【kết quả tỷ số brazil】Mong manh tiến trình hòa bình ở Afghanistan
Hiện phía Taliban chưa chính thức xác nhận thông tin về cái chết của lãnh tụ tinh thần của mình - người đã không thấy xuất hiện công khai từ năm 2001, khi Mỹ tấn công vào Afghanistan để lật đổ chính phủ Taliban ở Kabul. Tuy nhiên, nếu thông tin này là đúng thì có nghĩa là đã không còn một nhân vật đóng vai trò đoàn kết nhóm nổi dậy mà hiện được cho là đang bất đồng về việc nên tiếp tục chiến tranh hay đàm phán với chính quyền của Tổng thống Ashraf Ghani.
Trong một tuyên bố ngắn gọn, văn phòng Tổng thống Afghanistan khẳng định thông tin Omar chết vào tháng 4-2013 và cho rằng điều này sẽ giúp ích cho những nỗ lực hòa bình và kêu gọi tất cả các nhóm đối lập có vũ trang nắm bắt cơ hội và tham gia tiến trình hòa bình. Nhà Trắng đã làm tăng thêm "sức nặng" cho sự khẳng định này khi kết luận rằng các thông tin về cái chết của Omar là "đáng tin cậy". Phát ngôn viên Nhà Trắng Eric Schultz cho biết tình báo Mỹ đang điều tra chi tiết.
Các quan chức Mỹ không có phản hồi gì khi được yêu cầu đưa ra các đánh giá tác động của thông báo về cái chết của Omar đối với cuộc đàm phán mà Mỹ hậu thuẫn, song giới phân tích cho rằng cái chết của Omar có thể sẽ tiếp tục gây chia rẽ phong trào Taliban và khiến cho hòa bình ở Afghanistan càng trở nên xa vời. Họ cho rằng đây là một bước lùi trong mục tiêu của Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn rút êm đẹp khỏi chiến trường Afghanistan, đất nước mà quân đội Mỹ đã can dự từ năm 2001, và cũng có thể đem lại lợi ích cho IS.
Theo nhận định của ông Frederic Grare, phụ trách chương trình Nam Á thuộc Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, đây rõ ràng là cú đòn lớn đối với Mỹ bởi kế hoạch rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan dựa trên giả thuyết rằng đã có một tiến trình hòa giải đang diễn ra. Cả Grare và chuyên gia Thomas Sanderson thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đều cho rằng có thể thông báo từ Kabul là kết quả của một cuộc đấu đá nội bộ và nỗ lực muốn phá vỡ hoặc gây ảnh hưởng đối với cuộc đàm phán. Bạo lực đã trở nên hết sức tồi tệ kể từ khi NATO rút phần lớn lực lượng khỏi đất nước này vào cuối năm 2014.
Cái chết của Omar có thể không ảnh hưởng tới hoạt động của Taliban trên thực địa, song nó có thể làm gia tăng cuộc đấu đá nội bộ để thay thể vị trí của ông này. Taliban đã bị chia rẽ giữa các nhân vật cấp cao ủng hộ đàm phán với Kabul với những nhân vật muốn tiếp tục chiến đấu giành quyền lực. Michael Kugelman, chuyên gia cấp cao về Nam và Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Woodrow Wilson cho rằng, cái chết của Omar sẽ giải thích tại sao ông ta im lặng khi lực lượng NATO rút khỏi Afghanistan và chính phủ Tổng thống Ghani lên nắm quyền. Phát biểu trước khi tuyên bố của chính quyền được đưa ra, ông nói: "Những thông tin và bác bỏ về cái chết đều nằm trong một động thái nhằm tranh giành quyền lực trong khuôn khổ tổ chức đang bị chia rẽ và không người cầm lái (của Taliban)".
Trong khi đó, một quan chức an ninh Pakistan, đề nghị giấu tên, trước đó đã bác bỏ việc cho rằng thông tin về cái chết của Omar được tạo ra nhằm ngăn chặn cuộc đàm phán hòa bình. Nhiều người cho rằng Taliban bị chia rẽ khi cuộc chiến của họ với chính quyền Afghanistan được tăng cường trong các tháng gần đây. Một nhà ngoại giao phương Tây có quan hệ với ban lãnh đạo Taliban đề nghị giấu tên nói: "Việc ông ta chết hay sống rất quan trọng bởi ông ta là nhân vật tập hợp lực lượng Taliban. Nếu ông ta chết, sẽ khó khăn hơn rất nhiều để có thể tiến hành được các cuộc đàm phán với Taliban bởi sẽ không còn nhân vật nào tập hợp lực lượng và chịu trách nhiệm cho việc tham gia đàm phán hòa bình".
(责任编辑:Thể thao)
- ·'Con trai tôi đã có tiền chữa bệnh, tôi mừng lắm!'
- ·Hải quan Lạng Sơn khó khăn thu hồi nợ thuế
- ·Phái sinh: Cơ hội VN30
- ·Phái sinh: Dự báo chỉ số VN30 sẽ tiếp tục tăng điểm
- ·Nỗi đau nghiệt ngã của hai vợ chồng đều mắc ung thư
- ·Khám phá bộ môn nghệ thuật thứ 9 cùng tranh của họa sĩ Dany
- ·Triển lãm hơn 950 tác phẩm bonsai, phong lan và đá cảnh
- ·Gấp rút chuẩn bị Festival Huế 2022
- ·Đặt cọc nhưng rút hợp đồng, tôi muốn đòi lại tiền
- ·Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT tài trợ 1 tỷ đồng cho Festival Huế 2022
- ·Tàng trữ trái phép 15gr ma túy đá, chồng tôi sẽ bị xử lý ra sao?
- ·HLV Đinh Thế Nam: Trận gặp U20 Palestine rất bổ ích
- ·XMCT bị phạt nặng do không đăng ký giao dịch chứng khoán
- ·AGG: Thông qua việc phát hành 180 tỷ đồng trái phiếu
- ·Trao gần 30 triệu đồng cho bé dính khớp sọ chữa bệnh
- ·Cơ hội chọn lọc ‘hàng tốt’ chờ biến cố ngắn hạn qua đi
- ·Cho phép đưa hàng chờ dán nhãn năng lượng về bảo quản
- ·Hải quan tham vấn nhiều chủ đề “nóng”
- ·Đơn thư bạn đọc đầu tháng 8/2020: Tranh chấp đất đai và bao che
- ·Chuỗi 8 ngày đêm thưởng thức ẩm thực chờ đợi du khách