【corinthians sp】Lái xe say xỉn sẽ bị tịch thu phương tiện: Bao giờ thực hiện?
Thời gian qua các bộ,áixesayxỉnsẽbịtịchthuphươngtiệnBaogiờthựchiệcorinthians sp ngành, địa phương đã tích cực vào cuộc, siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện, vì vậy TNGT tiếp tục giảm sâu cả 3 tiêu chí. Tuy nhiên tình hình đó vẫn còn nhức nhối. Số người tử vong do TNGT dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi tăng hơn 12% so với năm ngoái. Bên cạnh đó hiện tượng chống đối người thi hành công vụ trong kiểm soát tải trọng phương tiện có xu hướng tăng lên, nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng do người điều khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn, xuất hiện tình trạng người đi mô tô, xe gắn máy và xe thô sơ đi trên đường cao tốc uy hiếp nghiêm trọng ATGT... Vì vậy Ủy ban ATGTQG đã kiến nghị Chính phủ nâng mức xử phạt đối với xe quá tải, lái xe say rượu với mức phạt cao nhất là tịch thu phương tiện.
Để rộng đường dư luận, chiều 5/3, TS. Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Uỷ ban ATGTQG đã có cuộc trao đổi tại buổi tọa đàm tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Ủy ban ATGTQG chính thức trả lời về đề xuất thu giữ phương tiện giao thông khi tài xế say xỉn. Ảnh: Chinhphu.vn
Luật và Hiến pháp: Bên nào 'cao' hơn?
Đồng tình với đề xuất này của Ủy bán ATGTQG, ông Tô Văn Hòa, Trưởng khoa Khoa Luật Hành chính, Đại học Luật Hà Nội cho rằng mức phạt cao nhất được đề xuất đã dựa trên mối quan ngại rõ ràng phân tích cụ thể tình hình TNGT vừa qua. Việc uống rượu bia lưu thông trên đường là vi phạm rất nặng. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tính mạng của người lái xe mà cả những người xung quanh vì thế không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước đều rất quan tâm. Chế tài với hình thức vi phạm này ở các quốc gia phát triển rất được coi trọng, có những nước còn có những chề tài hình sự như phạt tù.
“Tôi không ngạc nhiên khi Ủy ban đề xuất mức xử phạt cao như vậy. Về mặt tinh thần chung tôi cho rằng trước tình trạng chuyển biến xấu đi thì việc cân nhắc tới mức phạt cao hơn là hợp lý”, ông Hòa đồng tình.
Tuy nhiên, không ít bạn đọc tỏ ra băn khoăn việc tịch thu xe đối với người điều khiển có nồng độ cồn quá cao có vi phạm quyền sở hữu tài sản của người dân không không? Có vi phạm Hiến pháp 2013 không?
Trả lời băn khoăn này, TS. Khuất Việt Hùng khẳng định, trong quá trình xây dựng đề xuất đã nghiên cứu về cơ sở pháp lý. Hiện nay quy định về quyền sở hữu tài sản Hiến pháp đã quy định rất rõ, nhưng điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đã có quy định về việc tịch thu phương tiện của những người cố tình vi phạm, những hành vi vi phạm hành chính uy hiếp gây nguy hiểm cho xã hội cao.
“Quy định pháp luật trong Luật Xử phạt vi phạm hành chính đã có quy định chế tài này rồi nên không nhất thiết cứ phải gây án mới được tịch thu phương tiện. Về mặt thẩm quyền, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ hay ông Chủ tịch UBND tỉnh, Cục trưởng Cục CSGT đủ thẩm quyền để thực hiện tịch thu phương tiện với hành vi gây mất trật tự an toàn xã hội” – ông Hùng nói.
Còn theo TS. Tô Văn Hòa, nếu xét ở góc độ pháp lý, phải phân biệt một bên là giá trị cao của tài sản có thể bị tịch thu, một bên là quyền bảo hộ tài sản đó trong pháp luật. Khi đưa ra luật này, yếu tố giá trị tài sản không được cân nhắc ở đây.
Theo TS. Hòa, trong Hiến pháp 2013, quyền bảo hộ tài sản là rất cao nhưng điều đó không có nghĩa loại trừ khả năng pháp luật có những chế tài liên quan đến tài sản vi phạm mà không kể đến giá trị của nó như thế nào.
Trong luật xử lý vi phạm hành chính cũng có quy định về việc xử lý tài sản vi phạm, bộ luật Hình sự cũng có những quy định tương tự. “Về mặt pháp lý và hiến định trong văn bản quy định thì những đề xuất này không vi phạm Hiến pháp” – TS. Hòa khẳng định.
Nếu thấy nặng, đừng vi phạm nữa!
Chứng minh cho đề xuất này nhận được sự đồng tình cao, TS. Khuất Việt Hùng tiết lộ: “Tôi là người sử dụng Facebook khá lâu rồi, và mấy ngày hôm nay Facebook của tôi rất nóng. Có thể nói đa số 99% ủng hộ tăng chế tài, nhưng cũng có ý kiến cho rằng nặng quá”.
Tuy nhiên, đưa ra dẫn chứng với nước Nhật, ông Hùng cho biết, tại đây, nếu lái xe với nồng độ cồn 80mg/l có thể bị phạt tù 5 năm và tiền là 8.800 USD với người lái. Người giao xe cho người lái xe vi phạm cũng bị phạt tương ứng. Người cung cấp rượu cũng bị xử phạt tù 3 năm và phạt 3.000 USD, người ngồi cạnh người lái xe vi phạm cũng có thể bị phạt tù đến 3 năm. Hàn Quốc, lần đầu tiên vi phạm, nồng độ cồn từ 50-99mg/l phạt tù 6 tháng, phạt tiền 3 triệu Won.
“Tại sao những quốc gia văn minh như vậy họ vẫn phải quy định chế tài thế này? Khi tôi trao đổi với những đồng nghiệp của chúng tôi ở Nhật Bản và ở Hàn Quốc thì họ nói rằng khi đưa ra chế tài đủ mạnh thì số lượng hành vi vi phạm sẽ giảm đi. Rõ ràng tưởng rằng là ác vì tước quyền tự do thân thể của họ mấy năm trời nhưng chính là bảo vệ sự tồn tại của người đó, bảo vệ tài sản tính mạng cho xã hội. Cho nên nếu thấy nặng, chúng ta đừng vi phạm nữa”, ông Hùng chia sẻ.
Đồng thời, vị này khẳng định, việc đưa ra chế tài này có tính răn đe nhưng mục tiêu không phải để xử phạt công dân mà là biện pháp giáo dục, xây dựng văn hóa giao thông.
Theo ông Khuất Việt Hùng, 70% tai nạn là do người điều khiển có "men". Ảnh: Viết Cường
Với những trường hợp mượn xe, lần đầu vi phạm, nhiều bạn đọc tỏ ra lo lắng vì đề xuất này quá nặng. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Uỷ ban ATGTQG một lần nữa nhấn mạnh, ở Nhật Bản còn phạt luôn người cho mượn xe. Người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành vi của mình. Tai nạn xảy ra đầu tiên là sức khỏe bị tổn hại, nguy cơ mất mạng, uy hiếp tính mạng người khác thường trực. 70% nguyên nhân tai nạn có yếu tố con người và do ý thức khi uống rượu say rồi thì ta không kiểm soát hành vi của mình nữa. Đây là lý do tại sao các quốc gia càng phát triển, họ càng coi đây là hành vi nguy hại cho xã hội phải ngăn ngừa.
"Nếu điều khiển xe trong trạng thái say xỉn thì tịch thu phương tiện là rất nhân văn. Vì như thế số lượng người say xỉn điều khiển xe sẽ giảm đi, những người tham gia giao thông khác sẽ không bị uy hiếp nữa. Yếu tố nhân văn là như thế!" – TS Hùng chia sẻ.
Việc tịch thu phương tiện sẽ không phân biệt giá trị. Phương tiện đó có thể là xe máy hay xe sang cả chục tỉ. Khi lái xe say xỉn, tính mạng không còn phụ thuộc vào giá trị phương tiện, vì thế để đơn giản hóa cơ quan này đề xuất tịch thu phương tiện mà không nói đến giá trị của nó.
Đồng tình với ông Khuất Việt Hùng, ông Tô Văn Hòa cho rằng đề xuất này “nhân văn ở nhiều yếu tố”.
“Tôi cũng đồng ý mục tiêu không phải đưa ra để phạt. Mục tiêu là ngăn chặn để người ta không vi phạm. Ngoài việc quy định chế tài phù hợp còn công tác tuyên truyền. Việc tuyên truyền rất quan trọng, để họ biết nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào”.
Theo kiến nghị của Ủy ban ATGT quốc gia, chế tài tịch thu ôtô và tước giấy phép 2 năm nếu lái xe trên đường mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn trên 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1ml khí thở. Đồng thời, người vi phạm phải thi lại nội dung về Luật giao thông đường bộ trước khi được cấp lại giấy phép lái xe. Chế tài xử phạt này cũng áp dụng cho cả người vi phạm lái mô tô, xe gắn máy (xe máy điện) và các loại xe tương tự mô tô, xe gắn máy. Tương tự, đối với các trường hợp lái ôtô và các loại xe trên đường mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn đến 50mg/100ml máu hoặc đến 0,25 mg/ml khí thở sẽ bị phạt tiền từ 8-15 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 6 tháng. Cùng hành vi này, nếu người lái xe mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn từ 50 - 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4mg/ml khí thở sẽ phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng và tước giấy phép 1 năm, đồng thời phải thi lại nội dung về Luật giao thông đường bộ trước khi được cấp lại giấy phép lái xe. Cũng theo đề xuất của Ủy ban ATGT quốc gia, với trường hợp có hành vi lái mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, xe thô sở trên đường cao tốc (đường chỉ dành cho ô tô), Bộ GTVT tải kiến nghị cho phép áp dụng chế tài tịch thu phương tiện. Đây là giải pháp được xem là mạnh tay nhất từ trước tới nay đối với hành vi vi phạm này. Đối với hành vi vi phạm với xe chở hàng vượt tải trọng trên 150%, Ủy ban ATGT quốc gia kiến nghị chế tài phạt người lái xe 25 triệu đồng/lần vi phạm và áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe trong 1 năm, phải thi lại nội dung về Luật giao thông đường bộ trước khi được cấp lại giấy phép lái xe. Đối với chủ xe là cá nhân sẽ bị phạt 40 triệu đồng/lần vi phạm và 80 triệu đồng/lần vi phạm đối với chủ xe là tổ chức (sẽ bị tịch thu xe nếu không nộp tiền phạt). |
Trà Phương
Bộ trưởng Đinh La Thăng đề xuất tịch thu xe máy đi vào làn cao tốc
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Kỷ niệm Ngày Đo lường thế giới 2019: Khẳng định tính ưu việt của định nghĩa SI mới
- ·Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 2/5/2016
- ·Tòa án Quân sự TƯ trao quyết định bổ nhiệm cán bộ
- ·Tai nạn giao thông: Xe chở khách Trung Quốc lao vào xe tải
- ·Thiết bị thông minh theo dõi chất lượng không khí được ra mắt
- ·Ung thư dạ dày vì uống rượu với thịt nguội
- ·Chọn thịt gà Tết không bị nhuộm hóa chất, bơm nước
- ·Chánh án Nguyễn Hoà Bình nói về việc xét xử BS Hoàng Công Lương
- ·Để ý nhãn năng lượng khi mua xe có thể giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu
- ·Dân nghèo miền Tây cần lắm những cây cầu
- ·Ung thư vì nước uống đóng bình kém chất lượng
- ·Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 8/5
- ·Bắt cóc trẻ em ở Huế: Nghi phạm là cháu gái họ trong gia đình?
- ·Sóc Trăng hủy quyết định chi gần 1 tỷ gắn camera ở nhà cán bộ
- ·Hầm đường bộ Đèo Cả: Thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc, chịu được động đất cấp 7
- ·Tai nạn liên tiếp: Hệ thống đường sắt đang ở thời mông muội
- ·Lý Sơn tổ chức lễ khao lề thế: Tri ân những hùng minh Hoàng Sa
- ·Tai nạn giao thông, 1 cháu bé tử vong
- ·Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- ·Bộ Công thương bác thông tin ông Nguyễn Thành Nam làm TGĐ Vinataba