【lazio – fiorentina】Điện Biên Phủ
Tác giả (bên trái) chụp ảnh tại nóc hầm Tướng De Castries năm 2004
Điện Biên Phủ trong tôi ngoài những bài học lịch sử, là hai bộ phim rất nổi tiếng, một của Pháp, một của Việt Nam sản xuất. Đó là phim Dien Bien Phu sản xuất năm 1992 được viết kịch bản và đạo diễn bởi cựu chiến binh người Pháp Pierre Schendoerffer. Ông là phóng viên chiến trường, quay phim ở chiến trường Điện Biên Phủ cho đến ngày kết thúc chiến trận.
Sau khi được trao trả tù binh, Pierre Schendoerffer về Pháp và trở thành học giả chiến tranh Đông Dương nổi tiếng. Bộ phim còn lại có tựa là Hoa ban đỏ của nữ đạo diễn Bạch Diệp, ra mắt vào năm 1994, nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Mãi đến năm 2004, tròn 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi có dịp lần đầu đến với “xứ hoa ban” Điện Biên. Chúng tôi đi từ Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn mình trong khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn, thuộc xã Mường Phăng, huyện Điên Biên; rồi đứng trên hố bom sâu hoắm trên đỉnh đồi A1, đi qua cây cầu Mường Thanh bắc sang dòng Nậm Rốm, tiến vào hầm De Castries,...
Chạm vào những dấu tích chiến tranh vẫn còn in sâu trên mảnh đất Điện Biên ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, tôi vẫn nhớ như in cảm giác trào dâng thật khó tả thành lời. Những bài học lịch sử, thước phim tài liệu hay điện ảnh có lẽ chỉ phản ánh được một phần sự khốc liệt những trận đánh anh dũng của bộ đội ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như những gian lao, vất vả của 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Không tự hào sao được, khi Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được người Pháp đầu tư kỹ lưỡng, là “canh bạc” cuối cùng mà họ quyết định tất tay để bình định Đông Dương. Thời điểm đó, lòng chảo Điện Biên trở thành một cái bẫy khổng lồ với 49 cứ điểm chia làm 3 phân khu trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau, có thể yểm trợ nhau cùng chiến đấu. Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương coi Điện Biên Phủ là một “pháo đài không thể công phá”.
Nhiều quan chức Pháp, Mỹ khi đến thăm cứ điểm ca ngợi đây là một “Verdun ở châu Á” (Verdun là trận đánh diễn ra tại Đông Bắc nước Pháp năm 1916, khi quân Pháp chiến thắng quân Đức sau một trận chiến kéo dài nhất trong Chiến tranh thế giới thứ I (Trận Verdun có một giá trị biểu tượng to lớn đối với nước Pháp - PV); một hình thức phòng ngự rất mạnh ngay trong Chiến tranh thế giới thứ II cũng không sánh kịp). Người Pháp tự tin đến mức, De Castries - Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, còn cho quân rải truyền đơn, thách thức: “Gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Nghe tin ngài mang nhiều đại đoàn lên đây để giao chiến và đem quân vào ăn tết trong Điện Biên Phủ. Chúng tôi sẵn sàng đón tiếp ngài”. Nhưng chỉ 5 tháng sau, ngày 07/5/1954, hơn 16.200 binh lính đồn trú, bao gồm cả những đơn vị thiện chiến nhất, nhiều lần giành thắng lợi trong Chiến tranh thế giới thứ II lại không thể mang về cho nước Pháp một chiến thắng quan trọng vào thời điểm có tính chất quyết định ấy. De Castries và Bộ chỉ huy của ông ta cùng hơn 10.000 lính phải giơ tay đầu hàng. Cách đó nửa vòng Trái đất, tin thất trận lan đến nước Pháp như một trận cuồng phong.
Thủ tướng Lanien đăng đàn trước Quốc hội Pháp trong bộ đồ đen, với bộ mặt ảm đạm, nghẹn ngào nói: “Chính phủ vừa được tin khu trung tâm Điện Biên Phủ đã thất thủ sau 20 giờ kịch chiến liên tục”. Thất bại ê chề tại Điện Biên Phủ, người Pháp trắng tay khi ngồi vào bàn thương lượng tại Hội nghị Genève về vấn đề Đông Dương, chấm dứt sự hiện diện của một trong những đội quân viễn chinh mạnh nhất thế giới tại Đông Dương sau 96 năm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Thắng lợi này đã trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Genève để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương; tạo cơ sở và điều kiện để Nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam và 2 nước Đông Dương là Lào, Campuchia; đồng thời, mang tầm vóc thời đại khi tác động sâu sắc theo chiều hướng tích cực vào sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
Với Chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Nam đã chứng tỏ được sức mạnh trong cuộc chiến tranh chính nghĩa chống lại các thế lực xâm lược. Nhân dân các nước bị xâm lược ở khắp năm châu đã đón nhận sự kiện Điện Biên Phủ như là thắng lợi của chính nước mình, là bài học kinh nghiệm quý báu, động lực mạnh mẽ đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho chính họ.
Từ niềm tin Điện Biên Phủ, chỉ tính riêng năm 1960, 17 nước châu Phi đã giành được độc lập khỏi Pháp, Anh, Bỉ. Thế giới gọi đây là “năm châu Phi”. Còn với các nước Mỹ Latinh, Điện Biên Phủ được ví như “ánh đèn pha chiếu rọi”.
Thời gian trôi qua, Việt Nam và Pháp đã gác lại những trang sử bi thương để cùng nhau hướng về tương lai. Từ năm 1993, Francois Mitterrand trở thành Tổng thống Pháp đầu tiên và cũng là nguyên thủ quốc gia đầu tiên của một nước phương Tây sang thăm Việt Nam sau năm 1975.
Trong chuyến thăm, Tổng thống Francois Mitterrand đã đến Điện Biên Phủ. Sau đúng 39 năm mới có một chiếc máy bay mang cờ của nước Pháp hạ cánh tại đây. Dù có những tiếng phản đối, nhất là từ những cựu chiến binh Pháp ở Điện Biên Phủ, song chuyến thăm của Tổng thống Francois Mitterrand mang giá trị biểu tượng rất lớn, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Pháp. Năm 2018, Thủ tướng Pháp - Edouard Philip trong chuyến thăm Việt Nam cũng đã đến thăm Điện Biên Phủ.
Năm 2024, tròn 70 năm kể từ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cũng đúng 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (1973-2024), 11 năm hai nước nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược (2013-2024), vượt qua mọi biến động lịch sử, mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp Việt Nam - Pháp ngày càng bền chặt, đi vào chiều sâu, hợp tác toàn diện, phong phú, hiệu quả trên tất cả lĩnh vực.
Chúng ta gác lại quá khứ để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn nhưng không có nghĩa là xóa nhòa lịch sử và chân lý. Trong những năm qua, trên mạng xã hội xuất hiện một số bài viết có nội dung phán xét, phủ nhận tầm vóc, giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ; thông tin sai lệch, xuyên tạc bản chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân ta; hạ bệ vai trò của nhiều anh hùng liệt sĩ, các vị tướng giỏi, những tấm gương chiến đấu quả cảm và hy sinh anh dũng của quân và dân ta. Chúng rêu rao rằng, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân ta “chỉ là cuộc đụng độ giữa hai thế lực hiếu chiến”; và “Điện Biên Phủ là cụ thể hóa cuộc chiến đấu cho tự do chống ách áp bức cộng sản”. Chúng tráo trở cho rằng, hành động chiến tranh của quân đội Pháp ở Việt Nam và ở chiến trường Điện Biên Phủ “là cần thiết, mang ý nghĩa cao cả”,... Đây là những luận điệu, hành động không mới nhưng hết sức thâm độc, qua đó gieo rắc sự nghi ngờ, làm suy giảm niềm tin trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là giới trẻ hiện nay.
70 năm đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam vì ý nghĩa to lớn và tầm vóc thời đại của nó. Đây là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường, sức mạnh của khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, thể hiện sự trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Do đó, việc tuyên truyền sâu, rộng trong các tầng lớp Nhân dân về Chiến thắng Điện Biên Phủ là điều cần thiết, khẳng định và nhấn mạnh cuộc đọ sức trong suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc đọ sức giữa Nhân dân của một dân tộc anh hùng có lòng yêu nước thiết tha, đầy khát vọng giải phóng, quyết tâm giành cho được độc lập dân tộc, nhất định “không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) là dịp để các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu thêm, ghi tạc truyền thống yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc của người Việt; trân quý hơn giá trị của độc lập hôm nay là xương máu của bao thế hệ cha anh, để từ đó càng thôi thúc trách nhiệm trong việc góp công, góp sức vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay./.
Huyền Linh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hướng tới phát triển đô thị xanh thúc đẩy sự hình thành các mô hình kinh tế số, kinh tế tuần hoàn
- ·Doanh nhân Việt kiều Nguyễn Vĩnh Trân
- ·Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- ·Vi phạm quy định chứng khoán, sàn cho vay tiền ảo bị phạt 100 triệu USD
- ·Tổng cục Thuế yêu cầu không trả lại hồ sơ kê khai thuế chuyển nhượng bất động sản
- ·TNA dự kiến tăng vốn lên gần 300 tỷ đồng
- ·Nhiều ưu đãi từ Gói tài khoản thanh toán V
- ·Tết 2022: Chụp ảnh bằng điện thoại sao cho đẹp?
- ·Doanh nghiệp cần chủ động bảo vệ lợi ích trước hàng rào phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ
- ·TP.HCM: Phạt công ty chế biến bánh mì gây ngộ độc 84 triệu đồng
- ·Long An rút giấy phép 7 cửa hàng kinh doanh xăng dầu
- ·Hiệp hội Nhựa Việt Nam kiến nghị thành lập quỹ "Tái sinh Môi trường"
- ·Định danh điện tử là gì? Các mực độ định danh điện tử
- ·Galaxy S22 được giao sớm vào hôm nay, S22 Ultra được đặt nhiều nhất
- ·Bài toán định giá cho thuê căn hộ 'rẻ khách nghi, mắc khách chê'
- ·Yêu cầu triển khai ngay các nhiệm vụ tại Chiến lược phát triển CPĐT hướng tới Chính phủ số
- ·Phó chủ tịch VCCI: Xây dựng và bảo vệ thương hiệu là yếu tố sống còn của doanh nghiệp
- ·Universal Control iOS 15.4 tương thích những thiết bị nào?
- ·Xuất khẩu nông sản đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới
- ·Twitter thử nghiệm tính năng mới khiến chuyên gia cộng đồng lo ngại