【dinamo batumi vs】Kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra gian lận thương mại nghiêm trọng
Hội nghị đã tập trung đánh giá tình hình công tác năm 2018 của Ban Chỉ đạo 138/CP và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia,ểmđiểmtráchnhiệmcủangườiđứngđầunếuđểxảyragianlậnthươngmạinghiêmtrọdinamo batumi vs trong đó đưa ra những kết quả cụ thể, đánh giá những nguyên nhân và nhìn nhận 1 cách khách quan nhưng tồn tại, hạn chế để tiếp tục nầng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Tại Hội nghị, trên cơ sở những kết quả đã đạt được, để tiếp khắc phục những tồn tại, hạn chế và phát huy tối đa sức mạnh cả hệ thống chính trị từng bước ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đề ra một số nhiệm vụ công tác trọng tâm, trong đó tập trung vào những nhiệm vụ sau:
Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong đó tập trung vào Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá; dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 bộ, ngành địa phương thực hiện các kế hoạch chuyên đề về: Kế hoạch tăng cường công tác phòng, chống việc lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; Kế hoạch chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới các tỉnh Tây Nam bộ; Kế hoạch chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa lợi dụng chính sách xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan khu vực biên giới phía Bắc; Kế hoạch chống sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng theo Chỉ thị 17 của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với đó, tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch 1239/KH-BCĐ389 về tăng cường phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng. Kế hoạch 454/KH-BCĐ389 về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019... Ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Đồng thời sẽ chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch công tác năm 2019 theo chức năng, địa bàn, lĩnh vực quản lý. Trong đó cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; xây dựng các kế hoạch chuyên đề đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm các mặt hàng cấm và các mặt hàng khác như: xăng dầu, quặng, hàng điện tử, điện lạnh, điện thoại, linh kiện máy công cụ, ô tô, xe máy đã qua sử dụng, phân bón, thuốc bảo vệ thực phẩm, thuốc lá, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, rượu, nước ngọt, động vật hoang dã, gỗ, quần áo, vật liệu xây dựng,… Giao chỉ tiêu cụ thể cho các cơ quan chức năng về số vụ thanh tra, kiểm tra, vụ phát hiện, bắt giữ, khởi tố vụ án...
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương trong việc chấp hành, thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch chuyên đề, ý kiến chỉ đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đổi mới công tác truyền thông cả bề rộng và chiều sâu để xã hội nhận biết tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tuyên truyền cho nhân dân không tiếp tay cho đối tượng buôn lậu, tham gia tố giác tội phạm, cùng chung tay với các lực lượng chức năng trong lĩnh vực này
Góp ý với những nhiệm vụ của Ban chỉ đạo 389 tại hội nghị, ý kiến góp ý của Ban 389 của các địa phương tập trung góp ý vào các nội dung: các giải pháp phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại; phân công nhiệm vụ theo từng cấp; thay đổi hình thức và tăng cường công tác tuyên thông, cơ chế phối hợp với các lực lượng tham gia trực tiếp phòng chống buộn lậu và gian lận thương mại; tổ chức kiểm tra, kiểm soát, bất giữ và xử lý đối với hàng hóa vi phạm, quay vòng hóa đơn...
Tiếp thu các ý kiến góp ý của các Ban 389 địa phương, Phó trưởng ban chỉ đạo Ban 389, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, cơ chế hoạt động của Ban 389 đã rõ, các địa phương cần rà lại xen đã có cơ chế phối hợp với các ngành chưa, nếu chưa thì cần thực hiện ký kết; Đối với vấn đề hóa đơn chứng từ quay vòng, nếu nhận định đúng phải thực hiện xử lý ngay trên địa bàn.
Bên cạnh đó, thống nhất với một số kiến nghị như tăng cường kỷ luật kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu để tăng cường cơ chế phối hợp trên mọi địa bàn. Nếu các ngành cùng vào cuộc với quyết tâm thì công tác chống buôn lậu và gian luận thương mại sẽ ngày càng tốt hơn- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Đồng tình với ý kiến trên, Phó trưởng ban chỉ đạo Ban 389, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh, nếu không có sự thống nhất trong công tác phối hợp thì hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia 389 sẽ không cao, vì vậy các bộ, ngành và mỗi đơn vị chức năng tại địa bàn cần nâng cao hơn nữa công tác phối hợp.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cơ bản thống nhất với những phương hướng và giải pháp mà Ban Chỉ đạo Quốc gia 389 đã đề ra. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại hàng giả trong năm 2018 tuy đã được tập trung chỉ đạo và đã đạt được một số kết quả khả quan nhưng vẫn chưa tạo được chuyển biến căn bản, chưa triệt phá được tận gốc nên tình hình diễn biến phức tạp, tình trạng lợi dụng quản lý rủi ro để buôn lậu, trốn thuế, vận chuyển hàng cấm có hiều hướng gia tăng nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Vì vậy, để công tác phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có được chuyển biến căn bản hơn, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xác định công tác phòng, chống tội phạm; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, tiếp tục tổ chức, triển khai, quán triệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, lĩnh vực nào để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài về tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hoặc có CBCC dưới quyền tiêu cực, tham nhũng thì phải tổ chức kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của người đứng đầu, xem xét điều chuyển, bố trí công tác khác.
Làm tốt công tác dự báo, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết ngăn chặn tình trạng tham nhũng vặt ở các cơ quan hành chính, không để người dân bức xúc, giảm niềm tin vào đội ngũ CBCC. Tổ chức phòng, chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại ngay trong chính lực lượng chức năng (Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng, Thuế, Cảnh sát biển...), kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, loại ra khỏi bộ máy những CBCC tha hóa, biến chất, tiếp tay cho tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật. Đối với những CBCC thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng thì phải điều chuyển và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đảm bảo nội bộ trong sạch, vững mạnh.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tăng cường vai trò của các tổ chức, đoàn thể, các cơ quan thông tấn báo chí, nhất là người dân trong việc theo dõi, kiểm tra hoạt động công vụ.
Tiếp tục rà soát, xây dựng mới và sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn bất cập, sơ hở. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh nhưng phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, không để các đối tượng lợi dụng kẽ hở để buôn lậu, trốn thuế; xử lý nghiêm các hành vi gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế từ ngân sách NN; có biện pháp thu đủ, kịp thời về ngân sách số tiền bị thất thu, thất thoát.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính làm tốt nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Chỉ đạo Tổng cục Thuế có biện pháp ngăn chặn, xử lý hiệu quả tình trạng chuyển giá, trốn thuế, quản lý chặt chẽ các cơ sở thu mua hàng hóa của cư dân biên giới, xử lý nghiêm các cơ cở thu mua hàng hóa không có nguồn gốc hợp pháp, hợp thức hàng lậu.
Đồng thời, chỉ đạo Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, kiểm soát hoạt động công vụ của công chức hải quan, nghiêm cấm các hành vi nhận tiền bôi trơn, nhũng nhiễu DN, người dân, nâng cao trách nhiệm trong quản lý rủi ro, phân luồng tờ khai hải quan. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và Chính phủ nếu tiếp tụ quản lý rủi ro để buôn lậu, trốn thuế diễn biến phức tạp.
(责任编辑:La liga)
- ·Chọn 3 tỷ, em dứt tình với tôi
- ·Bổ nhiệm nhân sự Văn phòng Chính phủ
- ·Chuẩn y, phê chuẩn nhân sự 3 tỉnh thành
- ·Chấn chỉnh việc áp dụng biện pháp phòng dịch quá mức cần thiết gây ảnh hưởng sản xuất kinh doanh
- ·Chồng quá mẫu mực thì vợ chăm cặp bồ
- ·Thủ tướng dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ
- ·Đà Nẵng: Nhân rộng “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”
- ·Đà Nẵng tham gia sáng kiến “Thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em”
- ·Tăng tính chủ động, sáng tạo, tự quyết cho các đơn vị sự nghiệp công
- ·Phương tiện giao thông tại TPHCM hoạt động ra sao trong thời gian giãn cách xã hội?
- ·Có nên 'Day dứt tình yêu với anh trai'
- ·Lãnh đạo các nước ASEAN khẳng định phụ nữ đang là “anh hùng thầm lặng”
- ·Cả nước có 118 ca mắc Covid
- ·Infographics: Việt Nam đóng góp tích cực vào các hoạt động của G20
- ·Trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng tặng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
- ·Không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội của Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương
- ·“Gieo hạt yêu thương” tới các giáo viên hiếm muộn
- ·Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống gia đình Huế trong đời sống đương đại
- ·Bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế nhanh và bền vững
- ·Không ít người nghĩ học để làm cán bộ rồi mới làm việc, làm người