【xếp hạng 2 tây ban nha】Khởi sắc mô hình chuyển đổi cây trồng
Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng,ởisắcmhnhchuyểnđổicytrồxếp hạng 2 tây ban nha cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả sang trồng các loại cây mang lại giá trị kinh tế cao đang là hướng đi nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp ở thị xã Ngã Bảy.
Nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao ở thị xã Ngã Bảy.
Trong năm vừa qua Đảng bộ, chính quyền thị xã đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả, cải thiện đời sống của người dân. Điều này đã góp phần không nhỏ thúc đẩy kinh tế khu vực I của thị xã tăng 5,14% so với năm trước, đạt 965 tỉ đồng. Hiện nay, việc chuyển đổi đất trồng lúa, mía, đất vườn tạp và vườn cây ăn trái kém hiệu quả sang trồng các loại khác có giá trị kinh tế cao tiếp tục được chú trọng, giúp nông dân tăng thu nhập trên cùng một diện tích đất.
Xã Hiệp Lợi là một trong những địa phương có hoạt động chuyển đổi cây trồng diễn ra sôi nổi với 41 hộ tham gia. Tính đến nay, tổng diện tích vận động chuyển đổi là trên 26ha. Trong đó, có 7,57ha lên liếp trồng bưởi Năm Roi, còn các loại cây khác là 18,7ha.
Sau khi đi tham quan, học hỏi các mô hình có hiệu quả trong và ngoài tỉnh, ông Võ Chí Hoàng, ở ấp Xẻo Vông, xã Hiệp Lợi, đã chọn cây thanh long ruột đỏ để cải tạo đất vườn của mình. Đặc biệt là ông đã mạnh dạn phá bỏ 7 công đất vườn trồng dừa và xoài để đổ trụ trồng thanh long. Sau hơn 20 tháng, vườn thanh long của ông đã cho thu hoạch 5 lứa. Do cây còn nhỏ nên mỗi trụ thanh long chỉ để khoảng 7-8 trái, mỗi vụ thu hoạch khoảng 1 tấn. Giá thu mua ở thời điểm hiện tại khá cao, loại I là 47.000 đồng/kg, loại II là 37.000 đồng/kg do vào vụ nghịch nên lần thu hoạch tới đây ông ước chừng thu được trên 30 triệu đồng.
Tuy chi phí ban đầu khi trồng thanh long khá cao so với các loại cây khác, nhưng thời gian thu hoạch kéo dài và bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi cây cứng cáp có thể cho đậu trái nhiều, sản lượng sẽ cao hơn gấp nhiều lần các lứa đầu. Sau mỗi vụ thu hoạch, ông chở đi bán cho công ty ở Vĩnh Long với mức giá khá ổn định. Điều ông Hoàng mong muốn là tiếp tục nhân rộng và phát triển mô hình này tại địa phương để thu hút nhiều công ty đến thu mua tận nơi.
Còn ở xã Tân Thành, những năm gần đây nhiều hộ đã chọn cây sầu riêng để phát triển kinh tế gia đình. Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, cán bộ khuyến nông xã Tân Thành thì hiện nay tổng diện tích vườn sầu riêng ở địa bàn là 26ha, trong khi trước đây số hộ trồng chỉ đếm trên đầu ngón tay và đa phần là trồng nhỏ lẻ.
Gia đình chị Nguyễn Ái Nga, ở ấp Đông An 2, xã Tân Thành, trước đây trồng cam sành, sau thời gian dài không còn mang lại hiệu quả cao. Vợ chồng chị tìm tòi, học hỏi từ các mô hình có hiệu quả ở các xã lân cận và quyết định chọn sầu riêng để phát triển kinh tế. Chị Nga chia sẻ: “Mới đầu chuyển qua trồng sầu riêng thì thấy cực hơn cam nhiều lắm, nhưng vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chịu khó tìm hiểu nhiều nơi, nhất là sử dụng mạng internet để cập nhật các kỹ thuật mới, cách phòng trị bệnh…”. Thành quả sau thời gian cần mẫn chăm sóc là vườn sầu riêng 170 gốc đã cho trái lứa đầu tiên, năng suất được trên 3 tấn. Thời điểm đó, thương lái vào tận vườn thu mua với giá 39.000 đồng/kg, anh chị thu về trên 100 triệu đồng. Hiện chị Nga đang tăng cường chăm sóc để cây cho trái vụ nghịch đạt năng suất, chất lượng tốt, giá bán cũng cao hơn.
Theo thống kê của Phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy, nhiều mô hình chuyển đất trồng lúa, mía, cây ăn trái kém hiệu quả, vườn tạp sang trồng sầu riêng, thanh long, bưởi da xanh, thanh long, mãng cầu… đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Tính đến nay, tổng diện tích chuyển đổi trên địa bàn đạt hơn 269ha, trong đó diện tích chuyển đổi từ lúa là 79,7ha, mía 80,9ha, vườn cam bị bệnh, giảm năng suất là 46,9ha, vườn kém hiệu quả 61,8ha.
Ông Lê Hùng Chiến, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy, cho biết: Hướng tới đây thị xã sẽ tiếp tục vận động người dân chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, tập trung để gắn kết với chuỗi tiêu thụ. Triển khai 2 mô hình là chuyển đổi đất trồng lúa và mía kém hiệu quả sang trồng bưởi Năm Roi, xoài, vườn cam sành bệnh, năng suất kém sang trồng cây ăn trái khác có hiệu quả. Ngoài ra, các ngành chuyên môn còn có nhiệm vụ kết nối tiêu thụ, tìm kiếm các doanh nghiệp tiềm năng, đảm bảo đầu ra để người dân yên tâm sản xuất.
Bài, ảnh: THIÊN TRANG
(责任编辑:World Cup)
- ·Hà Nam: Hiểm họa trên cây cầu mục nát lan can
- ·100% cử tri Bộ Tài chính đề cử Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng ứng cử ĐBQH khóa XIV
- ·Tập đoàn Bamboo Capital nhận Giải thưởng Doanh nghiệp phát triển bền vững
- ·Các nước ASEAN bàn giải pháp tạo thuận lợi cho vận tải
- ·Giá vàng hôm nay 14/12: Đến lượt vàng nhẫn giảm nửa triệu đồng
- ·Hà Tĩnh có tân Chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước
- ·Quốc hội thông qua 2 Nghị quyết, 1 dự án Luật quan trọng
- ·Dự báo thời tiết 6/12/2024: Không khí lạnh 'gõ cửa' miền Bắc
- ·Địa chỉ phân phối đồ chơi trẻ em giá sỉ, uy tín
- ·Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn và tự do hóa dịch vụ tài chính
- ·Giá vàng hôm nay 14/7: Tăng tiếp khi USD bị bán tháo
- ·Chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định Thương mại Việt Nam
- ·Tối 30/4: Thành phố Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 4 điểm
- ·Nghề đan thuyền thúng ở Bình Minh
- ·Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy
- ·Lật thuyền ở Quảng Nam, 2 mẹ con tử vong
- ·Vĩnh Phúc: Khởi tố vụ án hình sự sản xuất hàng giả là mật ong tại Công ty TNHH Ong Hòa Bình
- ·Thu hút tài trợ quốc tế giúp nâng cao năng lực chống hạn
- ·Giá xăng dầu hôm nay 27/11/2023: Tiếp tục giảm nhẹ
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Lào Sonsay Siphandone