【dự đoán tỉ số hôm nay】Nghiên cứu tổng thể, đánh giá toàn diện khi xây dựng chính sách học phí mới
');this.closest('table').remove();"> |
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh chính sách học phí vừa phải công khai, minh bạch, tính đúng, tính đủ dịch vụ giáo dục, đào tạo; đồng thời giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa - Ảnh: VGP/Minh Khôi |
Tại cuộc họp, các ý kiến đã đánh giá về tình hình thực hiện chính sách học phí hiện nay, cũng như yêu cầu bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy, chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, khả năng chi trả của người dân.
Các ý kiến cho rằng việc thực hiện chính sách học phí cần có sự thận trọng, cân nhắc, tính toán để bảo đảm người dân được tiếp cận dịch vụ giáo dục tốt nhất có thể, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh khuyến khích xã hội hoá, ngân sách Nhà nước giữ vai trò then chốt, quyết định.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh chính sách học phí vừa phải công khai, minh bạch, tính đúng, tính đủ dịch vụ giáo dục, đào tạo; đồng thời giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là chăm lo cho đối tượng chính sách, yếu thế, người khó khăn. Mọi học sinh trong độ tuổi đi học đều được đến trường nhằm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục từ bậc học mầm non đến trung học phổ thông.
Đối với giáo dục nghề nghiệp, ngân sách Nhà nước là chủ đạo với sự tham gia của DN để có chính sách học phí, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trường nghề hoàn thành bậc học trung học phổ thông và có nghề nghiệp.
Chính sách học phí giáo dục đại học được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ, để bảo đảm chế độ, chính sách, cơ sở vật chất giảng dạy cho cán bộ, giảng viên; đồng thời tuyển chọn được những sinh viên có đủ phẩm chất, năng lực, điều kiện học tập ở bậc đại học, nhất là sinh viên nghèo học giỏi.
"Học phí không phải là thước đo để một trường đại học lựa chọn sinh viên mà phải trên cơ sở năng lực, tiềm năng đóng góp cho xã hội của các sinh viên trong tương lai", Phó Thủ tướng nói và lưu ý, "các trường đại học công lập có trách nhiệm lớn hơn các đại học tư thục trong đào tạo nhân tài".
Tuỳ vào mức độ tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập, Phó Thủ tướng yêu cầu tách bạch phần ngân sách Nhà nước dành cho sinh viên thuộc diện được hưởng các chính sách xã hội; và phần thực hiện cung cấp dịch vụ giáo dục theo cơ chế thị trường.
Đối với cơ sở giáo dục đại học tự chủ toàn diện, ngân sách Nhà nước cần hỗ trợ trực tiếp cho sinh viên thuộc diện được hưởng các chính sách xã hội về học phí, cho vay tín dụng sinh viên,…
Bên cạnh đó, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo đầu tư, đặt hàng các cơ sở giáo dục công lập, tư thục trong đào tạo các ngành nghiên cứu cơ bản, an ninh quốc phòng, chuyên ngành mới cần thiết cho sự phát triển của đất nước nhưng ít người học…
Phó Thủ tướng khẳng định, chính sách học phí đã được nêu trong các văn kiện của Đảng, được luật hoá, là bộ phận của các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về vai trò chủ đạo của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; đồng thời khuyến khích xã hội hoá ở những lĩnh vực, địa bàn có điều kiện, dành nguồn lực để đầu tư cho giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn, "không cào bằng chính sách, cân bằng giữa tự chủ giáo dục, xã hội hoá với bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục cho đối tượng khó khăn, yếu thế". Mục tiêu nhất quán, xuyên suốt của chính sách học phí mới là bảo đảm mọi trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường để thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông; quan tâm, đề cao hơn nữa giáo dục nghề nghiệp để mọi người được đào tạo, có nghề nghiệp; chú trọng thu hút sinh viên có năng lực, đào tạo nhân tài ở bậc đại học.
Do vậy, quá trình xây dựng chính sách học phí mới phải được nghiên cứu toàn diện, đánh giá tác động đầy đủ, lấy ý kiến nhân dân, các bộ, ngành, các cấp, bao phủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo.
Phó Thủ tướng khẳng định: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan của Quốc hội luôn lắng nghe ý kiến của người dân. Mọi chính sách làm gia tăng chi trả của người dân phải tính toán, đánh giá kỹ lưỡng.
Các cơ sở giáo dục, đào tạo đóng góp trí tuệ, cùng với Chính phủ, các bộ, ngành nghiên cứu, đánh giá toàn diện, tổng thể để bảo đảm chính sách học phí mới thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận giáo dục, nâng tầm nền giáo dục Việt Nam ngang tiêu chí quốc tế, có khả năng cạnh tranh, đồng thời thu hút được nhân tài.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xăng dầu giảm lần thứ 4 liên tiếp, xăng RON95 về mức 21.440 đồng/lít
- ·Vinamilk: Thương hiệu Quốc gia 'đặc biệt' và 'khác biệt'
- ·Giá vàng hôm nay 1/12: Vàng thế giới giảm nhẹ
- ·Vietjet chào mừng chuyến bay đầu tiên giữa Kuala Lumpur và Hà Nội
- ·Nhìn lại những điểm sáng của kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm
- ·Soi kèo phạt góc Hammarby vs Kalmar FF, 20h ngày 16/7
- ·Vietjet chào mừng chuyến bay đầu tiên giữa Kuala Lumpur và Hà Nội
- ·Soi kèo phạt góc Oster vs Skovde AIK, 0h ngày 15/7
- ·Tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung, hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội
- ·Giá vàng hôm nay 29/11: Vàng đi ngang, có thể giảm trong ngắn hạn
- ·Dự án Nhà ở xã hội IEC Residences: Đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình
- ·MSB và Ngân Lượng hợp tác kiến tạo tương lai thanh toán số
- ·Soi kèo phạt góc FC Nurnberg vs Arsenal, 0h ngày 14/7
- ·AEON Việt Nam kích cầu tiêu dùng với đa dạng ưu đãi cuối năm
- ·PGS,TS. Phạm Minh Sơn được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- ·Cho phép Vietnam Airlines chào bán cổ phiếu để tăng vốn lên 22.000 tỷ đồng
- ·Giải ngân đầu tư công thấp, TP.HCM lại thúc 'chạy nước rút'
- ·Đấu giá đất Sóc Sơn cao nhất 30 tỷ đồng/m2 rồi bỏ cọc
- ·Giá xăng dầu giảm, giá dịch vụ vận tải tăng cao: Bộ GTVT nói gì?
- ·Người tiêu dùng bị tấn công bởi loạt chiêu mạo danh shipper lừa đảo