【trận nhật bản hôm nay】Sửa Luật Quản lý nợ công: Gắn trách nhiệm vay, trả nợ với chi ngân sách
Sửa luật để khắc phục hạn chế
Dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi gồm 10 chương, 67 điều so với Luật 2009 gồm 7 chương 49 điều. Về bố cục, dự thảo bổ sung 3 chương mới gồm: Quy định về chỉ tiêu an toàn, chiến lược, chương trình, kế hoạch vay trả nợ; Quy định về quản lý cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và Quy định cụ thể hơn về đảm bảo khả năng trả nợ. Các điều Luật được thiết kế theo nguyên tắc rà soát để loại bỏ các quy định không còn phù hợp hoặc được quy định tại các luật khác; sửa đổi 44/49 điều của Luật hiện hành, bổ sung 18 điều vào 3 chương mới. |
Bên cạnh đó, Luật đã tạo điều kiện để tăng cường công tác quản lý nợ chặt chẽ, đảm bảo trả nợ của Chính phủ đầy đủ, đúng hạn; nợ công được đảm bảo trong giới hạn an toàn.
Tuy đạt nhiều kết quả tích cực song việc triển khai Luật Quản lý nợ công hiện hành đang vấp phải một số hạn chế, đặc biệt trong quản lý. Kể từ năm 2001 đến nay, nợ công đã có xu hướng gia tăng nhanh. Xét theo quy mô, dư nợ công cuối năm 2015 gấp 2,3 lần năm 2010, gấp 7,6 lần năm 2005 và gấp 14,8 lần năm 2001. Bình quân giai đoạn 2011-2015, nợ công tăng 18,4%/năm. Việc quản lý, phân bổ vốn vay thời gian qua chủ yếu được ưu tiên phân bổ cho các chương trình, dự án đầu tư công (khoảng 44% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011-2015), song chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) khu vực Nhà nước mặc dù đã giảm xuống 8,94 so với 9,2 của giai đoạn 2006-2010 nhưng vẫn rất cao so với chỉ số chung của nền kinh tế (tương ứng 5,52 và 6,26) cho thấy hiệu quả thấp trong việc sử dụng nguồn vốn này.
Công tác huy động vốn còn phân tán ở 3 đầu mối là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính. Việc huy động vốn không gắn chặt chẽ với trách nhiệm bố trí trả nợ, từ đó làm hạn chế về khả năng xem xét hiệu quả của khoản vay, gây áp lực và bị động trong bố trí dự toán chi NSNN hàng năm.
Các hạn chế này cần phải được khắc phục sớm trên cơ sở hoàn thiện Luật Quản lý nợ công và nâng cao công tác quản lý, giám sát theo tinh thần của Nghị quyết số 07-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Thống nhất đầu mối quản lý nợ công
Chia sẻ về những điểm nổi bật mà Bộ Tài chính đưa ra trong dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi, ông Võ Hữu Hiển - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết: Phạm vi nợ công cơ bản được kế thừa quy định tại Luật hiện hành, tức là bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Tuy nhiên, để xác định một cách rõ nét hơn, dự thảo bổ sung nội dung về những khoản nợ không thuộc phạm vi nợ công gồm nợ tự vay tự trả của DNNN, nợ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ và nợ lẫn nhau giữa các cấp ngân sách để làm rõ hơn phạm vi tính toán, thống kê nợ công.
Đặc biệt, các quy định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nợ công, qua rà soát các quy định hiện hành, một số bất cập không còn phù hợp đã phát sinh và cần phải được điều chỉnh, đặc biệt là việc phân định nhiệm vụ giữa 3 cơ quan Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cụ thể, Bộ Tài chính thực hiện chức năng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc đàm phán, ký kết hiệp định khung và hiệp định cụ thể về vay ODA để thực hiện chức năng quản lý thống nhất về nợ công, gắn trách nhiệm quyết định chi ngân sách, vay nợ công với trách nhiệm quản lý NSNN và trả nợ theo tinh thần Nghị quyết số 07. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ chủ trì quản lý nhà nước đối với đầu tư công theo Luật Đầu tư công. Các nhiệm vụ khác về chiến lược nợ, các chỉ tiêu an toàn nợ, chương trình, kế hoạch vay trả và ký kết các hiệp định, thỏa thuận khung về vay ODA thì Bộ này có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính. Tương tự, nhiệm vụ chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đại diện cũng được đề nghị chuyển sang Bộ Tài chính để đảm bảo thống nhất đầu mối cơ quan quản lý nợ công, từ khâu huy động, sử dụng, thanh toán trả nợ đến hạn.
Cũng theo ông Hiển, tại dự thảo, các quy định về huy động vốn vay của Chính phủ, điều cấp cho vay lại, điều kiện cấp bảo lãnh,... đều được nâng cao và chặt chẽ hơn để đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn và đảm bảo an toàn nợ theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Dự Luật này dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 5/2017 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2017.
TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế: Giai đoạn 2011-2016, tốc độ tăng nợ công quá nhanh, cả tổng nợ và số nợ phải trả hàng năm. Ví dụ, trong năm 2016, dự toán thu ngân sách Trung ương gần 596,9 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, dự toán chi ngân sách Trung ương cho đầu tư phát triển chỉ có 123,75 nghìn tỷ đồng; số bố trí chi trả nợ trong năm lên đến 153,95 nghìn tỷ đồng cùng với khoảng 90 nghìn tỷ đồng vay để đảo nợ. Những con số trên sẽ diễn ra theo hướng bất lợi nếu tốc độ tăng GDP không đạt như chỉ tiêu đề ra. Để giải quyết gốc vấn đề nợ công của nước ta trong những năm tới, việc cần làm không phải là giảm mạnh hoặc chấm dứt vay nợ để đầu tư mà là phải giải quyết từ gốc sự bất cập của thể chế tài chính công và hành chính công của nước ta. Ông Nguyễn Thành Đô, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại: Dưới góc độ quản lý nợ công, việc tập trung quản lý huy động, sử dụng các nguồn vốn vay vào một đầu mối là rất cần thiết. Trong khuôn khổ pháp lý hiện hành đã có những quy định về phân công trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để tránh chồng chéo, mặc dù trên thực tế vẫn phát sinh một số vướng mắc. Trong giai đoạn tới, khi nguồn vốn ODA thu hẹp dần và tiến tới chấm dứt, thì việc tập trung quản lý các nguồn vốn vay vào một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nợ công là Bộ Tài chính là cần thiết. Để thực hiện được việc này, cần phải có sự điều chỉnh đồng bộ từ khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là Luật Quản lý nợ công, bộ máy quản lý, cơ chế phối hợp đến phương thức huy động , cân đối, phân bổ và sử dụng các nguồn vốn. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa,nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính: Những nội dung về cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ được đề xuất trong dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi đã hướng tới mục tiêu quản lý chặt chẽ nợ công dưới góc độ sử dụng nguồn vốn vay. Cụ thể: Hầu hết các nội dung liên quan đã được quy định đầy đủ, rõ ràng, cụ thể tại dự thảo Luật từ đối tượng đến điều kiện và trách nhiệm của tổ chức cho vay lại, cấp bảo lãnh, đơn vị vay lại, đơn vị được bảo lãnh. Bên cạnh đó, rủi ro cho vay lại, rủi ro liên quan đến trách nhiệm bảo lãnh đã được xử lý theo nguyên tắc gắn với trách nhiệm của người sử dụng vốn vay, người được bảo lãnh. Ngoài ra, quy định về phí rủi ro cho vay lại là một quy định đáp ứng được yêu cầu chia sẻ trách nhiệm của tổ chức cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Trong bối cảnh nợ công tăng cao, các quy định này đã tạo điều kiện, biện pháp pháp lý cụ thể để kiểm soát chặt chẽ nợ công. H.V (ghi) |
(责任编辑:La liga)
- ·Chồng yêu mà ngỡ bị tù đày…
- ·Gái trẻ thành phố thua sao được bà vợ già ở quê
- ·3 sinh linh cầu cứu sự sống trong viện nhi
- ·Tình một đêm với bạn thân của chồng
- ·Panel cách nhiệt chống cháy
- ·Liệu 'bà Tưng' có bị luật pháp 'sờ gáy'?
- ·“Bố mẹ lên trời rồi, chỉ còn lại hai anh em…”
- ·Nỗi buồn mang tên ‘công nghiệp ô tô’
- ·Chết lặng khi gọi anh, cô gái khác trả lời thay
- ·Cái tội nhắn tin với người cũ...
- ·Giá xăng dầu hôm nay 17/7/2024: Xăng trong nước giảm tiếp vào ngày mai?
- ·Cuối đỉnh hoang vu là em
- ·Lấy 'máy bay bà già' để... nhờ
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc 15 ngày đầu tháng 1/2013
- ·Biện pháp phòng chống rét đậm, rét hại đối với cây trồng
- ·Tôi chọn gái quê đẹp lạ…
- ·Có thai nhưng không cưới, bạn gái đâm đơn kiện đòi chu cấp
- ·Bất chấp quy định, người dân không mặc áo phao
- ·Đơn thư bạn đọc đầu tháng 10/2011
- ·Xin hãy cứu cháu bé từ cõi chết trở về!