【tỉ lệ lèo】Các chính sách hỗ trợ về thuế phải được tính toán đồng bộ
Việc giảm thu cùng với tăng chi sẽ dẫn tới tăng bội chi và nợ công,ácchínhsáchhỗtrợvềthuếphảiđượctínhtoánđồngbộtỉ lệ lèo nên Chính phủ phải rà soát kỹ lưỡng, đồng bộ, tránh tính toán đơn lẻ từng giải pháp.
Tiết kiệm gần 17.000 tỷ đồng chi trả nợ lãi
Ngày 15/5, báo cáo tại phiên họp của UBTVQH đánh giá bổ sung tình hình ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2019 và những tháng đầu năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tổng thu NSNN năm 2019 đạt 1.551,1 nghìn tỷ đồng, vượt 139,77 nghìn tỷ đồng (tăng 9,9%) so dự toán, tăng 93,77 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội, tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 25,7%GDP, riêng từ thuế và phí đạt 21,1%GDP.
Về chi, tổng chi NSNN đạt gần 1.748 nghìn tỷ đồng, vượt 114,7 nghìn tỷ đồng (+7%) so với dự toán, tăng 81,2 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội. Trong suốt quá trình thực hiện, các nhiệm vụ chi luôn được đảm bảo theo dự toán và tiến độ thực hiện, đồng thời xử lý kịp thời các nhu cầu chi cấp thiết phát sinh. Dự phòng NSNN được sử dụng đúng quy định, tập trung ưu tiên khắc phục thiên tai, dịch tả lợn châu Phi và khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh, bổ sung vốn đầu tư các dự án quan trọng, cấp bách.
Kết thúc năm 2019, chi đầu tư (bao gồm cả số được phép chuyển nguồn sang năm 2020) đạt 438,4 nghìn tỷ đồng, vượt 9,1 nghìn tỷ đồng (+2,1%) so dự toán; chi thường xuyên đạt 1.004,6 nghìn tỷ đồng, vượt 5,2 nghìn tỷ đồng (+0,5%) so dự toán; chi dự trữ quốc gia đạt 1.646 tỷ đồng, vượt 546 tỷ đồng (49,6%) so dự toán; chi trả nợ lãi đạt xấp xỉ 108 nghìn tỷ đồng, giảm 16,9 nghìn tỷ đồng so dự toán.
Tuy nhiên, tồn tại lớn trong điều hành năm 2019 là tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn NSNN vẫn chậm, cả năm đạt khoảng 70,8% dự toán, còn khoảng 128,96 nghìn tỷ đồng vốn chưa giải ngân phải chuyển nguồn sang năm 2020.
Số vượt thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2019 là 49,1 nghìn tỷ đồng, gồm 32,2 nghìn tỷ đồng vượt thu (không kể số vượt thu viện trợ) và 16,9 nghìn tỷ đồng tiết kiệm chi trả nợ lãi. Chính phủ đã trình UBTVQH quyết định bố trí 12,88 nghìn tỷ đồng để tạo nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương; 2,1 nghìn tỷ đồng thưởng vượt thu và đầu tư trở lại theo cơ chế đặc thù cho các địa phương; 20 nghìn tỷ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; 14,1 nghìn tỷ đồng hỗ trợ đảm bảo cân đối ngân sách trung ương và thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Đối với nguồn vượt thu của ngân sách địa phương, tổng số là 106 nghìn tỷ đồng, sau khi sử dụng số vượt thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết để bổ sung vốn đầu tư các dự án quan trọng (73,38 nghìn tỷ đồng) và dành nguồn cải cách tiền lương năm 2020 và tích lũy cho giai đoạn 2021 - 2025 (22,8 nghìn tỷ đồng), số còn lại được sử dụng theo quy định trong Luật NSNN.
Bội chi NSNN năm 2019 ở mức 202,97 nghìn tỷ đồng, bằng 3,36% GDP thực hiện, giảm 19 nghìn tỷ đồng so dự toán. Đến hết ngày 31/12/2019, dư nợ công ước bằng 54,7% GDP, dư nợ chính phủ bằng 47,7% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 47% GDP.
Giảm thu thì phải giảm chi tương ứng
Mặc dù đạt kết quả rất tích cực trong năm 2019, song việc thực hiện dự toán năm 2020 gặp nhiều thách thức do tác động của dịch bệnh Covid-19, khiến việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8% là thách thức rất lớn. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ về thu, chi NSNN để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội, ứng phó với dịch bệnh, như: gia hạn thuế và tiền thuê đất; nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; tăng chi tiền phụ cấp cho lực lượng phòng chống dịch, chi tiền ăn và khám chữa bệnh cho người bị cách ly...
Theo Ủy ban Tài chính ngân sách, các biện pháp ưu đãi về thuế của Chính phủ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn… là rất cần thiết nhưng cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới số thu NSNN. Trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2020 như nghị quyết của Quốc hội đã đề ra là không khả thi. Đồng thời, dự kiến hụt thu NSNN năm 2020 khá lớn (khoảng 130 - 150 nghìn tỷ đồng) trong khi nhu cầu chi tăng cao để ứng phó dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn, cân đối NSNN bị ảnh hưởng rất lớn.
Qua thảo luận tại phiên họp, các thành viên UBTVQH đánh giá cao những kết quả đạt được năm 2019. Đồng tình với các giải pháp của Chính phủ đề ra để ứng phó với tác động của dịch bệnh, UBTVQH cũng nhấn mạnh việc cần rà soát lại các chính sách kinh tế, tài chính, ngân sách, tín dụng để kích thích sản xuất, khắc phục hậu quả dịch, tránh kích thích sai, đầu tư sai dẫn đến thiệt hại không đáng có.
Với các chính sách liên quan đến thuế như miễn, giãn, giảm thuế, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu phải tính toán cân nhắc về cả thu và chi. “Lúc này lại đưa ra một loạt các chính sách giảm thuế thì phải cân nhắc. Những khoản chi tăng lên sẽ dẫn tới hụt thu, tăng bội chi và nợ công, nên Chính phủ phải rà soát kỹ lưỡng, đồng bộ, tránh tính toán đơn lẻ từng giải pháp” - Phó Chủ tịch Quốc hội nói.
Đối với chi NSNN, UBTVQH yêu cầu các địa phương đảm bảo theo nguyên tắc “giảm thu thì phải giảm chi tương ứng”. Nếu không giảm chi được thì phải dùng dự phòng ngân sách, quỹ dự phòng tài chính, khoản tăng thu tiết kiệm chi để chi… Sau đó nếu vẫn không đủ mới tính đến điều chỉnh bội chi, nợ công, song phải chỉ đạo chặt chẽ, tránh để chi tràn lan, thiếu kiểm soát...
Trong thời gian còn lại của năm 2020, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp, trong đó yêu cầu đảm bảo cân đối ngân sách các cấp, điều hành sử dụng dự phòng NSNN triệt để tiết kiệm, trước mắt sử dụng khoảng 50% dự phòng của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tập trung cho các nhiệm vụ khắc phục hậu quả dịch Covid-19, các nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh. Các địa phương thực hiện đúng nguyên tắc “trường hợp giảm thu phải giảm chi tương ứng”; chủ động sử dụng dự phòng, dự trữ và nguồn lực tại chỗ để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự trên địa bàn và các nhiệm vụ chi cấp thiết phát sinh theo chế độ. |
H.Y
(责任编辑:World Cup)
- ·Ám ảnh bị xâm hại, giờ khó 'yêu' chồng
- ·Giảm từ 30 xuống còn 1 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô
- ·15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu
- ·Thanh niên cướp xe tải gây loạt tai nạn khiến 1 người chết, 6 người bị thương
- ·Diệt 'giặc' tai nạn giao thông (Phần 2)
- ·Dự báo thời tiết 21/9/2024: Gió mùa Đông Bắc tràn về, miền Bắc mưa to và giông
- ·Cục Đường bộ yêu cầu Sở GTVT Phú Thọ sớm có phương án tháo dỡ cầu Phong Châu
- ·Bà Nguyễn Phương Hằng vĩnh viễn không livestream, ủng hộ miền Trung 10 tỷ đồng
- ·Cơ quan chức năng với ô tô như… dì ghẻ với con chồng
- ·Bị cáo Trương Mỹ Lan đòi 1.000 tỷ đồng từ ông chủ công ty địa ốc Thủ Thiêm
- ·[Infographics] Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam
- ·15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu
- ·Bãi thải than 'treo' trên đầu nhà dân ở Thái Nguyên, khách đến không dám ngủ lại
- ·Đường sắt tốc độ cao Bắc
- ·Say rượu rồi 'lên giường' với bạn cùng lớp
- ·Bắt kẻ chiếm đoạt ôtô của tài xế rồi chạy tốc độ cao từ Cần Thơ về Tiền Giang
- ·Thượng úy CSHS ở Hà Nội bị 2 thanh niên đi xe máy tông nhập viện
- ·Quân nhân chưa có chế độ nhà ở, kiến nghị hỗ trợ thêm vào lương hằng tháng
- ·Huy động trên 40.000 tỉ đồng xây dựng nông thôn mới
- ·Từ tháng 10, người dân TPHCM được làm thủ tục hành chính ở bất kỳ quận, huyện