【bxh saudi】Vụ dân chặn xe ĐB Dương Trung Quốc: 'Bộ, ngành TƯ xử lý chậm'
ĐB Nguyễn Tiến Sinh
Người dân phản ánh đúng
Từ ngày 20/10,ụdânchặnxeĐBDươngTrungQuốcBộngànhTƯxửlýchậbxh saudi khi trạm thu phí BOT quốc lộ 6, đoạn Xuân Mai - Hòa Bình thu phí, nhiều chủ xe sinh sống, hoạt động trên địa bàn thị trấn Lương Sơn đã phản đối, không mua vé vì cho rằng mức phí cao, chỉ đi một đoạn ngắn cũng phải nộp phí.
Sáng 7-11, người dân tiếp tục bao vây trạm thu phí, không cho xe qua lại. Xe chở Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc qua đây cũng bị người dân chặn, nhờ chuyển kiến nghị lên Bộ GTVT, Quốc hội.
Bên lề kỳ họp quốc hội thứ 10, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Tỉnh ủy viên, Phó đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình.
PV: Sự việc người dân liên tục phản đối, bao vây trạm thu phí BOT QL6, không cho xe qua lại vì cho rằng mức phí cao, thậm chí chặn xe chở ĐBQH Dương Trung Quốc đang được dư luận hết sức quan tâm. Ông có đánh giá như thế nào về việc này?
Ông Nguyễn Tiến Sinh: Đây là dự án BOT đầu tiên triển khai trên địa bàn tỉnh Hoà Bình do Tổng công ty 36, Bộ Quốc phòng triển khai. Sau một thời gian thi công, họ đưa vào sử dụng và tiến hành thu phí.
Bất cập bắt đầu phát sinh, người dân cho rằng việc thu phí quá cao và đặt ở giữa thị trấn Lương Sơn. Người dân thị trấn chưa đồng tình, có đề xuất, kiến nghị. Một số người quá khích tiến tới chặn tại trạm, đề nghị trạm không được đặt ở giữa thị trấn.
Thực ra đặt ở đâu cũng vậy, quan trọng là có chính sách riêng cho cư dân ở đó. Dù có chuyển ra phía ngoài, giáp với Xuân Mai hay chuyển lên Lương Sơn thì người dân tại đó vẫn không đồng tình nếu không có chính sách.
Thử hình dung tự nhiên trước cổng nhà mình có trạm thu phí chình ình, hàng ngày mình đi qua đi lại mà phải nộp tiền thì chắc là cả nước không ai chấp nhận.
Trạm thu phí QL 6 đặt tại thị trấn Lương Sơn của Cty TNHH BOT QL6 Hòa Lạc – Hòa Bình bị hàng trăm người dân Lương Sơn phong tỏa sáng 7.11.
PV: Như vậy phản ứng của người dân là chính đáng, thưa ông?
Ông Nguyễn Tiến Sinh: Người dân phản ứng là đúng, hoàn toàn chính đáng. Cán bộ công chức khu vực Bãi Lạng lên thị trấn làm việc, ngày đi 4 lần, mỗi lần 25.000 đồng, ngày 100.000 đồng, một tháng hơn 3 triệu thì sống sao được.
Đó là chưa kể người ta đi thăm nom bạn bè, đưa con đi học, thì cũng như vậy, taxi đi đón khách 2 km, lượt đi lượt về trả 50.000 đồng thì lấy tiền của khách bao nhiêu? Có khách nào chấp nhận trả tiền qua trạm không?
Bộ, ngành xử lý chậm
PV: Cá nhân ông đánh giá, việc người dân phản ứng như vậy có quá khích không và vai trò địa phương trong việc này đến đâu?
Ông Nguyễn Tiến Sinh: Đó là trách nhiệm của địa phương, địa phương phải xử lý. Địa phương vào cuộc. Tôi đã làm việc với Chủ tịch huyện Lương Sơn ngay khi có dấu hiệu chứ không phải đến khi bộc phát nhưng bộ ngành Trung ương xử lý chậm.
Chính quyền tỉnh hoàn toàn bó tay vì ấn định giá do Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải, ngay kể cả nhà BOT cũng ko có quyền định giá.
Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, huyện đã trao đổi, làm việc với dân địa phương, họ đồng ý mức giảm 20-30% thì chấp nhận nhưng chủ đầu tư BOT không làm được mà chờ ý kiến bộ ngành, tạo bức xúc.
Nếu Chủ nhật này chưa có thông báo chính thức thì họ sẽ làm một cuộc nữa.
Đồng chí trưởng đoàn đại biểu, Bí thư tỉnh uỷ Hoà Bình đã có trao đổi trực tiếp với Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng. Được biết, Bộ trưởng đã có chỉ đạo và đã có thông báo giảm mức phí nhưng không biết vụ việc đã được triển khai đến đâu.
Đây là dự án BOT, có cải tạo, nâng cấp, chất lượng đường tốt hơn hẳn. Nhưng với người dân có sử dụng mức độ ít, phải trả cho cả quãng đường 40-50km là chưa hợp lý. Đặt trạm ở đâu cũng vậy. Phải có cơ chế, địa phương nào cũng vậy.
PV: Như vậy, theo ông, chúng ta cần phải làm gì để giải quyết vụ việc này?
Ông Nguyễn Tiến Sinh: Địa phương đã kiến nghị, người dân cũng đề xuất. Khi tiếp cận với dân, họ nói không định đi không nhưng phải có mức hợp lý, mỗi tháng 200.000 - 300.000 đồng thì được chứ mấy triệu thì dứt khoát không nộp.
Chính sách phải phù hợp với đối tượng, đặc biệt liên quan đến thu nhập người dân. Cơ chế đặc thù là phải miễn giảm.
Ví dụ xe 4 khối đá, khoảng 60.000 đồng/khối, tức được hơn 200.000 đồng. Nếu họ đi qua 2 lượt thì đã mất hàng trăm người tiền phí, trong khi tiền hàng chỉ có 200.000 đồng thì rõ ràng người dân không đồng tình và không đồng tình là đúng.
Cảnh báo cho câu chuyện BOT để huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng phải tính toán giảm gánh nặng cho xã hội, để người dân chịu gánh nặng nhất định.
Chúng tôi đang chờ quyết định cuối cùng của các bộ liên quan đến thẩm quyền quyết định việc miễn phí ở mức độ nào. An ninh trật tự ở đó thì người dân cơ bản chấp hành pháp luật, không có gì nghiêm trọng.
PV: Theo ông, sau sự việc này, bài học mà chúng ta rút ra là gì?
Ông Nguyễn Tiến Sinh: Rõ ràng cần phải tính toán lại về cơ chế huy động nguồn lực BOT. Đương nhiên chúng ta chưa thể làm được ở mức có con đường riêng, quy định đường này thu tiền, không thu tiền.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa có nói tự nhiên làm chút mặt đường, sau đó đặt trạm, cưỡng bức mọi người đi qua nộp tiền.
Cái này phải có điều chỉnh trong chính sách sử dụng BOT cho phù hợp bởi người dân đã đóng thuế chứ không hoàn toàn không đóng góp gì và chúng ta dùng thuế đó xây dựng cơ sở hạ tầng.
Cũng trao đổi với chúng tôi, đại biểu Dương Trung Quốc cho biết, ông đã chuyển đơn của người dân đến Bộ GTVT và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình. Theo ông Quốc, người dân không phản đối chủ trương của Nhà nước về công tác xã hội hóa các dự án giao thông. Người dân hoàn toàn hợp tác và chia sẻ với quá trình thực hiện cũng như lợi ích của các nhà đầu tư. Tuy nhiên đối với dự án thu phí Quốc lộ 6 Hòa Lạc - Hòa Bình, người dân đòi hỏi việc đầu tư và thu phí phải đúng luật. Cụ thể là việc tìm cách thay đổi vị trí địa giới để đặt trạm thu phí này đã đúng luật hay chưa? Trạm thu phí đặt tại vị trí này đã hợp lý hay chưa khi việc đặt trạm thu phí đã tạo ra sự cắt đứt trong nội bộ cộng đồng cư dân trong vấn đề đi lại, đặc biệt là các doanh nghiệp tại địa phương. “Sự việc này cần phải được giải quyết thấu đáo, không thể kéo dài để người dân còn thắc mắc. Các cơ quan liên quan cần làm rõ mọi vấn đề cho người dân hiểu và đồng tình, hợp tác. Cứ để người dân chặn đường như vậy là cũng vô tình đặt người dân vào thế sai, không nên để kéo dài tình trạng này nữa”, Đại biểu Dương Trung Quốc nói. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng cho biết “đã nhận được thư của ĐBQH Dương Trung Quốc”. Ông Thăng khẳng định, vị trí đặt trạm thu phí đã có sự thống nhất giữa địa phương và hai Bộ Tài chính và Bộ GTVT. Đồng thời, cho biết sẽ trả lời sau. |
Theo Trí Thức Trẻ
Phẫn nộ nữ sinh Đà Nẵng múa gậy sắt quật bạn tới tấp giữa phố(责任编辑:Thể thao)
- ·Muốn thành công trong kinh doanh, dù khó chịu đến mấy cũng phải giữ bên mình 6 kiểu bạn này!
- ·Đặt vé bay Tết trên Shopee được giảm đến 200 nghìn đồng
- ·Trung Quốc nới tay với bất động sản
- ·Đề nghị xử lý việc đưa thông tin không đúng sự thật về sáp nhập tỉnh, thành phố
- ·Ngân hàng Eximbank chốt ngày ĐHCĐ lần 2: 'Trời yên, biển lặng?'
- ·Nhà đầu tư cần làm gì khi lỡ tất tay vào cổ phiếu nóng?
- ·Chi bộ cơ sở Chi cục Hải quan Khu Công nghệ cao được Thành uỷ TPHCM tuyên dương
- ·Đắk Lắk: 500 doanh nghiệp tại Buôn Ma Thuột sử dụng hóa đơn điện tử
- ·Hé lộ về 5 người đàn ông giàu nhất nước Mỹ, tài sản không tưởng chiếm 2% GDP
- ·Hải quan Hà Nội thu ngân sách 21.660 tỷ đồng
- ·Adayroi tung chương trình siêu ưu đãi, giảm giá 50%++ dịp cuối năm
- ·Xuất khẩu khẩu trang y tế trở lại bình thường, hải quan tạo mọi thuận lợi
- ·Năm 2020, Yên Bái đặt mục tiêu thu nội địa đạt 3.300 tỷ đồng
- ·Bài học thành công từ Hàn Quốc
- ·SeaBank phát hành chứng chỉ tiền gửi lãi suất lên tới 8,6% trên năm
- ·Xuất khẩu khẩu trang y tế trở lại bình thường, hải quan tạo mọi thuận lợi
- ·Mang tiền về cho mẹ theo cách tỷ phú mua cổ phiếu
- ·Tránh lãng phí, tăng hiệu quả đầu tư
- ·Xổ số Vietlott: 19 người 'hụt' Jackpot hơn 14 tỷ đồng ngày hôm qua
- ·Mia.vn chuyển đổi số mạnh mẽ, nhắm đích công ty hành lý số 1 Việt Nam