【soi kèo leeds united】Tiếp tục đẩy mạnh cải cách gắn với xây dựng Chính phủ điện tử
Cả giai đoạn cắt giảm gần 3.900 điều kiện kinh doanh
Trình bày Báo cáo kết quả cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng Chính phủ điện tử và hoạt động của Tổ công tác năm 2020 và 5 năm 2016-2020, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng cho biết, công tác cải cách TTHC, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được đặc biệt quan tâm, chú trọng.
Từ năm 2016 đến nay, đã ban hành 37 văn bản, gồm 8 nghị định, 19 nghị quyết, 2 chỉ thị, 8 quyết định, thay đổi căn bản quy trình thực hiện thủ tục hành chính từ thủ công, giấy tờ sang điện tử, phi giấy tờ với 1.097 thủ tục, 992 mẫu đơn và 399 tờ khai liên quan đến TTHC được cắt giảm, đơn giản hóa.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, trong năm 2020, đã cắt giảm thêm 239 điều kiện kinh doanh (ĐKKD). Tính chung giai đoạn 2016 - 2020, đã cắt giảm 3.893/6.191 ĐKKD, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành (KTCN) và 30 TTHC liên quan đến KTCN; 1.501 mặt hàng KTCN chồng chéo đã được xử lý.
“Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng giao cơ quan hải quan làm đầu mối KTCN tại cửa khẩu, được khẩn trương xây dựng. Việc cắt giảm này đã giúp tiết kiệm cho xã hội, người dân, doanh nghiệp khoảng 18 triệu ngày công/năm, tương đương 6.300 tỷ đồng/năm”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Với những nỗ lực và kết quả đạt được nêu trên của các bộ, cơ quan, địa phương, đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong các xếp hạng quốc tế.
Tiết kiệm hơn 8.500 tỷ đồng từ các hệ thống thông tin
Về xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, chiến lược, đề án, kế hoạch, bảo đảm hành lang pháp lý cho việc xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, nhiều hệ thống thông tin nền tảng của Chính phủ điện tử được đưa vào vận hành, giúp đổi mới lề lối làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng như cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.
Cụ thể, trục liên thông văn bản quốc gia được khai trương từ ngày 12/3/2019, đến nay đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử giữa 95/95 cơ quan Trung ương và địa phương; hơn 3,7 triệu văn bản điện tử, gửi nhận qua trục; giúp tiết kiệm được trên 1.200 tỷ đồng/năm.
Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet) được vận hành từ ngày 24/6/2019 đến nay đã phục vụ 24 phiên họp Chính phủ và hơn 620 phiếu lấy ý kiến TVCP, giúp thay thế hơn 225 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy; chi phí tiết kiệm được khoảng 169 tỷ đồng/năm.
Cùng với đó, Cổng Dịch vụ công quốc gia sau một năm vận hành, đã có hơn 2.650 dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên tổng số 6.700 TTHC (đạt tỷ lệ 39%, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao 9%). Chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng hơn 6.700 tỷ đồng/năm.
Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tiết kiệm khoảng 460 tỷ đồng/năm.
Theo đó, tổng chi phí tiết kiệm cho xã hội ước tính trên 8.500 tỷ đồng/năm từ các Hệ thống trên (theo cách tính của OECD).
Về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng cho biết, từ khi thành lập đến nay, Tổ công tác đã thực hiện 103 buổi làm việc với 24 bộ, cơ quan, 44 địa phương, 12 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước; có 16 buổi làm việc với các cơ quan, Hiệp hội doanh nghiệp.
Thông qua đó, đã đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giao, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và những rào cản hành chính mà doanh nghiệp đang gặp phải để tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biện pháp tháo gỡ.
“Kết quả thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao chuyển biến rõ nét, ngày càng thực chất. Thời điểm đầu nhiệm kỳ (đầu năm 2016) - khi Tổ công tác chưa thành lập, nhiệm vụ quá hạn chiếm tới 25,2%. Đến nay, số nhiệm vụ quá hạn chỉ còn 1,8%, giảm 23,4% so với năm 2016”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết thêm.
Về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, trên cơ sở các kiến nghị của Tổ công tác, giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện hơn 300 nhiệm vụ, trong đó, Chính phủ yêu cầu rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung 56 văn bản, đến nay, 55/56 văn bản đã được ban hành, có hiệu lực.
Trong thời gian tới, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan và địa phương tập trung, triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách TTHC, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi gắn với xây dựng Chính phủ điện tử./.
Minh Anh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Tăng phí trước bạ hàng chục triệu, mua bán tải hay SUV?
- ·Đắk Lắk: Nhiều trường THPT công lập không tuyển đủ chỉ tiêu vào lớp 10
- ·Chọn bình cứu hỏa trên ô tô thế nào cho đúng ?
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Vẫn còn thí sinh bị đình chỉ thi vì mang điện thoại vào phòng thi
- ·Đèn môtô thường chỉ sáng một bên, ngẫu nhiên hay do sắp đặt?
- ·Không có biển cấm vượt, có thể vượt xe khác thoải mái?
- ·Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- ·AMG C 63 S Edition 1 – Siêu sedan cho tín đồ tốc độ
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Maserati vào Việt Nam, Porsche đã có đối thủ
- ·Điểm chuẩn phương thức xét tuyển sớm năm 2024 Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh tăng mạnh
- ·Loạt môtô phù hợp với từng nhu cầu của người lái
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm thi Đánh giá tư duy năm 2024
- ·Lỗi ngớ ngẩn của tài xế trước khi tắt máy đỗ xe khiến xe ô tô nhanh 'tã'
- ·Tiếp sức mùa thi: Đón miễn phí thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt đi thi
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·Kia Sportage 2016