【soi kèo crystal palace vs fulham】Chia sẻ, đồng hành cùng nạn nhân da cam
Xoa dịu nỗi đau da cam là trách nhiệm của toàn xã hội,ẻđồnghnhcngnạsoi kèo crystal palace vs fulham giúp các nạn nhân vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Nạn nhân da cam những năm qua cũng chủ động, nỗ lực vươn lên xây dựng cuộc sống mới.
Các cán bộ hội nạn nhân da cam thường xuyên đến thăm hỏi sức khỏe nạn nhân và động viên gia đình nạn nhân da cam.
Vượt khó, xây dựng cuộc sống mới
Mới sáng sớm, ông Đỗ Văn Út, ở ấp Sơn Phú, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, đã ra thăm vườn. Vườn nhà ông đang trồng dừa, trồng cóc, trồng mít, hiện dừa, cóc đang cho thu hoạch, mỗi tháng cũng thu về từ 3 đến 4 triệu đồng. Năm nay, ông Út trên 60 tuổi, song ông vẫn tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Năm 1967, khi mới 15 tuổi ông tham gia du kích ở địa phương, đến năm 1969 ông bị địch bắt tù đày. Lúc đầu, chúng giam giữ ông ở khám lớn Cần Thơ, sau đày ông ra Biên Hòa. Đến năm 1973, chúng thả ông ra và ông tiếp tục tham gia cách mạng. Những ngày tháng chiến đấu gian khổ dưới mưa bom, bão đạn, dẫu ông may mắn sống sót trở về, thế nhưng lại mang trong mình “vết thương không chảy máu” là chất độc da cam (CĐDC).
Do ảnh hưởng của CĐDC, sức khỏe ông Út giảm sút nhiều. Chất độc ấy đã để lại di chứng trên cơ thể hai người con của ông. “Mới sinh ra, thấy con yếu ớt, vợ chồng tôi đã mang con đi chữa bệnh nhiều nơi, nhưng vẫn không khỏi. Mãi đến năm 1995, tôi đưa hai con đi giám định, kết quả con bị nhiễm CĐDC do ảnh hưởng từ tôi. Lúc đó, vợ chồng tôi chỉ biết nhìn nhau mà khóc. Năm nay, dẫu thằng Kiệt, con Xuyên đã ngoài 30 tuổi, nhưng chúng cứ như đứa trẻ, đi chơi suốt ngày, chỉ khi nào đói bụng thì về nhà”, ông Út trải lòng…
Gia đình có một người nhiễm CĐDC đã khổ, đằng này nhà ông có đến ba người, nên cuộc sống đã khó lại càng thêm khó, thế nhưng với bản lĩnh của người lính Cụ Hồ, ông Út không đầu hàng số phận, quyết tâm gây dựng kinh tế. Những năm mới giải phóng, gia đình ông rất nghèo, lúc đó, ban ngày thì ông làm ruộng, tối đến thì đi giăng lưới, cắm câu. Đến năm 1998, ông chuyển sang trồng mía, rồi trồng cam. Sau nhiều năm cật lực, chí thú làm ăn, cuộc sống dần cải thiện. Năm 2007, ông đã tự mình xây dựng căn nhà vững chãi để ở.
Ở tuổi 67, sức khỏe ông Út cũng không được tốt, nhưng ông vẫn luôn cố gắng, động viên bản thân và gia đình phải phấn đấu vươn lên. “Ngày xưa, chiến tranh vất vả như vậy còn vượt qua được, trong cuộc sống hôm nay chúng tôi phải cố gắng hơn nữa, để phát triển kinh tế gia đình. Vợ chồng tôi đều lớn tuổi rồi, chỉ mong con cái mạnh khỏe”, ông Út chia sẻ.
Những nỗi đau, di chứng da cam mà gia đình ông Út cùng các nạn nhân da cam đang phải gánh chịu khó nói hết bằng lời. Thay vì chấp nhận số phận nghiệt ngã, ông Út cùng nhiều nạn nhân da cam khác đã nỗ lực vươn lên hòa nhập cộng đồng và sống có ích.
Hết lòng vì nạn nhân
Dẫu các cô, chú cán bộ của hội nạn nhân CĐDC đa phần là cán bộ hưu trí, lớn tuổi, nhưng xuất phát từ cái tâm hết lòng vì nạn nhân CĐDC, mọi người không ngại chuyện lội bộ, dãi nắng dầm mưa đến tận những nơi hẻo lánh, xa xôi để chia sẻ, cảm thông với những mảnh đời bất hạnh và tìm cách giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Theo bà Trương Thị Mười Hai, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC và Bảo trợ người tàn tật, Trẻ em mồ côi huyện Vị Thủy: “Có đến tận nơi, thấy tận mắt nỗi khổ mà những nạn nhân bị ảnh hưởng CĐDC ngày đêm gánh chịu, có người bị liệt tay, liệt chân, có người bị biến dạng cơ thể... mỗi cán bộ hội chúng tôi mỗi ngày thêm một chút cố gắng, thêm một chút cống hiến, một chút hy sinh, tất cả vì nạn nhân, vì những người có hoàn cảnh đặc biệt nhất trong xã hội”.
Với tinh thần trách nhiệm, thời gian qua, các cấp hội nạn nhân CĐDC thường xuyên vận động các nguồn tài trợ trong và ngoài địa phương, để hỗ trợ cho những cảnh đời kém may mắn. Mỗi dịp lễ, tết cán bộ hội còn đi đến từng gia đình có nạn nhân để động viên thăm hỏi. Những việc làm đầy nghĩa tình ấy, khiến các nạn nhân và gia đình thấy ấm lòng. Bà Trương Thị Nga, ở khu vực 2, phường VII, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Lúc chiến tranh, cha mẹ tôi đã tham gia cách mạng, rồi bị nhiễm CĐDC. Chất độc ấy đã để lại di chứng trên cơ thể của tôi, tuy tôi may mắn đi lại được, nhưng tay trái bị tật, yếu không thể lao động nặng. Ngoài được hưởng trợ cấp hàng tháng, vào ngày kỷ niệm (10-8), các cô, chú cán bộ hội đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà cho tôi. Trước sự quan tâm này, tôi thấy được an ủi”.
Hậu Giang có 729 nạn nhân bị ảnh hưởng CĐDC hưởng chính sách hàng tháng và 12.704 người nghi nhiễm CĐDC hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, người khuyết tật. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho nạn nhân da cam, bên cạnh việc củng cố, xây dựng tổ chức hội vững mạnh, hội nạn nhân CĐDC các cấp trên địa bàn tỉnh đã trở thành cầu nối giữa các nạn nhân da cam với cộng đồng thông qua công tác tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ủng hộ, giúp đỡ, chăm sóc nạn nhân với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Với những việc làm thiết thực, đầy trách nhiệm, các cấp hội nạn nhân CĐDC không chỉ giúp nhiều nạn nhân vơi bớt khó khăn, mà còn góp phần kết nối và lan tỏa lòng nhân ái trong xã hội để chung tay xoa dịu nỗi đau da cam.
Từ năm 2015 đến nay, các cấp hội đã vận động trên 57 tỉ đồng, qua đó, đã trợ cấp khó khăn đột xuất cho 78 người; xây dựng, sửa chữa 60 căn nhà tình thương; trợ cấp 1.614 suất học bổng; tặng 40.907 quyển tập; hỗ trợ trên 3.000 người khám bệnh, mổ mắt đục thủy tinh thể... |
Góp phần xoa dịu nỗi đau da cam Theo ông Nguyễn Thành Nhơn, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/Dioxin tỉnh, đa phần cuộc sống của các nạn nhân hiện còn nhiều khó khăn nên tùy điều kiện sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, hội nạn nhân CĐDC các cấp có những cách để giúp đỡ phù hợp như hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, hỗ trợ vốn chăn nuôi sản xuất, cấp xe lăn, xe lắc… Cùng với đó, các cấp hội tiếp tục vận động xã hội hóa, để chăm lo, hỗ trợ cho các nạn nhân và gia đình của họ, góp phần xoa dịu nỗi đau chiến tranh. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm
- ·Cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, người phụ nữ ở Hà Nội mất hơn 1,2 tỷ
- ·Sạt lở 11 người chết ở Hà Giang: Đất đá ụp xuống nhóm người giúp đẩy xe khách
- ·Nổ bồn chứa bụi gỗ trong công ty ở Bình Dương, 9 công nhân bị bỏng
- ·Thị trường thuê nhà quận 7 hút khách với cơ sở hạ tầng hiện đại
- ·Lời khai của cặp vợ chồng đánh cô gái 22 tuổi gãy 8 xương sườn ở TP Thủ Đức
- ·Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc nắng nóng mạnh, Nam Bộ mưa triền miên
- ·Xe công vụ Bộ Công an xuất hiện tại nhà cựu Phó Chủ tịch tỉnh Bình Thuận
- ·Công ty Banghieuquangcao.net
- ·Khởi tố 10 bị can trong vụ Chủ tịch huyện ở Đồng Nai bị lừa hơn 170 tỷ đồng
- ·Thăm, chúc tết lực lượng vũ trang tại huyện Thạnh Hóa
- ·Sạt lở vùi nhà dân ở Lâm Đồng, người phụ nữ tử vong, chồng và 2 con thoát nạn
- ·Ông Trịnh Văn Quyết đưa ra yêu cầu đặc biệt với luật sư trong phiên tòa sắp tới
- ·Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị tạo điều kiện tốt nhất cho phóng viên báo chí
- ·Giá xăng dầu hôm nay 25/10: Giảm đồng loạt
- ·Thường vụ Quốc hội xem xét sáp nhập một số cơ quan điều tra hình sự quân khu
- ·Tài xế ô tô Land Cruiser bị dừng xe ở trạm thu phí, lộ việc gắn biển 80B giả
- ·Vi phạm nồng độ cồn bị phạt 2,5 triệu đồng, tài xế nói do chủ nhà mời 5 lít bia
- ·Giá heo hơi hôm nay 13/12/2023: Tăng lại ở miền Bắc
- ·Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Những nơi nào không được dừng, đỗ xe?