【5 of cups ngược】Sắp đánh giá chất lượng dịch vụ của 12 doanh nghiệp bưu chính lớn
Kế hoạch đánh giá,ắpđánhgiáchấtlượngdịchvụcủadoanhnghiệpbưuchínhlớ5 of cups ngược công bố chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp bưu chính (trừ dịch vụ bưu chính công ích) năm 2023 đã được Bộ TT&TT ban hành từ tháng 3. Mới đây, để sát hơn với tình hình thực tế, kế hoạch này đã được Bộ TT&TT sửa đổi, bổ sung một số nội dung.
Theo kế hoạch mới, Bộ TT&TT xác định cụ thể, sẽ tổ chức đánh giá chất lượng dịch vụ của 12 doanh nghiệp bưu chính có sản lượng và doanh thu lớn, có quy mô và phạm vi cung cấp dịch vụ tại 63 tỉnh, thành phố.
Các doanh nghiệp bưu chính lớn trên thị trường sẽ tham gia đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp tới người dùng, gồm có: Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), Công ty cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm, Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post), Tổng công ty chuyển phát nhanh Bưu điện (EMS), Công ty cổ phần dịch vụ Giao hàng nhanh, Công ty TNHH một thành viên chuyển phát nhanh Thuận Phong, Công ty Nin Sing Logistics, Công ty Best Logistics, Công ty SPX Express, Công ty Lazada Express, Công ty cổ phần dịch vụ Tức thời, Công ty cổ phần 247.
Việc đánh giá chất lượng dịch vụ bưu chính được thực hiện theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ bưu chính không thuộc dịch vụ bưu chính công ích, trong đó chỉ thực hiện đánh giá tiêu chí chính gồm thời gian toàn trình bưu gửi và độ an toàn bưu gửi. Ngoài ra, có thể bổ sung các tiêu chí khác trong quá trình triển khai thực tế khi cần thiết.
Kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ bưu chính sẽ được gửi trực tiếp đến các doanh nghiệp để các đơn vị có những biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trong thời gian tới.
Mặt khác, qua việc đánh giá chất lượng dịch vụ bưu chính, cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng cung ứng dịch vụ bưu chính trong nước; và đặc biệt là các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng đã cam kết hoặc công bố với khách hàng.
Theo số liệu của Bộ TT&TT, lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu dịch vụ bưu chính ước đạt 42.870 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng sản lượng bưu gửi ước đạt 1.724 triệu bưu gửi, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong quý III vừa qua, Bộ TT&TT đã có ban hành văn bản hướng dẫn 13 doanh nghiệp bưu chính chấp hành các quy định pháp luật, cập nhật các thông tin về pháp luật bưu chính sau khi các doanh nghiệp bưu chính này được cấp giấy phép bưu chính. Cùng với đó, Bộ TT&TT cũng đã có chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp bưu chính tham gia Hiệp hội Bưu chính Việt Nam.
Đặc biệt, thời gian vừa qua, lĩnh vực bưu chính là 1 trong 8 lĩnh vực đã hoàn thành xây dựng bản đồ công nghệ, bên cạnh các lĩnh vực viễn thông, bưu chính, xuất bản, chính phủ số, an toàn thông tin, đại học số và công nghệ số.
Bản đồ công nghệ của 8 lĩnh vực TT&TT đã được chính thức công bố ngày 9/10. Theo chia sẻ của lãnh đạo Vụ Bưu chính, bản đồ công nghệ lĩnh vực bưu chính gồm 21 công nghệ ứng dụng có ảnh hưởng quan trọng trong lĩnh vực bưu chính.
Dự kiến, trong vòng 2 đến 5 năm tới, Vụ Bưu chính sẽ định hướng ứng dụng một số công nghệ để phát triển ngành và lĩnh vực như: Tủ giao nhận hàng thông minh, máy bay không người lái, hợp đồng thông minh...
Về các nhiệm vụ trọng tâm quý IV với lĩnh vực bưu chính, Bộ TT&TT đã xác định sẽ tập trung vào một số nội dung như: Xây dựng dự thảo Luật Bưu chính sửa đổi; chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; chỉ đạo Hiệp hội Bưu chính Việt Nam chuẩn bị tổ chức Đại hội Hiệp hội Bưu chính Việt Nam lần thứ nhất.
Đồng thời, triển khai kế hoạch quản lý, vận hành Mã Bưu chính quốc gia năm 2023; tổ chức thanh, kiểm tra một số doanh nghiệp bưu chính lớn, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh thị trường bưu chính; triển khai kế hoạch đánh giá, công bố chất lượng dịch vụ bưu chính...
Bộ TT&TT đã xác định rõ, sứ mệnh của lĩnh vực bưu chính là ‘Đảm bảo dòng chảy vật chất làm nền tảng cho phát triển kinh tế số’. Không gian mới của lĩnh vực này là chuyển đổi từ chuyển phát thành hạ tầng thương mại điện tử và logistics, là nền tảng để hỗ trợ mọi cá nhân, mọi hộ gia đình có thể kinh doanh, có thể tiếp cận thị trường toàn quốc và toàn cầu, giúp người dân kinh doanh làm giàu và thoát nghèo. Các doanh nghiệp bưu chính chuyển dịch theo hướng trở thành doanh nghiệp công nghệ số, cung cấp các giải pháp quản lý chuỗi cung ứng, trao đổi dữ liệu điện tử, thanh toán trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, trải nghiệm vật lý cho khách hàng, góp phần quan trọng để thúc đẩy thương mại điện tử, kinh tế số phát triển. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Muốn kết hôn mà ngại thủ tục?
- ·Hải quan TP. Hồ Chí Minh phát hiện 1.037 vụ vi phạm
- ·Quảng Nam: Thu nội địa tăng, nhưng áp lực nợ thuế còn lớn
- ·Khánh thành Phòng Thông tin tuyên truyền an toàn và tiết kiệm năng lượng
- ·Chủ động phòng bệnh cho gia súc, gia cầm
- ·Lần đầu tiên VIB hợp tác Visa ra mắt thẻ tín dụng ‘đồng hành cùng con’
- ·Khai thác khoáng sản thô: Lợi nhuận chảy vào túi doanh nghiệp
- ·Thúc đẩy hợp tác Hải quan Việt Nam
- ·Toàn tỉnh có 116/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Thành lập chi cục thuế khu vực tại Quảng Ninh: Sớm ổn định để hoàn thành tốt nhiệm vụ
- ·Vội nhận lời yêu vì sợ ế
- ·Giá gà rẻ như cho không, 6.000 đồng/kg vẫn không ai đoái hoài
- ·Giá xăng tăng lần thứ 2 trong 1 tháng, lên sát 22.000 đồng/lít
- ·Vốn cho dự án điện: Vì sao khó?
- ·Ngoại ngũ tuần, tôi mới thực sự biết yêu
- ·Ngân hàng Trung ương Anh sẽ không giảm lãi suất trong cuộc họp tới
- ·Tiền Giang: Phát hiện 4,2 tấn tỏi Trung Quốc nhập lậu
- ·Petrovietnam nỗ lực vượt khó giữa dịch Covid
- ·Chết sau tiêm phòng, cần làm rõ
- ·Xử lý gần 164.000 hồ sơ hải quan qua dịch vụ công trực tuyến