【ket qua giai vo dich phap】Giữ quân ở Syria, Tổng thống Trump muốn “mặc cả” với Nga và Iran?
Cục diện Syria: Chiến thắng “không như mơ” của đồng minh Putin - Assad | |
Rút quân khỏi Syria, Mỹ gián tiếp gióng chuông cảnh báo Israel? | |
Nga công bố bản đồ Syria mới, cử quân tới biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ | |
Nga-Thổ đạt thỏa thuận về Syria: Mỹ đã thua trắng tay? |
Tổng thống Trump tuyên bố duy trì một số quân Mỹ ở Syria để bảo vệ dầu mỏ nhưng đó có phải là căn nguyên sâu xa trong quyết định này? Ảnh: Reuters. |
Dầu mỏ có phải là lý do để Mỹ ở lại Syria?
Chính sách Syria của Mỹ "biến động" không ngừng kể từ tháng 10/2019. Hiện nay vẫn chưa rõ bước đi tiếp theo của Washington là gì khi mà nhiều lựa chọn khác nhau được đưa ra, từ việc rút quân khỏi một số khu vực của Syria cho tới giữ lại tất cả quân ở phía đông Syria và tăng cường binh lính ở một số khu vực giàu tài nguyên dầu mỏ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ tham vấn một nhóm nhỏ các cố vấn về các vấn đề liên quan đến Syria, trong khi chính sách của Mỹ vẫn bị chia rẽ bởi những tuyên bố khác nhau giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao nước này. Chỉ có một điều duy nhất rõ ràng từ Nhà Trắng là hiện nay, Mỹ muốn đảm bảo nguồn dầu mỏ Syria.
Sau khi thông báo về cuộc không kích tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi, cũng trong ngày hôm đó, Tổng thống Trump đã khẳng định rõ ràng rằng Mỹ muốn đảm bảo an ninh ở các mỏ dầu ở Syria. Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng dầu mỏ "có giá trị bởi nhiều lý do" khi mà không ít bên nhòm ngó đến nguồn tài nguyên quan trọng này và tuyên bố rằng ông sẽ làm việc với một công ty dầu mỏ của Mỹ để phát triển các cơ sở hạ tầng ở đây. Hiện nay, Mỹ đang "bảo vệ" dầu mỏ và "điều đó không có nghĩa là chúng tôi không muốn một thỏa thuận vào một thời điểm nào đó", Tổng thống Trump cho biết.
Cụm từ "làm nên một thỏa thuận" trong nhận định trên là một điểm vốn thường thấy trong những tuyên bố của ông Trump và điều đó cho thấy rằng chính quyền Tổng thống Trump có xu hướng coi chính sách đối ngoại giống như một cuộc giao dịch. Chẳng hạn như chính sách "gây sức ép tối đa" của Mỹ lên Iran tập trung vào các lệnh trừng phạt kinh tế hơn là các hành động quân sự. Mỹ không muốn một cuộc chiến với Iran bất chấp việc Nhà Trắng có những tuyên bố cứng rắn với nước Cộng hòa Hồi giáo này. Sự ra đi của Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton hồi tháng 9/2019 lại càng làm giảm khả năng xung đột Mỹ - Iran sẽ nổ ra.
Theo như những tuyên bố của Mỹ, nước này có 3 mục tiêu ở Syria: ủng hộ tiến trình do Liên Hợp Quốc chủ trì nhằm hướng tới một giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến Syria; đánh bại IS và các nhánh của Al Qaeda, cũng như loại bỏ tất cả các lực lượng ủy nhiệm của Iran khỏi Syria".
Dù vậy, Nhà Trắng khá linh động trong việc thực hiện các mục tiêu trên. Tổng thống Trump không ít lần tuyên bố IS bị đánh bại kể từ đầu tháng 12/2018. Mặc dù liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu với 8 đối tác hiện nay đang chiến đấu chống IS ở Iraq song tổ chức khủng bố này đã suy yếu đáng kể từ năm 2017. Nhà lãnh đạo Mỹ khắc họa cuộc chiến chống IS giống một cuộc "chiến tranh bất tận" mà ông "thừa kế" từ những người tiền nhiệm. Tổng thống Trump cũng không tập trung vào cuộc thảo luận Geneva do Liên Hợp Quốc chủ trì về giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Syria.
Do đó, căn nguyên thực sự khiến Mỹ tiếp tục duy trì hiện diện ở Syria không phải nhằm chống lại chính quyền Tổng thống Assad hay cuộc chiến chống IS, mà là để đối phó với Iran. Không chỉ dùng chiến lược gây sức ép tối đa, Nhà Trắng còn coi những mỏ dầu ở phía đông Syria là một công cụ để gây ảnh hưởng nhằm tiến hành một thỏa thuận với Iran.
Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng Iran dường như vẫn giữ thái độ im lặng về vai trò của Mỹ ở Syria. Truyền thông Iran, vốn thường tập trung vào chính sách của Mỹ ở Trung Đông, nay lại đột nhiên "im hơi lặng tiếng" trong những tuần gần đây về chính sách Syria của Tổng thống Trump. Tehran dường như vẫn hy vọng rằng Mỹ sẽ rời đi và không có lý do gì để Iran lên tiếng khi quá trình rút quân của Mỹ đang diễn ra.
Tuy nhiên, thông báo về việc đảm bảo an ninh dầu mỏ ở Syria của Nhà Trắng đã đảo ngược tất cả những điều này. Quân đội Mỹ đang quay trở lại cùng với các thiết bị quân sự. Thực tế thì Mỹ không đời nào từ bỏ các mỏ dầu ở Deir Ezzor và mỏ khí Conoco vốn là mục tiêu nhắm tới của chính phủ Syria và các nhà thầu Nga. Washington và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã giải phóng những khu vực này khỏi IS vào tháng 9/2017. Mỹ thậm chí đã thành lập một căn cứ ở mỏ dầu Omar.
Nắm được những mỏ dầu này trong tay, Mỹ có thể tạo "tam giác ảnh hưởng" trong một khu vực trải dài từ sông Euphrates tới biên giới Iraq. Vị trí này cũng trải dài theo đường thẳng từ nơi Iran đang xây một căn cứ lớn ở Albukamal tới biên giới chiến lược với Iraq.
Sau khi Mỹ thông báo quyết định rút quân khỏi Syria ngày 6/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bay tới Israel và khẳng định rằng Washington sẽ ủng hộ Tel Aviv chống lại Tehran ở Syria. Cùng lúc đó, các quyết định về Syria của Tổng thống Trump cũng ngầm ám chỉ rằng ông sẽ giữ một lực lượng quân Mỹ ở căn cứ al-Tanf gần biên giới với Jordan nhằm kiềm chế vai trò của Iran tại Syria.
“Mặc cả” với Nga và Iran
Bức tranh toàn cảnh về những diễn biến khu vực cho thấy chính sách của Mỹ tại Syria đã thu hẹp lại và giảm dần các mục tiêu, chỉ trừ một mục tiêu vẫn nhất quán và xuyên suốt. Đó là duy trì hành lang chiến lược của Mỹ tại quốc gia Trung Đông này nhằm "mặc cả" trên bàn đàm phán với Nga, chính phủ Syria và Iran. Vậy thì, câu hỏi đặt ra là một thỏa thuận như vậy thực sự sẽ hoạt động như thế nào? Liệu nó có phải là một Hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Nga Putin giống như mô hình tiến trình Astana của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran nhằm dàn xếp và chấm dứt cuộc xung đột Syria?
Giữ lại một số quân ở Syria, Tổng thống Trump đã bắn đi một mũi tên trúng hai đích: đó là một thỏa thuận với Nga về Syria và tiếp tục gây sức ép buộc Iran phải cắt giảm lực lượng để đổi lấy việc các mỏ dầu sẽ được trả lại cho Damascus. Nga và chính phủ Tổng thống Assad đều coi sự hiện diện của Mỹ tại Syria là không thể chấp nhận và cho rằng việc Mỹ khai thác dầu ở Syria là bất hợp pháp.
Thực tế thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị coi như vậy nhưng Nga dường như đã "khuất mắt khôn coi" với vai trò của Ankara ở Syria. Moscow đang hợp tác với Ankara trong thương vụ S-400 và dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ. Nga hiểu rõ rằng xung đột, kinh tế và lãnh thổ là những vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nhà Trắng sẽ không để mình "trắng tay" khi rời khỏi Syria. Tuyên bố của Tổng thống Trump về việc đảm bảo dầu mỏ ở quốc gia Trung Đông đã cho thấy điều đó. Iran rõ ràng là không vui với quyết định này. Iran không muốn trao cho chính quyền Tổng thống Trump một thỏa thuận bởi Tehran vẫn hy vọng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 sẽ xoay chuyển tình hình.
Với Nga thì mọi việc dường như khác hơn. Nga đóng vai trò chủ chốt ở Syria trong khi Moscow vẫn thường xuyên thảo luận với Israel - một đồng minh của Mỹ về tình hình khu vực này. Thậm chí một cuộc gặp "chưa từng có tiền lệ" giữa các cố vấn an ninh quốc gia Nga, Mỹ và Israel đã diễn ra hồi tháng 6/2019. Nga cũng không chỉ trích các cuộc không kích của Israel nhằm vào Iran ở Syria trừ khi các cuộc tấn công này gây thương vong cho máy bay Nga như sự việc hồi tháng 9/2018. Dù vậy, một cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah, trong đó có các cuộc không kích vào các địa điểm của Iran tại Syria có thể khiến tình hình ở khu vực Trung Đông này thêm bất ổn và Nga không muốn điều đó xảy ra. Giữa bối cảnh này, Moscow có thể sẽ cởi mở hơn với những sáng kiến về một thỏa thuận ở Syria với chính quyền Tổng thống Trump.
Tuy nhiên, Syria không phải là một trọng tâm chính sách của Tổng thống Trump giữa bối cảnh chính trường Mỹ đang "dậy sóng" vì những vấn đề nội bộ và các cuộc điều tra liên quan đến Ukraine. Hơn nữa, một thỏa thuận về dầu mỏ ở Syria có thể chỉ là cách để Nhà Trắng “đánh lạc hướng” dư luận về cuộc điều tra luận tội Tổng thống của Hạ viện Mỹ hiện nay.
(责任编辑:World Cup)
- ·Giá xăng dầu hôm nay 04/11: Bật tăng sau OPEC+ hoãn kế hoạch tăng sản lượng
- ·Không vì viên “sạn” mà nghi ngờ cả một chủ trương về sách giáo khoa
- ·Bí thư Hà Nội: Đấu tranh không khoan nhượng với tiêu cực, tham nhũng
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Gần 10 triệu đồng đến với bé Tấn Duy
- ·AFCDM+3 bàn thảo nhiều nội dung quan trọng liên quan tới hợp tác tài chính đa phương
- ·Bí thư, các Phó Bí thư Quảng Nam tiếp tục ứng cử Đại hội Đảng bộ khóa mới
- ·TPHCM: Shipper tự xét nghiệm và chịu trách nhiệm về tầm soát dịch bệnh
- ·Chuẩn bị vào lớp 1, mẹ muốn đổi họ cho con
- ·Việt Nam luôn chủ động, tích cực tham gia, đóng góp trong APEC
- ·Chồng của chị nhưng tình yêu là của em
- ·Chile mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng
- ·Để tuyển quân đạt chỉ tiêu, chất lượng
- ·Giảm 348.770 ha đất trồng lúa, tăng đất phát triển hạ tầng quốc gia
- ·Nữ sinh sư phạm ‘đòi’ lấy chồng có H
- ·Nhiều kết quả nổi bật
- ·Lần đầu tiên Giải báo chí Quốc gia có giải đặc biệt
- ·Bệ phóng tháng 10
- ·Yêu chồng nhưng quyết không cho con gần bên nội
- ·Anh sẽ viện trợ thêm cho Việt Nam một số trang thiết bị y tế trị giá 500.000 bảng Anh