【bong da đuc hom nay】Người thế nào mới xứng đáng là Tiến sĩ?
Vấn đề học thuật
Suốt năm này sang năm khác,ườithếnàomớixứngđánglàTiếnsĩbong da đuc hom nay báo chí đều nêu ra những trường hợp luận án tiến sĩ … vô bổ. Có báo còn đặt câu hỏi mang tính giật gân “Việt Nam có bao nhiêu luận án tiến sĩ … vô bổ”? Tôi nghĩ chẳng ai có thể trả lời câu hỏi này. Nhưng đọc qua tựa đề của những luận án không khỏi làm người ta nêu câu hỏi liệu đó có phải là một đề tài nghiên cứu khoa học hay đề tài hành chính. Theo một thống kê công bố trước đây, trong số 97 đề tài nghiên cứu tiến sĩ ở một trường đại học kinh tế, có đến 57 đề tài về giải pháp, không xứng tầm luận án tiến sĩ.
Đừng cho ra đời những tiến sĩ giấy. Ảnh biếm họa của Khều |
Xin trích một nhận xét khác của Gs Trần Văn Thọ: “Cách suy nghĩ về việc chọn đề tài ở Việt Nam chỉ làm cho luận án thiếu tính học thuật và phần lớn thiếu tính độc sáng. Nội dung, trình độ của luận án do đó còn rất xa mới đạt tiêu chuẩn tối thiểu của thế giới, và người được cấp bằng trong trường hợp đó khó có thể thảo luận khoa học với chuyên gia nước ngoài trong cùng ngành”.
Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét trên của Gs Trần Văn Thọ. Tôi đã có dịp đọc qua nhiều luận án trong ngành y từ Nam chí Bắc thì cảm nhận chung là luận án tiến sĩ ở VN chưa đạt chuẩn mực của một luận án cấp tiến sĩ. (Xin mở ngoặc đế nói thêm là tôi “chưa thấy”, chứ không phải “không thấy”). Đại đa số những luận án tôi đọc qua chỉ là tập hợp hai hoặc ba báo cáo của một nghiên cứu duy nhất. Nội dung thì rất đơn giản, phần lớn chỉ mang tính kiểm kê lâm sàng (giống như làm bài tập thống kê, và đếm bao nhiêu ca bệnh).
Phương pháp cũng chưa đạt, vì hình như các tác giả chưa am hiểu phương pháp nghiên cứu. Cách trình bày kết quả là một thất vọng lớn, vì quanh đi quẩn lại cũng chỉ là những bảng số liệu và biểu đồ hết sức đơn giản, chỉ nói lên một điểm! Bàn luận càng thất vọng hơn, vì hình như các tác giả chưa biết viết bàn luận. Do đó, tất cả các luận án tiến sĩ y khoa mà tôi xem qua chỉ có 50 đến 120 trang. Thật ra, số trang thì chẳng nói lên điều gì, nhưng ở đây, vì nội dung luận án quá đơn giản nên tác giả cũng chẳng có gì để viết. Có thể nói không ngoa rằng tuyệt đại đa số những luận án tôi xem qua chỉ xứng đáng luận án cử nhân danh dự hay cao học (thạc sĩ) mà thôi.
Thiếu chuẩn mực đào tạo tiến sĩ
Ở Việt Nam, các đại học chưa có những chuẩn mực đào tạo tiến sĩ. Người ta chỉ nói chung chung rằng một luận án phải có “cái mới”, nhưng không nói rõ cái mới là gì, thế nào là "cái mới", và dẫn đến tình trạng mỗi nơi hiểu một cách về văn bằng tiến sĩ. Vì thế chất lượng đào tạo không đồng đều nhau.
Trước đây, tôi đã đề nghị 6 tiêu chuẩn cho một luận án tiến sĩ (Box 2). Để có được văn bằng tiến sĩ, ứng viên phải đạt hai điều kiện. Thứ nhất, ứng viên phải có kiến thức uyên bác và làm chủ kiến thức về một đề tài khoa học. Thứ hai, ứng viên phải mở rộng hay phát triển thêm tri thức về đề tài đó. Để làm chủ đề tài nghiên cứu, nghiên cứu sinh phải tìm đọc và cố gắng hiểu tất cả những gì đã viết hay công bố về đề tài đó. Không phải như bậc cử nhân, kiến thức thường có thể tìm thấy trong sách giáo khoa , đối với bậc tiến sĩ kiến thức thường được tìm trong các tập san khoa học.
Để mở rộng kiến thức về một đề tài, nghiên cứu sinh phải làm nghiên cứu khoa học theo sự hướng dẫn của thầy cô. Chính phần nghiên cứu khoa học này phân biệt giữa tiến sĩ và các chương trình cử nhân hay thạc sĩ. Học tiến sĩ thực chất là làm nghiên cứu khoa học. Không có nghiên cứu khoa học thì không thể là tiến sĩ được.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng đề án nghiên cứu cấp tiến sĩ không nhất thiết phải mang tính ứng dụng thực tiễn (như nhiều người ngộ nhận), mà phải thể hiện một đóng góp mới vào tri thức cho chuyên ngành. “Tri thức mới” ở đây bao gồm việc phát hiện mới, khám phá mới, hay cách diễn giải mới cho một vấn đề cũ, hay ứng dụng một phương pháp mới để giải quyết một vấn đề cũ, v.v. Những tri thức như thế có thể không có khả năng ứng dụng trong tương lai gần, nhưng có thể góp phần thúc đẩy chuyên ngành phát triển một mức cao hơn. Xin nhớ rằng khám phá insulin phải đợi đến gần 50 năm sau mới ứng dụng trong lâm sàng.
Học tiến sĩ không phải chỉ “làm luận án”
Có rất nhiều người tưởng rằng học tiến sĩ chủ yếu là hoàn tất một luận án, nhưng thực tế thì không phải như thế vì luận án chỉ là một phần của chương trình đào tạo. Luận án là một báo cáo có hệ thống những phương pháp và kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Do đó, luận án chỉ là một tiêu chuẩn (có thể quan trọng) trong các tiêu chuẩn để được cấp bằng tiến sĩ.
Một luận án khi hoàn tất mà chỉ để trên giá sách của thư viện trường cũng chỉ là một mớ tài liệu ít người biết đến. Vì ít người biết đến và nằm trong thư viện, nên chẳng có bao nhiêu người biết được luận án đó có cái gì mới hay xứng đáng với cấp tiến sĩ hay không. Do đó, nghiên cứu sinh cần phải công bố vài bài báo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế trước khi viết luận án. Công bố quốc tế là một hình thức “thử lửa” tốt nhất cho nghiên cứu sinh, bởi vì qua đó mà đồng nghiệp khắp thế giới có thể thẩm định chất lượng của công trình nghiên cứu và luận án của nghiên cứu sinh.
Thật ra, công bố quốc tế là một điều gần như tất yếu trong quá trình học tiến sĩ ở các đại học bên Âu châu, Mĩ châu, và Úc, những nơi mà họ khuyến khích (có nơi gần như bắt buộc) nghiên cứu sinh phải công bố vài bài báo khoa học trước khi viết luận án tiến sĩ. Ở một số nước Bắc Âu, luận án tiến sĩ thực chất là tập hợp một số bài báo khoa học đã công bố trên các tập san quốc tế. Ngày nay, các đại học lớn ở Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân, v.v. cũng có qui định tương tự.
Ở Việt Nam, có nhiều người nghĩ rằng xong chương trình tiến sĩ là đạt đỉnh cao học thuật, không cần học gì thêm nữa! Quan điểm này hết sức sai lầm. Xong tiến sĩ có thể ví von như là xong học nghề. Người học cần phải trau dồi tay nghề mới có thể trở thành độc lập. Nhưng rất tiếc là đại đa số tiến sĩ được VN gửi ra ngoài đào tạo chưa qua chương trình hậu tiến sĩ, vì theo qui định họ phải về nước. Vì thế, phần lớn chưa có cơ hội thực tập sau tiến sĩ, và trình độ có khi cũng còn hạn chế. Còn ở trong nước thì không có chương trình hậu tiến sĩ. Theo tôi, cần phải gửi nghiên cứu sinh xong tiến sĩ ra ngoài để theo đuổi chương trình hậu tiến sĩ để đào tạo những người này thành những nhà khoa học chuyên nghiệp. Điều này có thể không dễ, vì xin được một học bổng hay suất học hậu tiến sĩ rất khó và cạnh tranh ác liệt. Nhưng nếu nghiên cứu sinh có công bố quốc tế trên các tập san tốt thì việc xin nghiên cứu hậu tiến sĩ cũng dễ dàng hơn.
Nước ta có chiến lược đào tạo 20,000 tiến sĩ từ nay đến năm 2020. Hiện nay, theo nhiều nguồn thống kê, Việt Nam đã có 24,000 tiến sĩ. Nhưng trong số này, chỉ có khoảng 7300 người hay 30% làm việc tại các đại học (niên học 2011-2012). Chính con số này giải thích một phần lớn tại sao mức độ hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam chỉ bằng 1/5 của Thái Lan và 1/8 của Singapore, trong khi hai nước đó có số tiến sĩ thấp hơn nước ta. Đã đến lúc phải chấn chỉnh lại các chương trình đào tạo tiến sĩ trên toàn quốc (chứ không phải chỉ vài nơi) để nâng cao uy tín học thuật nước nhà.
Tôi đề nghị nghiên cứu sinh phải đáp ứng 6 tiêu chuẩn như sau :
|
GS Nguyễn Văn Tuấn
(责任编辑:La liga)
- ·Thẻ BHYT: Thay đổi quan trọng từ 2019 triệu người cần biết
- ·Bắt gã đàn ông ở Thanh Hoá nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- ·Lùm xùm khoản nợ 7,7 tỷ đồng giữa Công ty Sao Bắc Đẩu và Công ty A1Tech
- ·Triệu tập nhóm 'quái xế' tông tử vong cô gái chờ đèn đỏ ở Hà Nội
- ·Chiếc ô tô Hyundai 4 chỗ ngồi giá từ 216 triệu đồng vừa trình làng có gì hấp dẫn
- ·Mượn xe của bạn rồi bỏ trốn sang Campuchia
- ·Xử phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: Ông Nguyễn Cao Trí xin vắng mặt
- ·Nguyễn Cao Trí rải tiền hối lộ cho những ai để thâu tóm dự án Đại Ninh?
- ·Huyndai Santafe 2019 sở hữu những tính năng thông minh nào?
- ·Say rượu đi tìm bạn, bị đâm chết tại khu trọ ở Gia Lai
- ·Xổ số Vietlott: Vừa có tỷ phú 21 tỷ, giờ lại xuất hiện thêm người trúng hơn 13 tỷ đồng?
- ·Công ty GFDI nợ khách hàng hơn 3.700 tỷ đồng
- ·Bắt nhân viên bảo vệ rừng cấu kết với lâm tặc đốn hạ gỗ quý ở Lâm Đồng
- ·Xử phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: Xuất hiện tình tiết mới, tòa tạm dừng đến 15/11
- ·Eurowindow Holding
- ·Cựu Chủ tịch Lâm Đồng Trần Văn Hiệp được đại gia Nguyễn Cao Trí cảm ơn 4,2 tỷ
- ·Danh tính 'quái xế' tông tử vong cô gái chờ đèn đỏ ở Hà Nội
- ·Truy tố 3 đối tượng tham gia tổ chức 'Năng lượng gốc trống đồng Việt Nam'
- ·Phòng ngừa hiệu quả bệnh vàng lá, thối rễ ở cây có múi
- ·Công ty GFDI nợ khách hàng hơn 3.700 tỷ đồng