【kq bóng đá italia】“Ham muốn tột bậc” của Bác và khát vọng của Hậu Giang
Trả lời các nhà báo nước ngoài vào đầu năm 1946,ốntộtbậccủaBcvkhtvọngcủaHậkq bóng đá italia Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Đền thờ Bác Hồ, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ. Ảnh: TRÍ THỨC
Ham muốn ấy không chỉ là câu nói xuất phát từ đáy lòng mà còn là mục tiêu hành động nhất quán của Người, một người suốt đời vì nước, vì dân, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta, “ham muốn tột bậc” của Bác đã được hiện thực hóa.
Không chỉ là độc lập, tự do, cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, mà còn là một đất nước thanh bình, cơm no, áo ấm, nhiều người được học hành đến nơi đến chốn; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Hôm nay, sinh nhật Bác, nhắc nhau để khắc sâu hơn nữa tư tưởng, đạo đức, phong cách và hành động của Người; và cháu con hôm nay đã không phụ lòng Bác, xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn; tiếp tục nuôi khát vọng để vươn tầm phồn vinh.
Từ Lương Tâm
Quê hương Đền thờ Bác những ngày này nhộn nhịp hơn khi người người ra vào tất bật chuẩn bị sinh nhật. Trong ngày 15-5, cờ hoa treo rợp bóng. Từ xa nhìn lại, Đền thờ uy nghiêm, mát mẻ, gần gũi, luôn rộng cửa đón mọi người.
Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Lương Tâm bị địch tàn phá ác liệt, nhất là khi bọn chúng biết ta có lập bàn thờ Bác. Đạn bay, pháo dập cũng chỉ làm tăng thêm lửa căm thù giặc của dân tộc Việt Nam, Nhân dân Lương Tâm - Long Mỹ. Rồi Mỹ cút, ngụy cũng nhào, non sông thống nhất.
Bắt tay vào khôi phục hậu quả và hàn gắn vết thương do Mỹ - ngụy gây ra, Lương Tâm không quên xây dựng cho mình ý chí vươn lên. Để rồi những năm sau đổi mới, xã nhà chuyển mình mạnh mẽ, điện, đường, trường, trạm dần đáp ứng mong mỏi của Nhân dân.
Mốc son đáng nói là ngày 18-12-2017, Lương Tâm chính thức được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đánh dấu về đời sống vật chất, tinh thần người dân sang trang mới - thu nhập bình quân đầu người hơn 37 triệu đồng/người/năm.
Không dừng lại ở đó khi những ngày này, về đây còn nghe chuyện người dân biết nuôi khát vọng làm giàu.
Cách nay 10 năm, cuộc sống gia đình anh Nguyễn Văn Dưỡng, ở ấp 3, chỉ ở mức trung bình; 10 công ruộng với anh, mỗi khi thu hoạch như thể lúa cũ đổi lúa mới. Có dịp đi đây đó, nhìn một số hộ khác làm giàu anh càng trăn trở, ham muốn lắm một cuộc sống khá giả.
Sau bao đêm suy nghĩ, anh chọn cho mình cách làm ăn mới: Đầu tư rạp, bàn ghế, chén đũa… để cho thuê. Và anh đã có những kết quả như mong muốn, thu nhập từ đây cao gấp 3-4 lần làm lúa. “Nếu làm lúa 3 vụ lời chừng 40-50 triệu đồng thì nghề này 1 năm thu về cỡ 150 triệu đồng”, anh Dưỡng nói.
Tích góp nhiều năm, anh có thêm vốn mua đất, cất nhà mở dịch vụ bán ăn uống ở chợ xã… Bây giờ về đây, hỏi thì nhiều người biết đến anh - một người có khát vọng, nuôi khát vọng làm giàu.
Cán bộ, đảng viên Lương Tâm những năm gần đây cũng xây dựng cho mình mục tiêu phát triển năm sau cao hơn năm trước. Gần đây nhất, quá trình phấn đấu thực hiện Nghị quyết giai đoạn 2020-2025, xã đạt nhiều kết quả quan trọng. Đến nay đã chuyển diện tích đất trồng lúa sang trồng cây khác có giá trị kinh tế cao hơn đạt 469% so Nghị quyết; đạt 9/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao; toàn xã được công nhận 3/3 trường đạt chuẩn quốc gia. Thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2022 hơn 53 triệu đồng/người/năm.
Bà Lâm Thị Tú Anh, Bí thư Đảng ủy xã, cho biết: “Ngoài những nguyên nhân cơ bản để Lương Tâm luôn chuyển mình thay đổi còn có nguyên nhân về phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, thống nhất ý chí và hành động; biết dựa vào dân, khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của dân. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân luôn có khát vọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, diện mạo để xứng đáng hơn với tên gọi quê hương Đền thờ Bác”.
Đến Long Mỹ
Huyện Long Mỹ được điều chỉnh địa giới hành chính từ tháng 8-2015 thành lập thị xã và huyện cùng tên. Huyện trở thành vùng sâu, khó khăn và nhiều thách thức.
Nhận thức được điều đó nên ngay từ những năm đầu đi vào hoạt động, lãnh đạo huyện xác định phải biến thách thức thành cơ hội; khai thác thế mạnh; có mục tiêu, khát vọng sớm “sánh vai” với các huyện, thị, thành bạn trong tỉnh.
Là huyện độc đạo, thuần nông nên địa phương này tập trung nhiều cho giao thông và nông nghiệp bền vững - có giao thông sẽ phát triển, gắn với đó là xây dựng nông thôn mới. Nông nghiệp được cơ cấu với những sản phẩm tiềm năng như mãng cầu xiêm, bưởi da xanh, khóm; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; củng cố và nâng chất các mô hình kinh tế tập thể.
Đến cuối năm 2019, phương pháp canh tác, sản xuất của người dân thay đổi nhiều: liên kết thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 28 triệu đồng/người lên gần 40 triệu đồng; mỗi năm giảm 2-2,5% hộ nghèo...
Thực hiện định hướng của lãnh đạo tỉnh trong năm 2020 để phát triển hơn nữa, huyện tập trung 3 trục nông nghiệp, dịch vụ - thương mại và công nghiệp hỗ trợ; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp... Đến nay, huyện thêm một bước tiến và cũng đáng nói nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp được xem là mong muốn, khát vọng ngay từ những ngày đầu, tháng đầu thành lập.
Cụ thể, nửa đầu nhiệm kỳ, Long Mỹ tự tin báo cáo: khu vực I - nông nghiệp đạt giá trị 2.641/2.468 tỉ đồng, đạt 107,01% so Nghị quyết (khu vực II, III đạt thấp hơn).
Huyện ủy Long Mỹ thông tin, trong 2,5 năm thực hiện Nghị quyết, năng suất, chất lượng lúa được nâng lên nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng giống chất lượng cao, năng suất trung bình hàng năm tăng; hình thành được các vùng chuyên canh: lúa chất lượng cao từ 350-500ha trên địa bàn các xã, thị trấn; vùng bưởi da xanh ở thị trấn Vĩnh Viễn và xã Thuận Hưng, khóm ở xã Vĩnh Viễn A, mãng cầu xã Thuận Hòa…
Đầu nhiệm kỳ đến nay đã thành lập được 15 hợp tác xã, đạt 75% Nghị quyết, các hợp tác xã hoạt động từng bước đi vào chiều sâu, thực chất. Đến nay, toàn huyện đã cấp 12 mã vùng trồng với diện tích 324ha; xây dựng hợp tác xã sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP và 3 hợp tác xã sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP với diện tích: 104,6ha (45ha lúa đạt chuẩn GlobalGap - hợp tác xã Công nghệ cao Nhật Quang Nông (đã hết hạn tháng 6-2022), 9,6ha trái mãng cầu đạt chuẩn GlobalGAP - hợp tác xã mãng cầu xiêm Thuận Hòa và 50ha lúa đạt chuẩn GlobalGAP - hợp tác xã Vĩnh Lập); phát triển mới 11 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao và 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao...
Đó thật sự là những thành quả từ quyết sách đúng đắn, quyết tâm không ngừng, hành động quyết liệt trên nền tảng khát vọng vươn tầm, “sánh vai” của Long Mỹ anh hùng.
Bí thư Huyện ủy Long Mỹ Trần Chí Hùng khiêm tốn bày tỏ: Huyện còn nhiều “mong muốn” nữa về phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con nửa nhiệm kỳ còn lại.
Qua khảo sát của Bí thư Huyện ủy, ông nhận thấy việc hình thành, phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp tập thể rất phù hợp với địa phương. Trên cơ sở khi Đề án phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh được phê duyệt, huyện sẽ bổ sung thêm lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong hợp tác xã (xã viên thực hiện).
Ông Trần Chí Hùng cho biết: Một hợp tác xã nông nghiệp thì tùy quy mô, có thể ít hay rất nhiều xã viên, khi đi vào hoạt động đúng nghĩa “bền vững” như định hướng thì bà con có thu nhập ổn định, song song đó xã viên khi nhàn rỗi tham gia đan đát, làm dịch vụ thêm thì thu nhập sẽ gấp đôi so với chỉ thuần làm nông nghiệp. Đây là thực tế tôi đi khảo sát, nắm ở nhiều mô hình của dân mình.
“Mong muốn là hình thức sản xuất này sớm đi vào cuộc sống, khi ấy đời sống, thu nhập của nông dân tăng hơn so chỉ tiêu Nghị quyết nhiệm kỳ đề ra, nhất là thu nhập của nông dân; sẽ là mô hình đáng nhân rộng trong toàn tỉnh”, Bí thư Huyện ủy Long Mỹ nêu mong muốn chứa đầy khát vọng vì lợi ích chung.
Treo băng rôn trước Đền thờ Bác.
Và khát vọng của Hậu Giang
Hậu Giang hôm nay có nhiều điều để nói về khát vọng và những thành tựu đã hiện thực hóa các khát vọng.
20 năm thành lập, trong từng giai đoạn tỉnh đều có khát vọng phát triển xứng tầm với kỳ vọng của Trung ương, tiềm năng, thế mạnh và khả năng của mình.
Giai đoạn 2004-2005, với quan điểm “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, củng cố thế trận lòng dân - xem đây là nền tảng để xây dựng Hậu Giang phát triển bền vững trong những năm tiếp theo, tỉnh đã vận động, cùng với ngân sách nhà nước và góp thêm vào của người có công xây dựng 1.842 nhà tình nghĩa…
Khi nền tảng lòng dân vững chắc, Hậu Giang tập trung cho các lĩnh vực khác với khát vọng cháy bỏng.
Đó là cũng liên quan đến đời sống người dân nông thôn, Hậu Giang quyết tâm và xây dựng thành công xã nông thôn mới đầu tiên ở ĐBSCL và cả nước - xã Đại Thành (năm 2013), thị xã Ngã Bảy (nay là thành phố Ngã Bảy). Và Ngã Bảy cũng là đơn vị cấp huyện đầu tiên hoàn thành chuẩn nông thôn mới ở đồng bằng (năm 2015).
Với khát vọng thoát khỏi vùng trũng về giáo dục - đào tạo, “ai cũng được học hành”, chỉ sau 15 năm thành lập, Hậu Giang hoàn thiện hệ thống trường lớp. Từ 8 trường đạt chuẩn vào năm 2004, năm 2019, toàn tỉnh có 215/336 trường đạt chuẩn quốc gia, so thời điểm mới thành lập tỉnh tăng 207 trường, gấp 25 lần. Hậu Giang trở thành điểm sáng trong khu vực về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Tỉnh không còn phòng học tre lá, tạm bợ, xóa trắng xã không có trường mầm non, mẫu giáo vào năm 2013, 100% trường học có bố trí máy vi tính, mạng internet được kéo về tận trường…
Khát vọng một Hậu Giang có thế hệ lãnh đạo quản lý, điều hành, quán xuyến kinh tế nổi trội, năm 2010, Hậu Giang có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 13/63 tỉnh, thành; năm 2022, càng đậm nét hơn với thứ hạng 12…
Đặc biệt, để Bác thêm vui trong tháng 5 lịch sử, thế hệ con cháu Hậu Giang báo với Người rằng, chúng con không chỉ hiện thực hóa “ham muốn tột bậc” của Bác về cơm ăn, áo mặc, mà còn là cơm no, áo ấm với tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP quý I cao nhất cả nước, tăng 12,67%.
Một thống kê gần nhất cho thấy, nửa nhiệm kỳ qua (đến cuối năm 2022), GRDP bình quân đầu người của Hậu Giang là 65,89 triệu đồng/người/năm, so chỉ tiêu cả nhiệm kỳ là 84,52 triệu đồng/người/năm…
Còn nữa những dấu son Hậu Giang ghi dấu trên bản đồ nước Việt!
Những con số ấn tượng trên nền tảng vững chắc sẽ đưa Hậu Giang sớm đến đích tỉnh khá trong khu vực ĐBSCL mà Đại hội Đại biểu tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 khát vọng!
* *
*Người Lương Tâm đầy nghị lực vươn lên khá giả. Long Mỹ kiên cường biến khó khăn thành kết quả nở hoa. Hậu Giang “Đổi mới, đột phá, quyết tâm và khát vọng” kiến tạo quê hương ngời sáng.
“Ham muốn tột bậc” của Bác và khát vọng của Hậu Giang được cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh nhà lĩnh hội hiện thực hóa thêm tốt đẹp! Bác vẫn dõi theo lớp lớp cháu con kiến thiết nước nhà để “sánh vai với các cường quốc năm châu”!
Bài, ảnh: TRÍ THỨC
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vợ mà học cao hơn chồng thì...
- ·Số cas bệnh sốt xuất huyết và tay
- ·24 mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa được xây dựng trong trường học
- ·Bài 3: Đủ số, vững chất
- ·Tình thơ mộng quá nên mới phải vào tù
- ·(Chia sẻ) Kinh nghiệm du lịch Hà Giang 2020 – Trần Việt Anh – Dulichbui24
- ·Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học: 57 dự án tham gia
- ·Đã sẵn sàng cho chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định
- ·Em trẻ, em xinh…sao phải làm người thứ 3?
- ·Các trường phải cho học sinh làm hết các đề thi thử nghiệm trong tuần này
- ·Gửi tiền ngân hàng ngoại, chẳng lẽ lại “mất không”?
- ·Một cas tử vong nghi nhiễm cúm A/H5N1
- ·Các cuộc tấn công mạng tại Việt Nam ngày càng nguy hiểm
- ·Sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 11/2012
- ·Tỷ lệ tử vong do bệnh lao giảm hơn 2 lần sau 10 năm
- ·Hướng tới chiến dịch thành công
- ·Hiện có 33 học sinh khuyết tật đang theo học ở các trường trên địa bàn tỉnh
- ·Tôi đã dối lừa em và ân hận
- ·Nguy cơ lây bệnh tay