【ty so getafe】Tháng 10/2014, phát hiện hơn 37.700 phương tiện vi phạm tốc độ
Cụ thể, số liệu thống kê từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho thấy, tính đến hết tháng 10/2014, số phương tiện đã truyền dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình về máy chủ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam là 78.118 phương tiện. Hàng ngày, bình quân có 65,4% phương tiện truyền dữ liệu về hệ thống thông tin của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Đáng chú ý là tổng số lần vi phạm quá tốc độ trên toàn quốc là 2,1 triệu lần (tăng gần 160.000 lần so với tháng 9/2014), trong đó 10 địa phương có tỷ lệ cao nhất về số lần vi phạm tốc độ từ 20 km/giờ trở lên trên tổng số lần vi phạm tốc độ lần lượt là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Đắk Lắk, Bình Định, Nghệ An, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Quảng Nam.
Cũng trong tháng 10/2014, vi phạm về thời gian lái xe cũng khá phổ biến với 52.000 lần lái xe vi phạm chạy liên tục quá 4 giờ. Đặc biệt, có tới gần 10.850 lần, giảm 4.021 lần so với tháng 9/2014 về vi phạm về thời gian làm việc của lái xe liên tục quá 10 giờ trong ngày.
Qua số liệu tổng hợp cũng cho thấy, số địa phương có tỷ lệ truyền dữ liệu trên 70% về máy chủ đặt tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam là 22 địa phương (tháng 9/2014 là 24 địa phương), từ 60% đến dưới 70% là 29 địa phương (tháng 9/2014 là 25 địa phương) và số dưới 60% là 12 địa phương (tháng 9/2014 là 14 địa phương).
Tuy nhiên, vẫn còn 14 Sở Giao thông Vận tải địa phương chưa thực hiện công tác báo cáo kết quả xử lý qua thiết bị giám sát hành trình gồm Bến Tre, Cà Mau, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Hà Nam, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Phú Thọ, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long và Vĩnh Phúc gây ảnh hưởng đến công tác quản lý theo dõi, giám sát.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Quyền, đối với những phương tiện không truyền dữ liệu hoặc truyền không đầy đủ về máy chủ, Tổng cục Đường bộ đề nghị Sở Giao thông Vận tải xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
Đồng thời chỉ đạo các đơn vị vận tải phải nghiêm túc, chủ động trong thực hiện việc theo dõi, giám sát phương tiện của đơn vị mình qua thiết bị giám sát hành trình, đặc biệt là những đơn vị hoạt động vận tải theo hợp đồng, du lịch; đơn vị chạy tuyến cố định có phương tiện (gồm cả phương tiện có ghế ngồi hay giường nằm một tầng hoặc hai tầng) hoạt động vào ban đêm hoặc trên các tuyến có hành trình qua khu vực có địa hình đèo, dốc quang co, các vị trí tuyến đường có bán kính đường cong nhỏ và đường cấp 5 cấp 6 miền núi.
Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh việc quản lý lái xe tại các đơn vị vận tải có nhiều vi phạm trong hoạt động vận tải, đảm bảo an toàn giao thông.
Trí Dũng
(责任编辑:La liga)
- ·Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- ·Tiết kiệm trả lãi trước là gì?
- ·Chấp nhận đi làm xa cả trăm km vì không mua nổi nhà Hà Nội giá cao ngất
- ·Giá cà phê hôm nay 16/10: Trong nước tăng, thế giới giảm
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- ·Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên 'chất' Vinamilk
- ·Chuỗi dự án nông nghiệp sắp mang về 2 tỷ USD mỗi năm của DHN
- ·Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Chỉ duy nhất EVN được mua
- ·Vietnam Airlines triển khai dịch vụ check
- ·Lập đỉnh mới 85 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn đắt nhất lịch sử
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Giá xăng dầu hôm nay 13/10: Dầu thế giới giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·Chiều nay, giá xăng trong nước có thể giảm
- ·Mỏ cát ở Quảng Nam chốt giá 370 tỷ đồng sau 200 vòng đấu giá kéo dài 20 tiếng
- ·Tây Ninh Smart
- ·Quyền của người gửi tiền tiết kiệm
- ·Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Chỉ duy nhất EVN được mua
- ·Giá vàng hôm nay 17/10: Tăng mạnh, tiến sát ngưỡng cao kỷ lục
- ·Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- ·Những rủi ro khi sử dụng mã OTP và cách bảo vệ