liên hoàn, 2 người tử vong
- ·Công an truy đuổi ô tô chở thuốc lá lậu trên quốc lộ ở TP.HCM
- ·Xe khách cần theo dõi tình hình thời tiết, sạt lở trước khi bắt đầu hành trình
- ·Thuộc cấp khai Trương Mỹ Lan chỉ đạo chuyển tiền ra nước ngoài
- ·Giảm phát thải từ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua chuyển đổi nguyên liệu lò hơi công nghiệp
- ·Vụ án tại Tạp chí Môi trường và Đô thị rất phức tạp, có tổ chức
- ·Trương Mỹ Lan: Bạn ở nước ngoài gửi gần 1 tỷ USD để mua cổ phần, tái cơ cấu SCB
- ·Khi nào cha mẹ phải trả nợ thay con cái?
- ·Sửa quy chuẩn về PCCC phải gỡ được các vướng mắc nhưng không hạ thấp tiêu chuẩn an toàn
- ·Bị cáo buộc rửa tiền hơn 445.000 tỷ đồng, Trương Mỹ Lan nói gì?
- ·Khi nào cha mẹ phải trả nợ thay con cái?
- ·Bình Dương: Truy nã cựu Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Dĩ An
- ·Hiệu quả từ những công trình thủy lợi
- ·Long 'tròn' bị bắt cùng 'Hiệp máu'