【trận đấu psis semarang】Hiệu quả mô hình kè sinh thái trong phòng, chống sạt lở
Hậu Giang nằm ở vị trí trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu,ệuquảmhnhksinhthitrongphngchốngsạtlởtrận đấu psis semarang chịu ảnh hưởng lớn từ thiên tai, trong đó có sạt lở. Việc thực hiện mô hình kè sinh thái để phòng chống sạt lở đang mang lại hiệu quả.
Kè sinh thái của hộ ông Huỳnh Văn Khen, ở ấp 6, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ.
Trước thực trạng sạt lở đang diễn ra ở nhiều nơi, nhiều địa phương trong tỉnh đã chủ động nâng cao phòng chống, trong đó mô hình kè sinh thái đã được nhiều địa phương tập trung tuyên truyền vận động người dân thực hiện. Nếu ai đã có bờ kè thì tiếp tục duy trì và gia cố, hộ nào chưa có sẽ được cán bộ hỗ trợ kỹ thuật để làm kè sinh thái. Kè sinh thái được trồng bằng cây xanh có chi phí thấp, dễ làm, đây được xem là giải pháp bảo vệ hiệu quả công trình giao thông, thủy lợi, mang lại lợi ích cả kinh tế và môi trường. Mô hình đã phát huy hiệu quả trong việc bảo vệ bờ kênh, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần ứng phó biến đổi khí hậu thời gian qua.
Theo Chi cục Thủy lợi Hậu Giang, kỹ thuật để làm kè sinh thái chống sạt lở khá đơn giản, các hộ dân đều có thể tự làm. Đầu tiên là gia cố một lớp hàng rào cừ tràm, cây tre với biên độ khoảng 5 cây/m; cách bờ kênh từ 2-3m. Sau đó là dùng tấm mê bồ, lưới cước và vét đất dưới kênh đắp vào phía trong. Trồng cây tràm, bần tại nơi tạo lớp đất đắp và trồng hàng cây có giá trị kinh tế như cà na, dừa ở bên trong. Sau khoảng 2-3 năm khi thu hoạch tràm cũng là lúc cây bần, cà na, dừa đã phát triển, đủ sức bảo vệ mái kênh và chống sạt lở tốt hơn.
Mặc dù mang đến nhiều hiệu quả thực tiễn, nhưng để công tác phòng, chống sạt lở thiết thực cần có sự tham gia tích cực từ người dân. Mặt khác, kè sinh thái tuy thích hợp thực hiện trên các tuyến sông, kênh ở vùng nông thôn, nhưng cũng tùy vào khu vực có biên độ triều, cấp kênh, lưu lượng tàu thuyền lưu thông khác nhau mà có tính toán triển khai phù hợp.
Ông Huỳnh Văn Khen, ở ấp 6, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, chia sẻ: “Tôi sống dọc tuyến kênh Hậu Giang 3 rất nhiều năm, hiện trạng dòng kênh này tôi hiểu rất rõ do có ghe tàu qua lại nhiều nên chuyện sạt lở là điều tất nhiên xảy ra. Trước kia tôi chọn các loại tre lục bình gia cố bờ lại cho giảm bớt xói mòn, sạt lở, nhưng qua thời gian tôi thấy không hiệu quả lắm. Sau đó tôi được các bộ xã xuống hướng dẫn làm kè sinh thái trồng cây xanh nên đã tiến hành trồng và gia cố lại bờ kênh của mình, từ đó thấy yên tâm hơn”.
Còn hộ ông Trần Văn Sĩ, ở ấp 6, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, thực hiện đoạn bờ kè trên tuyến kênh hơn 200m. Ông Sĩ cho biết: “Trước mắt tôi trồng dừa chủ yếu chống sạt lở và sau này có thêm thu hoạch dừa để bán trái. Trước đó bờ kè này tôi trồng tràm, bạch đàn, sau khi cây lớn tôi dùng các cây này xịa lại bờ để chắn sóng”.
Trong công tác xây dựng công trình giao thông - thủy lợi hàng năm, Ban chỉ đạo Chiến dịch Giao thông nông thôn - thủy lợi và bảo vệ môi trường của thị xã Long Mỹ đã khảo sát đánh giá các kết quả quan trọng mà mô hình kè chống sạt lở mang lại và các mô hình kè cần thực hiện sắp tới để đạt được hiệu quả nhất định. Ông Trịnh Minh Tình, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ, cho biết: Những nơi được người dân tham gia trồng cây, kết hợp làm kè sinh thái không có xảy ra trường hợp bị sạt lở. Bà con cũng có thể thu nhập được một khoản nhỏ từ việc trồng dừa, cà na, hay tràm… Từ những hiệu quả mà mô hình mang lại đã thúc đẩy những hộ dân ở các tuyến kênh có nguy cơ sạt lở nhiệt tình ủng hộ, hưởng ứng.
Ông Tình cho biết thêm, nhận thấy trên địa bàn thuộc vùng trũng, cách xa kênh lớn nên hoạt động xói mòn, gây sạt lở là không cao. Nhưng Ban chỉ đạo Chiến dịch đã vận động bà con trên địa bàn xã, phường, giao chỉ tiêu hàng năm cho đơn vị tích cực tham gia chiến dịch. Từ đó, tạo động lực cho đơn vị, cũng như người dân tình nguyện tham gia cùng với chính quyền địa phương trong thực hiện kè sinh thái, giao thông - thủy lợi. Ngoài ra, kết hợp với bộ phận chuyên môn của ngành nông nghiệp, kiểm lâm tuyên truyền hiệu quả mô hình mang lại, cũng như hỗ trợ người dân một phần kinh phí của địa phương, tràm, hoặc những cây trong danh mục để người dân dễ dàng tham gia.
Qua nhiều năm thực hiện kè sinh thái, môi trường được bảo vệ do diện tích trồng cây xanh tăng lên… Còn về lâu dài, sẽ tạo mặt bằng gia cố mái kênh, thuận tiện trong việc nạo vét lòng kênh, vì đa số các tuyến kênh đã bồi lắng nhưng không có mặt bằng thi công.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh xảy ra 63 điểm sạt lở bờ sông, với chiều dài sạt lở 1.550m, diện tích mất đất 9.362m2, ước thiệt hại hơn 5,6 tỉ đồng. Như vậy, so với cùng kỳ thì số vụ sạt lở tăng 46 điểm, chiều dài sạt lở tăng 1.089m, diện tích mất đất tăng 6.528m2, ước thiệt hại tăng hơn 3,5 tỉ đồng. |
Bài, ảnh: NGUYỄN HUẤN
(责任编辑:Thể thao)
- ·Phát hiện, xử lý nhiều vụ việc gian lận thương mại
- ·Một số hình ảnh đáng nhớ trong hành trình xây dựng và trưởng thành của Báo Hải quan
- ·Tuyển Ý đấu với Pháp: Ý hồi sinh với Tonali
- ·PCB và những hệ lụy
- ·Chuyện đau lòng ở nhà xây dựng sai phép
- ·Tuyển Việt Nam, do thám Indonesia, ông Kim Sang Sik gặt được gì?
- ·Newcastle chuẩn bị đưa Mourinho trở lại Ngoại hạng Anh
- ·Năm 2018: Ngành Hải quan đặt mục tiêu thu tăng hơn 4%
- ·Dầu phục hồi, vàng nhích nhẹ, chứng khoán tiếp tục lên điểm ở thị trường châu Á
- ·Kết quả bóng đá Kuwait 1
- ·Khó tin mẹ chồng thương con dâu như con gái
- ·Thủy điện: Phấp phỏng nỗi lo thiếu nước
- ·Ninh Bình triển khai hóa đơn điện tử vào kinh doanh xăng dầu
- ·Ruben Amorim nói về Pep với Man City, tuyên bố tạo khác biệt ở MU
- ·Xử lý thu hồi đất tại dự án Mở rộng nhà máy Thép Long An tại Bến Lức vì nhiều năm không thực hiện
- ·Messi ngồi ngoài 3 tháng: Năm 2024 buồn vui với Leo
- ·2.742 dòng thuế nhập khẩu từ Chi Lê về 0%
- ·VN and Laos ministries boost ties in various areas
- ·Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình trả lời Báo VietNamNet
- ·Bộ Quốc phòng thực hiện 13 thủ tục trên Cơ chế một cửa quốc gia