【keo nha cai. men】Mỹ đang đẩy EU vào vòng tay Trung Quốc
Trả lời phỏng vấn Hãng Phát thanh và Truyền hình Đức (Deutsche Welle),ỹđangđẩyEUvàovòngtayTrungQuốkeo nha cai. men ông Jan Gaspers, Trưởng Ban chính sách Âu-Trung thuộc Viện Nghiên cứu MERICS tại Berlin, đã đưa ra những nhận định về tầm quan trọng của mối quan hệ giữa EU với Trung Quốc trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những bất ổn lớn do bị tác động bởi những sự kiện như Anh rút khỏi EU và việc ông Trump giữ cương vị Tổng thống Mỹ.
Chuyến thăm Brussels đáng thất vọng của Tổng thống Donald Trump có phải là điềm báo về mối quan hệ gần gũi hơn giữa EU và Mỹ?
Jan Gaspers:Hiện nay, EU có nhiều mối quan tâm chung với Trung Quốc hơn là với Mỹ. Những giá trị được chia sẻ này đặc biệt thể hiện rõ nét trong chính sách về khí hậu và thương mại toàn cầu, mặc dù hầu hết sự hợp tác này mới dừng lại ở những cam kết. Mặc dù vậy, giữa các chính khách Trung Quốc và châu Âu có sự trao đổi tích cực và hiệu quả và điều này còn do chính sách đối ngoại không thể dự đoán của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Cả Trung Quốc và các cường quốc châu Âu đều nhìn nhận chính sách đối ngoại của Mỹ là không đáng tin cậy và thiển cận.
Gần đây, Trung Quốc đã chính thức triển khai dự án kinh tế "Vành đai, Con đường” (OBOR). Song EU có nhiều lo ngại về dự án này. Liệu phản ứng của EU đối với dự án "Con đường Tơ lụa Mới” của Trung Quốc có ảnh hưởng bất lợi đến mối quan hệ EU-Trung Quốc?
Jan Gaspers:Chỉ trích mang tính xây dựng của EU đối với sáng kiến Con đường Tơ lụa là không có gì sai. Về dự án này của Trung Quốc, không phải mọi thứ lấp lánh đều là vàng. Nhiều dự án được vạch ra trong khuôn khổ Con đường Tơ lụa ẩn chứa những rủi ro lớn về kinh tế và an ninh không chỉ đối với Bắc Kinh mà còn cả với các nước dọc Con đường Tơ lụa. Ở một số nơi, chúng ta có thể thấy nguy cơ vỡ nợ đối với những khoản vay lớn mà Trung Quốc cấp, sự bất ổn tài chính cũng như gia tăng xung đột trong khu vực.
Mặc dù vậy, đề xướng này cũng có tiềm năng lớn để mở ra các cơ hội kinh tế mới và thúc đẩy những xung lượng phát triển trong khu vực Âu - Á. Dĩ nhiên, điều này nằm trong lợi ích của châu Âu. Tuy nhiên, Hội nghị Con đường Tơ lụa tại Bắc Kinh gần đây cho thấy các nước thành viên lớn của EU theo đuổi những lợi ích quốc gia riêng rẽ khi tham gia Dự án Con đường Tơ lụa.
Tuy nhiên, cái đích mà Bắc Kinh chủ yếu muốn đạt được là được ghi nhận và nhận được sự ủng hộ về chính trị đối với đề xướng này trên khắp châu Âu.
Thoả thuận đầu tư dự kiến giữa Trung Quốc và EU đang trong tình trạng nào? EU đòi hỏi "quyền tiếp cận thị trường bình đẳng” đối với các công ty EU tại Trung Quốc. Liệu sẽ có bất kỳ tiến triển nào về vấn đề này?
Jan Gaspers:EU và Trung Quốc đã tiến hành 13 cuộc họp về vấn đề này và cuộc họp cuối cùng được tổ chức tại Bắc Kinh vào trung tuần tháng 5. Bầu không khí chính trị giữa hai bên đã được cải thiện song chưa có tiến bộ đáng kể về vấn đề này.
Về giác độ của châu Âu, Trung Quốc vẫn chưa cho thấy đủ tiến bộ về những vấn đề tập trung hoá. Uỷ viên châu Âu phụ trách về Thương mại, bà Cecilia Malmström, gần đây đã một lần nữa yêu sách rằng chính phủ Trung Quốc cần phải giảm sự tác động của mình đối với nền kinh tế để cho phép sự cạnh tranh kinh tế bình đẳng trong nước. Bà còn chỉ trích một thực tế rằng các công ty châu Âu tại Trung Quốc liên tục vấp phải những quy định và điều lệ không rành mạch, các hoạt động thanh tra và kiểm toán kinh doanh đáng ngờ.
EU xem mình không chỉ là một khối kinh tế mà còn là một cộng đồng của các giá trị. EU có thể bày tỏ mối quan ngại của mình trong chừng mực nào về các chính sách đối ngoại và an ninh của Bắc Kinh, ví dụ về vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông?
Jan Gaspers:Phạm vi hành động trong các lĩnh vực này đã giảm đáng kể trong những năm qua và gần đây vì Mỹ trở nên là một liên minh không đáng tin cậy về chính sách đối ngoại dựa trên nền tảng giá trị. Ngoài ra, Bắc Kinh đã có thể phá vỡ sự thống nhất trong EU về các vấn đề như tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Đây là vấn đề mà trong đó hệ quả chính trị đầu tiên của việc Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư đã xuất hiện, đặc biệt là ở Trung và Nam Âu.
Châu Âu chắc chắn không ở vị thế để quyết định sẽ làm thế nào để tác động đến các chính sách Trung Quốc một cách hiệu quả. Châu Âu cần suy nghĩ về cách thức đưa Trung Quốc tham gia vào những vấn đề khác vì lợi ích của mình, như hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, củng cố cơ chế thương mại quốc tế và các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Lao động chính trong nhà được hoãn nghĩa vụ quân sự
- ·16 bộ, tỉnh chưa kết nối toàn diện với hệ thống đo lường dịch vụ chính phủ số
- ·Cảng HKQT Cam Ranh vào top 5 sân bay xuất sắc trong tiếp thị phát triển đường bay châu Á
- ·Người dùng Việt chuộng Zalo, Viber, rời xa gọi thoại, tin nhắn SMS
- ·Nhói lòng bé gái ung thư lưỡi phải ăn qua đường mũi
- ·Mã độc tống tiền nhằm vào tổ chức kinh tế, năng lượng Việt Nam
- ·Hệ thống giúp 100.000 trạm thu sóng Viettel vận hành bền vững
- ·Ba ngày, chặn 5.400 điện thoại 'cục gạch' 2G nhập mạng
- ·Cậu thanh niên bán vé số được phẫu thuật nhờ bạn đọc
- ·Deepfake Lý Hiển Long ngày càng tinh vi, Singapore kêu gọi công chúng cảnh giác
- ·Mẹ qua đời nơi đất khách, con thơ quê nhà ngơ ngác đợi chờ
- ·Thương hiệu Acer Gadget ra mắt thị trường Việt Nam
- ·Vinh danh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
- ·Đoàn viên Bưu điện đi từng ngõ, xóm vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội
- ·Phải làm gì để được xóa án tích
- ·Cách viết lời chúc Tết, vẽ tranh Tết trên iPhone bằng Microsoft Copilot
- ·Infographics: Những “top 10” kết quả kinh doanh ngành ngân hàng năm 2023
- ·MB kỳ vọng tín dụng năm 2024 tăng trưởng cao hơn mức 16% được giao
- ·Máu tôi 'sôi lên' khi thấy tin nhắn mùi mẫn từ số máy lạ gửi vào máy vợ
- ·Microsoft thành lập bộ phận AI, ‘hút máu’ đối thủ OpenAI