【kết quả nữ hàn quốc】Bình Dương sẽ trở thành đô thị thông minh trước năm 2021
Để triển khai xây dựng thành phố thông minh, từ năm 2015, tỉnh Bình Dương đã hợp tác với thành phố Eindhoven - Hà Lan để triển khai ý tưởng phát triển kinh tế xã hội theo mô hình hợp tác trên nền tảng mô hình 3 nhà, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp.
Từ mối liên kết này, Bình Dương đang hướng đến xây dựng thành phố thông minh, hiện đại, xanh, sạch và thân thiện môi trường. Đồng thời, Bình Dương tập trung cải cách hành chính toàn diện, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phục vụ người dân, doanh nghiệp. Bình Dương đã và đang phát triển hệ thống giao thông công cộng thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương cũng chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Phát biểu tại hội nghị xây dựng thành phố thông minh Bình Dương ngày 27/11, ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Đề án thành phố thông minh được UBND tỉnh Bình Dương chính thức phê duyệt vào tháng 11/2016 là một chương trình chiến lược đột phá kinh tế xã hội của Bình Dương đến năm 2021, hướng đến phát triển một nền kinh tế có giá trị gia tăng cao hơn, sản xuất công nghệ cao, quy hoạch đô thị theo hướng thông minh và tạo tiền đề tiến lên nền kinh tế tri thức. Chương trình hướng dẫn cụ thể cho việc triển khai đề án thành phố thông minh Bình Dương, xác định và phân công cụ thể từng chương trình hành động cần thiết trong các lĩnh vực. Trong đó, con người là yếu tố trọng tâm của đề án này.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh Vũ Lê |
Khác với cách tiếp cận thông thường về thành phố thông minh thuần túy của các thành phố trong nước là tập trung vào việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến để giải quyết một số thách thức của thành phố, Bình Dương nhấn mạnh tầm nhìn tạo đột phá đổi mới toàn diện, trong đó lấy người dân và doanh nghiệp làm trọng tâm.
Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đề án xây dựng thành phố thông minh tại Bình Dương không những đáp ứng 6 bộ tiêu chí chung của ICF trong việc triển khai thành phố thông minh mà nền tảng xây dựng vẫn là yếu tố con người, nguồn nhân lực cho thành phố là vấn đề trọng tâm được đặt ra. Do đó, yếu tố liên kết, hỗ trợ giữa Nhà nước - Nhà DN - Nhà khoa học (nhà trường) nhằm đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn, phù hợp với yêu cầu phát triển cho thành phố trong tương lai.
Bình Dương, xây dựng thành phố thông minh theo hướng mở là phát triển doanh nghiệp, phát triển con người, phát triển cơ sở hạ tầng. Với cách tiếp cận này, Bình Dương đã đề ra nhiều hoạt động cụ thể. Trong năm 2018, Bình Dương sẽ triển khai 18 hoạt động, ứng dụng công nghệ, kết hợp mô hình “3 nhà”, nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận nhiều hơn với khoa học công nghệ.
Trước đó, để phục vụ đề án thành phố thông minh, tỉnh Bình Dương đã tập trung nguồn lực để phát triển, như Trung tâm dữ liệu (Data Center) đạt chuẩn quốc tế nhằm tối ưu hóa sử dụng cơ sở dữ liệu dùng chung, góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo sự minh bạch trong cung cách phục vụ của chính quyền. Ngoài ra, hệ thống điện, mạng viễn thông cũng đang được đầu tư nâng cấp; hệ thống xe buýt được vận hành với công nghệ quản lý thông minh…, cùng nhiều đề án khác cũng đang được gấp rút triển khai.
Tỉnh Bình Dương cũng đã đầu tư trung tâm hành chính tập trung, nhằm phục vụ nhu cầu giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp theo mô hình chính quyền điện tử. Việc triển các loại giấy tờ thực hiện trực tuyến cho đến việc khai và nộp thuế điện tử từ xa đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, tiết kiệm thời gian, công sức...
Theo đánh giá của các chuyên gia, Bình Dương là đô thị được xây dựng mới, với cơ sở hạ tầng giao thông, điện, viễn thông và trung tâm cơ sở dữ liệu đạt chuẩn quốc tế…, đó là một trong những lợi thế của tỉnh Bình Dương khi triển khai xây dựng thành phố thông minh. Nhiều thành phố thông minh trên thế giới như Endihoven vẫn luôn trong quá trình hoàn thiện và nâng cấp mình để trở nên thông minh hơn nữa. Do đó, việc triển khai phát triển thành phố thông minh Bình Dương cần phải có lộ trình, vấn đề thời gian cũng như nguồn vốn đầu tư được xác định là không giới hạn./.
Vũ Lê
(责任编辑:World Cup)
- ·Bảo đảm hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu gạo, ổn định thị trường và lợi ích người dân
- ·Công cụ cải tiến TPM và triển vọng áp dụng tại doanh nghiệp Việt Nam
- ·Tạm giữ hơn 27.000 cuốn sách giáo khoa không rõ nguồn gốc
- ·Xây dựng một bộ tiêu chuẩn kỹ năng số chung cho khu vực ASEAN
- ·Tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về dịch Covid
- ·Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch Covid
- ·Trên 500 mẫu mới tại Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng TCMN mới, sáng tạo năm 2020
- ·Gần 64% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh
- ·Xuân 2023 – Nghĩ về kỳ tích và nguồn cội!
- ·Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11
- ·Sun Group tiếp tục đưa thương hiệu quản lý khách sạn nổi tiếng về Nam Phú Quốc
- ·Hà Nội: Rà soát tất cả những người đi Đà Nẵng từ 8/7
- ·20/11: Những vật liệu làm báo tường đẹp nhất tri ân thầy cô
- ·Cán bộ nhân viên Viettel quyên góp 10 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào miền Trung
- ·Nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng
- ·Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 30.000 tỷ đồng thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó dịch Covid
- ·Hà Nội phát triển kinh tế tuần hoàn, thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững
- ·Sản xuất khẩu trang không đảm bảo chất lượng: Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm
- ·Thẻ căn cước công dân gắn chíp đạt chuẩn cần đảm bảo những quy định nào?
- ·Bộ Y tế công bố thêm 7 ca nhiễm Covid