【nhận đinh mu】Tăng tính tự chủ tài chính và cơ chế để các đơn vị thực hiện
GS. TS Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,ăngtínhtựchủtàichínhvàcơchếđểcácđơnvịthựchiệnhận đinh mu thành viên của Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TBTCVN.
PV:Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP (nghị định 60) quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL), trong đó, có nhiều quy định khắc phục những hạn chế trước đây. Ông có bình luận gì về những điểm mới, tích cực của nghị định này so với Nghị định 16/2015/NĐ-CP?
GS. TS Hoàng Văn Cường:So với Nghị định 16/2015 thì Nghị định 60 đã cụ thể hóa được những nội dung của tự chủ tài chính trong các đơn vị SNCL. Nghị định 16 trước đây chỉ dừng lại ở những nội dung về tự chủ, còn cơ chế tự chủ thì lại không thể hiện. Những nội dung của Nghị định 16 gần như chỉ dừng lại ở những quy định theo luật hiện nay, còn Nghị định 60 rất cụ thể, đưa ra cơ chế để thực hiện những nội dung tự chủ này. Đồng thời, Nghị định 60 đã phân định được mức độ tự chủ của các đơn vị, để từ đó chỉ rõ với mỗi đơn vị sẽ được thực hiện những cơ chế khác nhau như thế nào. Điều này thể hiện rất rõ là mức độ tự chủ khác nhau sẽ có quyền năng thực hiện các quyết định trong các hoạt động tài chính khác nhau.
GS. TS Hoàng Văn Cường |
Nghị định 60 cũng đã quy định được rõ hơn về các cơ chế cho các hoạt động từ chuyện phân định về mức thu, cơ sở để xây dựng đến việc thu, cơ chế giá như thế nào đối với các hoạt động dịch vụ do Nhà nước cung cấp, những dịch vụ do các đơn vị tự cung cấp, cơ chế trong việc sử dụng các nguồn tài chính… Hơn nữa, trong nghị định này đã chỉ ra được mức tự chủ cao của những đơn vị hoàn toàn tự chủ cả về chi thường xuyên và chi đầu tư, thậm chí có thể cho phép xây dựng cơ chế để đơn vị đề xuất với cơ quan quản lý giao toàn bộ tài sản và thực hiện cơ chế quản lý, cơ chế hạch toán, cơ chế phân phối như đối với các doanh nghiệp. Rõ ràng điều này thể hiện rất rõ hướng tăng tự chủ và cơ chế để các đơn vị thực hiện được mức độ tự chủ…
PV:Nghị định số 60 bổ sung quy định cụ thể nguồn tài chính của đơn vị SNCL theo hướng tách rõ nguồn thu. Cụ thể, nguồn thu hoạt động sự nghiệp gồm: thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; từ cho thuê tài sản công… Theo ông, điều này có ý nghĩa gì đối với các đơn vị SNCL thực hiện tự chủ?
GS. TS Hoàng Văn Cường:Việc tách được rõ các nguồn thu như trong quy định của Nghị định 60 chỉ ra được 2 vấn đề.
Thứ nhất, bản thân nghị định cũng đã gợi ý cho các đơn vị SNCL không chỉ ỷ lại vào một nguồn thu từ trước đến nay mà khi được giao tự chủ sẽ có đa dạng nhiều nguồn thu khác nhau. Nếu đơn vị tự chủ năng động, hoàn toàn có thể tạo ra được các nguồn thu, không chỉ đơn thuần dựa vào các khản thu từ phí, lệ phí để lại của đơn vị như trước đây.
Hai là, khi các đơn vị tự chủ không có nghĩa là Nhà nước không có đầu tư ngân sách, vì trong nghị định vẫn chỉ rất rõ là có nguồn thu từ ngân sách, nhưng khác ở chỗ, nếu trước đây không tự chủ thì Nhà nước thực hiện đầu tư ngân sách theo phương thức cấp phát để phục vụ nhu cầu hoạt động của đơn vị thì bây giờ nguồn đầu tư ngân sách đó lại chuyển sang cơ chế đặt hàng, đấu thầu, giao nhiệm vụ. Như vậy, nếu thể hiện được năng lực tốt thì Nhà nước vẫn đầu tư ngân sách để đơn vị thực hiện các nhiệm vụ quan trọng; đồng thời lại được tự chủ sử dụng, toàn quyền quyết định sử dụng nguồn tài chính đó mà không phải tuân thủ những quy định về định mức hay đơn giá trong việc sử dụng tiền ngân sách như các đơn vị không tự chủ.
PV:Nghị định 60 đã khắc phục được nhiều hạn chế trong tự chủ tài chính của các đơn vị SNCL so với quy định cũ. Vậy để những quy định này được thực hiện hiệu quả, khuyến nghị của ông là gì?
GS. TS Hoàng Văn Cường:Mặc dù Nghị định 60 đã có nhiều điểm tích cực và cụ thể hóa, tuy nhiên, vẫn còn một số quy đinh chưa thực sự rõ để các đơn vị SNCL tự mình có thể thực hiện được. Các đơn vị SNCL là các đơn vị mang tính chất hành chính và chưa quen với các thể thức của hoạt động kinh doanh của thị trường khi chuyển sang hoạt động tự chủ, giao cho các đơn vị này có nhiều quyền năng phải đi sát với thị trường, với vấn đề kinh doanh nên rất cần có những hướng dẫn cụ thể để các đơn vị biết được mình tự chủ thì sẽ phải thực hiện như thế nào cho đúng, như thế nào có thể dẫn đến các rủi ro, các vi phạm. Vì vậy, tôi cho rằng, rất cần phải có những hướng dẫn như thông tư, thậm chí tổ chức các hội nghị triển khai, các hội nghị giải đáp, tập huấn đến từng dạng đơn vị một, hướng dẫn cụ thể hóa hơn, giúp cho các đơn vị SNCL thực hiện tốt.
Bên cạnh đó, có một số quy định trong Nghị định 60 cũng không phải thực hiện ngay mà vẫn phải chờ các hướng dẫn của các cơ quan khác. Ví dụ như chờ hướng dẫn của cơ quan chủ quản, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong xây dựng cơ chế tiền lương… Vì vậy, rất cần các cơ quan chủ quản, bộ chuyên ngành sớm có các hướng dẫn để làm cơ sở cho các đơn vị thực hiện.
Ngoài ra, một số quy định trong nghị định này chưa thực sự ăn khớp với những quy định trong các luật khác. Ví dụ như Luật Giáo dục đại học quy định quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục được giao cho hội đồng trường quyết định. Hội đồng trường được gọi như cơ quan đại diện cho chủ sở hữu, gần như thay mặt cho Nhà nước. Nhưng trong Nghi định 60, nhiều quy định lại nói rằng, việc quyết định giao cho cơ quan có thẩm quyền là cơ quan quản lý cấp trên. Vậy thì cần có một hướng dẫn hay phân định cơ quan có thẩm quyền hay cơ quan quản lý cấp trên cụ thể là ai trong khi luật khác hay nhắc tới là hội đồng trường. Cần phải phân định rõ chỗ này, đừng để tình trạng luật thì quy định rất thoáng nhưng nghị định lại thắt lại, mất quyền tự chủ đi.
PV:Xin cảm ơn ông!
Được tự chủ nguồn ngân sách cấp qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng “Trước đây, khi nói về nguồn tài chính là ngân sách nhà nước (NSNN) cấp thì gần như không được tự chủ nhưng trong Nghị định 60 đã chỉ rất rõ, nguồn NSNN cấp nhưng cấp theo phương thức đặt hàng, đấu thầu… thì đơn vị vẫn hoàn toàn tự chủ. Điều đó thể hiện tự chủ ở đây không có nghĩa là đơn vị chỉ có nguồn tự thu, mà những nguồn thu được Nhà nước cấp theo cơ chế đấu thầu, đặt hàng, đơn vị vẫn hoàn toàn được tự chủ sử dụng các nguồn đó, không bị ràng buộc theo các quy định” - GS, TS. Hoàng Văn Cường phân tích. |
Luyện Vũ (thực hiện)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Gần 20 triệu đến với gia đình hai bé sinh đôi mồ côi mẹ ở Hòa Bình
- ·Nhà đứng tên chồng nhưng tiền xây của vợ, ly hôn chia thế nào?
- ·‘Muốn chết để bớt gánh nặng cho con’
- ·Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
- ·Ăn cắp facebook để bôi nhọ danh dự người khác
- ·Con bỏng nặng cha không một đồng dính túi
- ·Sinh con 3 tháng thì mất, chế độ thai sản tính thế nào?
- ·Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- ·Dừng ngay các hoạt động làm ô nhiễm hồ
- ·Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- ·Hồi âm đơn thư cuối tháng 1/2014
- ·Cha bỏ, mẹ ung thư nuôi hai con đại học
- ·Tận cùng nỗi đau con ung thư, cha suy thận giai đoạn cuối
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Bạn gái nói chưa để ý đến chuyện tình cảm là như thế nào?
- ·Trở thành “đại gia” từ 300 con gà giống
- ·Không cưới vì bạn gái không được xác định độc thân
- ·Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Lời khẩn cầu tha thiết của người cha nghèo có con bất tỉnh vì tai nạn