【tỷ số trận ac milan】Xuất khẩu giảm tốc sau nửa năm tăng trưởng ấn tượng
TP Hồ Chí Minh: Thách thức xuất khẩu nửa cuối năm | |
Kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm ghi dấu ấn tượng |
Sắt thép là một trong những mặt hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh trong tháng 7/2022. Ảnh: Internet |
Nguyên nhân chủ yếu do sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (giảm 7,4% so với tháng trước, trong đó giảm ở hầu hết các mặt hàng nông sản, trừ rau quả và cao su) và nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo (giảm 7,2% so với tháng trước).
Trong nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo, giảm nhiều nhất là phân bón các loại, giảm 33,3%; sắt thép các loại, giảm 23,3%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giảm 22,6%.
Tuy nhiên nếu so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7/2022 vẫn tăng 8,9%. Điểm sáng trong xuất khẩu là xuất khẩu nhóm nhiên liệu khoáng sản tăng 23,5%, chủ yếu do xuất khẩu dầu thô tăng 83% so với tháng trước.
Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đã vượt 200 tỷ USD (đạt 216,35 tỷ USD), tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực doanh nghiệp trong nước tăng cao (tăng 17%), cao hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 15,78%).
“Điều này tiếp tục cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp”, đại diện Bộ Công Thương đánh giá.
Ở chiều nhập khẩu, Bộ Công Thương nêu rõ: trong tháng 7/2022, giá các mặt hàng chiến lược, thiết yếu (xăng dầu, khí đốt) và giá các mặt hàng nguyên vật liệu sản xuất (than, gỗ, phân bón, titan, nhôm…) tiếp tục tăng cao đã dẫn đến kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng tăng cao, làm tăng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa chung của cả nước.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2022 đạt 30,3 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 215,59 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước.
Chiếm gần 89% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong 7 tháng là nhóm hàng cần nhập khẩu (nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước) với kim ngạch đạt 191,6 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, nhập khẩu các nhóm hàng năng lượng tiếp tục tăng cao, một phần do sản lượng nhập khẩu tăng, một phần do nguồn cung khan hiếm nên giá nhập khẩu tăng. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu than đá tăng tới 122,8% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu của các nhà máy nhiệt điện than; xăng dầu các loại tăng 125,7%; dầu thô tăng 31,2%; khí đốt hoá lỏng tăng 43,3%...
Như vậy, về cán cân thương mại hàng hóa, trong tháng 7/2022 cũng như 7 tháng năm 2022 Việt Nam đều duy trì trạng thái xuất siêu với mức xuất siêu lần lượt là 21 triệu USD và khoảng 764 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,31 tỷ USD).
Dự báo thời gian tới rủi ro, thách thức còn rất lớn. Triển vọng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục chịu chi phối bởi chiều hướng của xung đột Nga - Ukraine và điều chỉnh chính sách tài chính - tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung, tiêu dùng từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu.
Giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào vẫn ở mức cao, cộng hưởng với đà phục hồi tiêu dùng trong nước tạo áp lực lạm phát, chi phí sản xuất tăng cao, thiếu hụt lao động cục bộ, nhu cầu hàng hóa tiêu dùng không thiết yếu giảm...
Bộ Công Thương xác định trong những tháng cuối năm sẽ tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy phát triển sản xuất thông qua hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mới…
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa, từ đầu năm đến nay, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là điểm sáng trong tăng trưởng xuất khẩu với kim ngạch ước tính đạt 66,7 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 30,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tiếp đến là thị trường Trung Quốc ước đạt 30,42 tỷ USD, tăng 6,5%; EU ước đạt 27,67 tỷ USD, tăng 21,1%; ASEAN ước đạt 20,38 tỷ USD, tăng 25,8%; Hàn Quốc ước đạt 13,9 tỷ USD, tăng 14,5%; Nhật Bản ước đạt 13,3 tỷ USD, tăng 12,2%. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USD
- ·Mẹo phong thủy hút tiền vô hũ trong năm 2016
- ·Ông Trump nói “quá bận” nên không xem phiên tòa luận tội mình
- ·Căn hộ 34m² có thiết kế hoàn hảo không chê vào đâu được
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·Những dự án BĐS đình đám một thời của Quốc Cường Gia Lai giờ ra sao?
- ·Quan hệ Nga
- ·Những nhà thờ có kiến trúc độc đáo nhất thế giới
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·Nóng trong tuần: Tranh chấp tại dự án kinh tế lớn nhất Đà Nẵng
- ·Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- ·Cận cảnh căn nhà gỗ cổ hơn 300 năm tuổi có từ thời Lê ở Hà Nội
- ·Vòng quanh thế giới ngắm những ngôi nhà có view 'đẹp đến nghẹt thở'
- ·Doanh nghiệp địa ốc nói gì về thị trường năm 2016?
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·Nhìn lại năm 2019: Khủng hoảng Vùng Vịnh và bài toán chiến lược của Mỹ
- ·Có nên kiêng kỵ mua nhà ở ngã ba đường?
- ·Ngất ngây với những cầu thang được trang trí với hoa tươi cực đẹp
- ·Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- ·Hàng không quốc tế thiệt hại 29 tỷ USD do Covid