【cup 2】Hà Nội: Đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu trong mọi tình huống
Hà Nội dự trữ hàng hoá tăng gấp 5 lần,àNộiĐảmbảocungứngđầyđủhànghóathiếtyếutrongmọitìnhhuốcup 2 người dân không nên tích trữ | |
Kể từ 0h ngày 19/7, Hà Nội dừng tất cả các dịch vụ không thiết yếu | |
Tạo luồng “ưu tiên đặc biệt” cho phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu | |
Hà Nội: Ổn định thị trường các mặt hàng thiết yếu |
Lưu thông hàng hóa vẫn thuận lợi
Phát biểu tại buổi làm việc với một số sở, ngành TP và một số doanh nghiệp phân phối hàng hóa trên địa bàn TP về phương án cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân trong các tình huống dịch bệnh Covid-19 xảy ra chiều ngày 19/7, quyền Giám đốc Sở Công thương Trần Thị Phương Lan cho biết, từ năm 2020, khi dịch bệnh xảy ra, ngành Công thương đã xây dựng 5 phương án liên tục bám sát tình hình dịch để có phương án sát nhất thực tiễn.
Với Hà Nội, Sở Công thương đã tính toán 17 mặt hàng thiết yếu và nhu cầu sử dụng 1 tháng với giá trị 21 nghìn tỷ đồng, từ đó, đề xuất doanh nghiệp tăng lượng dự trữ lên gấp 3 và dự trữ từ đầu năm với khoảng 194 nghìn tỷ đồng. Nhờ đó, suốt 7 tháng qua, diễn biến dịch bệnh phức tạp nhưng hàng hóa vẫn bảo đảm cung ứng tốt, chưa xảy ra tình trạng tăng giá đột biến.
Do có kinh nghiệm qua các đợt dịch, doanh nghiệp cũng chuẩn bị sẵn sàng nhân lực để phục vụ vận chuyển hàng hóa và bán hàng qua thương mại điện tử; nhà cung cấp cho các hệ thống phân phối tương đối ổn định. Nên tính đột biến sản lượng và giá cả không bị biến động.
Theo bà Trần Thị Phương Lan, đến thời điểm này, thuận lợi nhất là TP đang khống chế dịch tốt, dịch bệnh đang trong tầm kiểm soát nên việc cung ứng hàng hóa đang thuận lợi. Các tỉnh phía Bắc có dịch nhưng chưa lây lan mạnh nên sản xuất của địa phương mà Hà Nội lấy hàng vẫn ổn định như: Sơn La, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc...
Bên cạnh đó, một số nhà máy sản xuất, chế biến còn chưa hết công suất mới đạt 60%, nếu có nhu cầu có thể nâng lên 100%. Lưu thông hàng hóa vẫn thuận lợi.
Các doanh nghiệp khẳng định sẽ cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn trong mọi tình huống. Ảnh: Xuân Thảo |
Xây dựng kịch bản, làm việc với các nhà cung cấp để có kế hoạch
Tại buổi làm việc, đại diện các doanh nghiệp phân phối hàng hóa trên địa bàn TP cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, doanh nghiệp đã chủ động xây dựng kịch bản, làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp để có kế hoạch sản xuất, lưu tại kho của các nhà sản xuất và các doanh nghiệp tại Hà Nội, từng điểm bán hàng cũng đang thực hiện trữ hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân… Các doanh nghiệp khẳng định sẽ cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn trong mọi tình huống.
Đồng thời, đại diện các doanh nghiệp cũng đề xuất TP kiến nghị với Chính phủ, Bộ Y tế ưu tiên cho những lực lượng phục vụ nhân dân (nhân viên lái xe chở các mặt hàng thiết yếu, nhân viên phục vụ, bán hàng tại các cửa hàng) được tiêm vắc xin.
Bên cạnh đó, qua thực tiễn từ tình hình dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh hiện nay, rau xanh và thực phẩm tươi sống đang thiếu, vì vậy, đề nghị ngành nông nghiệp Hà Nội cần tập trung chú ý hơn đến việc khuyến khích các huyện ngoại thành chủ động chuyển đổi trồng những sản phẩm rau xanh, gia cầm, thịt cá để phục vụ nhân dân Hà Nội trước khi trông chờ từ các tỉnh thành khác chuyển về.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, ngành nông nghiệp cần tính theo lộ trình dịch bệnh có thể tiếp diễn 14 ngày, 1 tháng hay nhiều hơn, vì vậy, cần tính toán ở bối cảnh cách ly thì ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất. Từ đó xây dựng, rà soát lại ngành sản xuất, rà soát mùa vụ đang trồng loại rau sạch, củ quả nào; rà soát về gia súc, gia cầm, thủy sản... để có phương án tổ chức sản xuất cho phù hợp.
Đối với ngành giao thông vận tải, từ những thông tin cung cấp của Sở Công thương về tổng hợp các điểm bán hàng để phân phối, Sở GTVT Hà Nội cần xây dựng phương án "luồng Xanh" từ vùng sản xuất đến các cửa hàng phân phối, bảo đảm thông suốt, không ách tắc.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu Sở Công thương rà soát lại toàn bộ hệ thống chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng bình ổn, lên danh sách cụ thể để khi hàng hóa về phân phối bảo đảm tiêu dùng. Tính toán từng loại sản phẩm để tiếp tục thực hiện liên kết chuỗi với các địa phương ở khu vực phía Bắc, đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân. Cần đa dạng vùng cung cấp, không chỉ ở một vùng để có phương án thay thế khi cần thiết.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng
- ·Lãnh đạo TP.Thuận An đối thoại với thanh niên
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 yếu tố nền tảng để doanh nghiệp Việt Nam
- ·Quảng Ninh: Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái diễn ra ổn định
- ·PVFCCo đảm bảo cung ứng phân bón, triển khai nhiều chương trình cộng đồng trong đại dịch
- ·PV Drilling (PVD) lỗ 3 quý liên tiếp
- ·Công ty Kinh Bắc (KBC) muốn rót 1.000 tỷ đồng vào dự án khu công nghiệp Tràng Duệ
- ·Mở cửa đường bay: Xuất khẩu lao động hụt cả nguồn cung lẫn thị trường
- ·Tìm hiểu về Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11)
- ·Sharp có thể thắng lớn khi vũ trụ ảo Metaverse cất cánh
- ·Các địa phương rà soát đánh giá để mở lại chợ sau thời gian tạm thời đóng cửa
- ·Vietbuild Hà Nội 2022: Aseanwindow tiên phong đánh thức thị trường ngành xây dựng
- ·Vingroup (VIC) có lãi sau kiểm toán 2021
- ·Nới trần làm thêm giờ qua lý lẽ của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
- ·Giá vàng trong nước giảm về dưới mốc 67 triệu đồng/lượng
- ·Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
- ·Hơn 7.200 doanh nghiệp mới được thành lập trong tháng 2/2022
- ·Trao 150 suất ăn cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
- ·Bộ Công Thương rà soát quy trình quản lý thị trường kiểm tra Con Cưng
- ·Lãnh đạo huyện Bàu Bàng gặp gỡ Đoàn đại biểu dự Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh