【dd bong da】Chìa khóa vàng cho tăng trưởng
Xuất khẩu ước đạt trên 213 tỷ USD trong năm 2017,ìakhóavàngchotăngtrưởdd bong da trong đó xuất khẩu nông, lâm, thủy sản hơn 36 tỷ USD, cho thấy nền kinh tếViệt Nam đang dần trở thành một phần quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu |
Khép lại 10 năm hội nhập
Năm 2017 qua đi cũng khép lại 10 năm kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Nhiều thành tựu kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất đáng ghi nhận, trong đó có thành tựu từ hội nhập mang lại, như FDI đạt 36 tỷ USD, cho thấy sức hấp dẫn trong môi trường đầu tưcủa Việt Nam dần được cải thiện đáng kể; dự trữ ngoại tệ tăng lên đạt 51,5 tỷ USD trong bối cảnh duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái, cho thấy cán cán thanh toán đạt thặng dư bền vững.
Bên cạnh đó, gần 13 triệu lượt du khách quốc tế đến Việt Nam năm 2017, cho thấy tiềm năng thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; kim ngạch ngoại thương ước đạt gần 425 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt trên 213 tỷ USD, cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang dần trở thành một phần quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.
So với cách đây 10 năm, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng 2,84 lần và thu nhập bình quân đầu người cũng đã cải thiện đáng kể với mức tăng hơn 2,59 lần so với 10 năm trước. Tuy nhiên, so với cùng giai đoạn 10 năm gia nhập WTO của Trung Quốc, những con số này của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Cụ thể, so với 10 năm trước quy mô nền kinh tế Trung Quốc đã tăng đến 5,82 lần, trong khi thu nhập bình quân đầu người cũng tăng đến 5,52 lần.
Đặc biệt, với hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia, quy mô thương mại quốc tế của Việt Nam đã tăng đến 3,6 lần so với 10 năm trước, đạt mức gần 425 tỷ USD năm 2017. Tuy nhiên, một lần nữa, nếu so với mức tăng quy mô thương mại quốc tế lên đến 5,94 lần của Trung Quốc, thì mức tăng này của Việt Nam vẫn chưa đáng gì.
Thực ra, Việt Nam đã có thể đạt được những con số tăng trưởng trên đây sớm hơn 10 năm, nếu như nền kinh tế không bị hụt chân vào những năm sau gia nhập WTO. Nhìn ở chiều ngược lại, nếu không nhờ những thành tích tăng trưởng bứt phá trong ít năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2017, thì có thể phải chờ thêm một hay vài năm nữa, Việt Nam mới có thể đạt được những con số của 10 năm kể trên.
Không có FTA tầm cỡ
Năm 2017 không được gọi là năm của hội nhập như năm 2015, bởi không có FTA mới và tầm cỡ được ký kết, nhưng sự lan tỏa và tác động của hội nhập đến nền kinh tế đang trở nên sâu rộng hơn bao giờ hết. Lần thứ hai sau 11 năm, APEC được tổ chức tại Việt Nam, nhưng nền kinh tế sẽ không có sự bùng nổ và đổ vỡ (“boom and bust”) như 10 năm trước, bởi năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã cải thiện hơn trước và Chính phủ đã học được ít nhiều bài học về quản lý dòng vốn và khủng hoảng.
Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu được hưởng lợi nhiều hơn từ hội nhập, nhưng không hoàn toàn bởi hội nhập, mà bởi một số cải cách bắt đầu được tiến hành. Chính các cam kết về cải tổ hệ thống chính trị để thích ứng với kinh tế, các cải cách về chất lượng thể chế, pháp luật, việc áp dụng các thông lệ trong điều hành các chính sách kinh tế và quản trị nhà nước theo hướng minh bạch, trách nhiệm giải trình và hiệu quả đã giúp tạo ra các đòn bẩy cho phát triển.
Các cải cách về thị trường hàng hóa, thị trường các yếu tố sản xuất, thị trường lao động, đất đai, tài nguyên, khoa học công nghệ, các cải cách khu vực doanh nghiệpnhà nước, hệ thống tài chính, ngân hàng… làm cho nguồn lực bắt đầu được chuyển dịch, tái phân bổ theo hướng hiệu quả và năng suất hơn. Môi trường kinh doanh cũng dần được cải thiện để bắt kịp và hòa nhập với các chuẩn mực kinh doanh tiến bộ của các nước ASEAN-4 và OECD.
Cùng với đó, trình độ dân trí cũng được nâng lên, người dân được mở mang tầm hiểu biết của mình không nhất thiết bằng hệ thống trường lớp, mà bằng khả năng tự học hỏi, tiếp thu các tri thức của văn minh nhân loại nhờ những thành tựu của cuộc cách mạng số hóa, AI, IoT, cách mạng công nghiệp 4.0.
Mặc dù Việt Nam vẫn đang tiếp tục thúc đẩy ký kết các FTA mới nhằm mở rộng thêm không gian kinh tế, nhưng lợi ích thương mại tăng thêm trên mỗi cam kết như vậy sẽ không còn nhiều và đang giảm dần. Hầu hết các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, các đối tác thương mại và đối tác đầu tư lớn của Việt Nam hiện nay đều đã ký FTA trực tiếp với Việt Nam hoặc FTA trong vai trò là thành viên của ASEAN.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nâng cao chất lượng lúa gạo
- ·Học mà chơi, chơi mà học
- ·Giá vàng chiều ngày 15/10/2021: Vàng thế giới và trong nước cùng giảm
- ·Giá gas hôm nay ngày 21/3/2024: Vì sao thị trường khí đốt không "cuộn sóng" như dự báo?
- ·Tập trung chăm sóc lúa Thu Đông
- ·Phát triển ngân hàng số cần hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ
- ·Manulife trao 70 suất học bổng cho học sinh hiếu học
- ·Tuổi 27, MB hiện thực hóa tầm nhìn ngân hàng số dẫn đầu
- ·Cảng Quốc tế Long An hợp long 7 cầu cảng và chính thức khai trương dịch vụ khai thác hàng container
- ·Giá vàng SJC chiều 16/11/2021 tăng lên mức cao mới 61,8 triệu đồng/lượng
- ·Gấp rút phòng chống dịch, vệ sinh môi trường sau mưa lũ
- ·Bị phạt gần 290 triệu đồng vì kinh doanh xăng không đạt chuẩn
- ·Hỗ trợ thư viện đạt chuẩn quốc gia cho huyện Nam Đông
- ·Mỹ chia sẻ với Hàn Quốc về kế hoạch hạt nhân đối phó Triều Tiên
- ·Sẵn sàng rau màu, hoa kiểng phục vụ thị trường tết
- ·Bị phạt gần 290 triệu đồng vì kinh doanh xăng không đạt chuẩn
- ·Đấu giá hơn 100.000 sản phẩm giày, dép mới
- ·Cơ hội và thách thức trong phát triển thành Đại học Quốc gia
- ·Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản
- ·Điều gì xảy ra nếu Ukraine phản công thất bại?