会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng giải italia】Điện gió xuất khẩu chờ cơ chế chính sách!

【bảng xếp hạng giải italia】Điện gió xuất khẩu chờ cơ chế chính sách

时间:2024-12-23 14:09:59 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:311次
Giá điện gió,Điệngióxuấtkhẩuchờcơchếchínhsábảng xếp hạng giải italia điện mặt trời cần trên tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro Quy hoạch điện 8: Giải quyết khó khăn các dự án điện gió, điện mặt trời Cần chính sách thông thoáng hơn cho phát triển năng lượng tái tạo
Nhiều nhà đầu tư quan tâm đến xuất khẩu điện gió ngoài khơi.
Nhiều nhà đầu tư quan tâm đến xuất khẩu điện gió ngoài khơi.

Vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau có tờ trình gửi Bộ Công Thương đề nghị thẩm định đề án xuất khẩu điện, với mục tiêu xuất khẩu các năm 2031, 2035, 2040 lần lượt là 2.000 MW, 3.000 MW, 5.000 MV.

Phương án nguồn điện gồm: các nguồn điện gió ngoài khơi, các nguồn điện gió trên bờ, gần bờ, các nguồn điện mặt trời, các nguồn điện sinh khối, hệ thống tích trữ năng lượng (BESS).

Theo phương án UBND tỉnh Cà Mau đề nghị, sẽ xây dựng trạm chuyển đổi xoay chiều, đường dây cao áp một chiều trên không, xây dựng cáp ngầm dài 900 km từ điểm tiếp bờ Khai Long đến Singapore.

Các nhà đầu tư: Công ty cổ phần Điện Gia Lai, Công ty PACC Offshore Services Holdings Ltd (Singapore) đang quan tâm đến đề án này.

Không chỉ tại Cà Mau, trên cơ sở đề xuất của Nhà đầu tư Công ty cổ phần Tập đoàn The Green Solution, UBND tỉnh Trà Vinh cũng đưa ra đề xuất được triển khai dự án có quy mô công suất xuất khẩu khoảng 1.000 MW, cùng hệ thống trạm chuyển đổi, điểm đấu nối từ trạm chuyển đổi đến đường dây cáp ngầm dài 1.180 km.

Bên cạnh đó, Liên danh Công ty TNHH Sembcorp Utilities (SCU) và Tổng công ty cổ phần dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam cũng đề xuất triển khai dự án với quy mô công suất xuất khẩu 2.300 MW; đường dây truyền tải điện từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Singapore dài khoảng 900-1.100 km.

Các dự án điện gió ngoài khơi phục vụ hoạt động xuất khẩu điện sang Singapore đều không đấu nối vào hệ thống điện quốc gia mà chỉ tập trung cho xuất khẩu.

Theo Bộ Công Thương, tốc độ tăng trường điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 9,7%/năm (riêng năm 2020 chỉ đạt 3,36% do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19). Theo đề án Quy hoạch điện VIII, dự báo tăng trưởng nhu cầu điện bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2030 khoảng 8,8%. Như vậy, Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm cao dẫn tới thách thức trong đảm bảo cung ứng điện cho đất nước giai đoạn tới. Giai đoạn 2030, Việt Nam vẫn có nhu cầu nhập khẩu năng lượng sơ cấp cho phát điện.

Về chủ trương xuất khẩu điện ra nước ngoài với quy mô lớn (5.000-10.000 MW) tương ứng khoảng 3-6% tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước theo Quy hoạch điện VIII (tổng công suất 150.489 MW) và hình thành hệ thống lưới điện cao áp/siêu cao áp kết nối với các quốc gia khác là một chủ trương lớn và mới, chưa có tiền lệ, liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia, các vấn đề về an ninh, quốc phòng, chủ quyền biển đảo, lưu thông hàng hải, ngoại giao....

Trong khi đó, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị không đưa ra mục tiêu cụ thể xuất khẩu điện, do đó, cần phải có chủ trương cụ thể của Bộ Chính trị để làm cơ sở triển khai thực hiện.

Đồng thời, hiện nay hệ thống pháp luật điện lực cũng có vướng mắc khi chưa có quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục quyết định việc mua bán điện với nước ngoài không qua hệ thống điện quốc gia.

Về pháp luật đầu tư cũng chưa quy định thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án nằm ngoài khu vực biển 6 hải lý như dự án điện gió ngoài khơi; chưa quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án cáp ngầm vượt đi qua các nước: Việt Nam, Malaysia, Singapore...

Ngoài ra, Luật Điện lực cũng chưa quy định đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án điện nói chung, trong đó có điện gió ngoài khơi.

Do đó, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương cụ thể từ Bộ Chính trị về việc xuất khẩu điện quy mô lớn và giao các bộ, ngành xây dựng hệ thống văn bản pháp luật để thể chế hóa chủ trương, làm cơ sở triển khai thực hiện.

Giao Bộ Công Thương nghiên cứu, giải quyết các vướng mắc về pháp luật điện lực nêu trong hồ sơ Luật Điện lực đang được thực hiện; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến về thẩm quyền cấp chủ trương đầu tư, việc lựa chọn nhà đầu tư các dự án trên biển và nghiên cứu bổ sung quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án điện gió ngoài khơi và cáp ngầm vượt biển...; Bộ Quốc phòng đưa ra tiêu chí, yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo trong quá trình phát triển dự án điện gió ngoài khơi.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quy trình lập, thẩm định phê duyệt các hồ sơ dưới hình thức đề án đề Bộ Công Thương có căn cứ thẩm định đề án xuất khẩu điện.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Long An phấn đấu đặt mục tiêu tăng trưởng từ 8
  • Nghiên cứu quy định 'dao có tính sát thương cao'
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đa số ý kiến đồng thuận cấm tuyệt đối nồng độ cồn
  • Để 4 trẻ nhỏ thò đầu qua cửa sổ trời ô tô đang chạy, sự đùa giỡn với tính mạng
  • Gửi Mùa Xuân ra đảo
  • Loạt nhà trọ quây kín thép gai, lồng sắt gần hiện trường vụ cháy ở Trung Kính
  • Xử phạt nam thanh niên người New Zealand vẽ bậy ở Quận 1
  • Cô gái ở Đắk Lắk lái ô tô cá nhân tông xe đối phương là hành vi ngông cuồng
推荐内容
  • Tôi đi làm gái... cho chồng!
  • Nhận cuộc gọi của đối tượng tự xưng công an, bà cụ ở Hà Nội mất 1,1 tỷ
  • Chính phủ họp về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở
  • Đồng Nai: Sau mưa lớn, nước cao gần 1m tại nơi vừa hoàn thành dự án chống ngập
  • Nỗi lòng người mẹ vui cuộc sống mới
  • Xe tải nghi mất lái gây tai nạn liên hoàn ở Đồng Nai, 2 người thương vong