【thi đấu giải vô địch ý】Ngành F&B Việt Nam: Thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển bền vững để tăng trưởng mạnh mẽ
Áp dụng công nghệ hiện đại,ànhFBViệtNamThúcđẩychuyểnđổisốvàpháttriểnbềnvữngđểtăngtrưởngmạnhmẽthi đấu giải vô địch ý chuyển đổi số chuyển đổi xanh nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm ngành F&B. Ảnh minh họa
Chuyển đổi số và tự động hóa, xu hướng tất yếu
Ngành dịch vụ ăn uống hay F&B (Food & Beverage), bao gồm các hoạt động sản xuất, chế biến, và phân phối thức ăn, đồ uống trực tiếp đến người tiêu dùng. Theo báo cáo từ hệ thống quản lý Ipos Report, ngành F&B Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng từ 10 - 12% vào năm 2024 so với năm 2023. Với doanh thu đứng thứ 3 Đông Nam Á, Việt Nam hiện là một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng này cũng tạo ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp F&B. Trước áp lực mở rộng sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp phải tìm cách giảm chi phí và giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực do sự đứt gãy chuỗi cung ứng. Để cạnh tranh hiệu quả, doanh nghiệp F&B đã áp dụng mạnh mẽ các giải pháp chuyển đổi số và tự động hóa. Những công nghệ này không chỉ giúp tăng công suất, tối ưu chi phí mà còn giảm thiểu lỗi sai, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm phụ thuộc vào nhân lực.
ThS. Hoàng Nguyên Phương - Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một cho biết: "Chuyển đổi số ngành F&B không còn là chuyện của tương lai. Đây là một bước đi tất yếu cho doanh nghiệp F&B nhằm thích nghi nhanh chóng với xu hướng phát triển và gia tăng năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp sẽ tiếp cận các phương thức giao nhận linh hoạt, ứng dụng các công nghệ vượt trội nhằm tự động hóa quy trình, giảm chi phí các yếu tố đầu vào, nâng cao chất lượng trải nghiệm dịch vụ".
Theo đó doanh nghiệp cần thay đổi phương thức bán hàng: Thông qua phương thức giao đồ uống - thức ăn trực tuyến (Food apps) giúp doanh nghiệp F&B tại Việt Nam chẳng những gia tăng doanh thu mà còn tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng, nhanh chóng mở rộng thị phần.
Sử dụng các thiết bị điện tử hỗ trợ hoạt động kinh doanh: Triển khai các hệ thống P.O.S giúp chính sánh phục vụ và thanh toán trở nên tiện lợi và dễ dàng, khâu vận hành và quản lý sẽ trở nên thông minh và chuyên nghiệp hơn, giúp doanh nghiệp thực hiện traffic khách hàng đến từ các nền tảng trực tuyến, từ đó xây dựng các phân khúc khách hàng hợp lý hơn.
Sử dụng thanh toán ví điện tử, đẩy mạnh truyền thông online và ứng dụng các hệ thống quản trị dữ liệu: Doanh nghiệp đẩy mạnh truyền thông trên nền tảng số sẽ tiếp cận khách hàng tiềm năng với quy mô lớn, chia sẻ, kết nối và hỗ trợ người tiêu dùng với hệ thống quản trị dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định chính sách R&D và quản lý phù hợp với tình hình thị trường trong từng thời kỳ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tập trung vào chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu mạnh: Giải pháp này gắn với ý nghĩa các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, nâng cao mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo ra sự đột phá, thu hút khách hàng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp.
Xây dựng kênh phân phối và bán hàng hiệu quả: Các doanh nghiệp F&B có thể sử dụng nhiều kênh phân phối B2C; B2B thông qua các chuỗi phục vụ, qua các kênh trực tuyến. Các kênh phân phối cần có một hệ thống quản lý và kiểm soát nhằm đảm bảo tính liên tục và chất lượng sản phẩm.
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm và tuân thủ các quy định pháp luật: Để đảm bảo tính hợp pháp và tránh các rủi ro pháp lý, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các doanh nghiệp phải tuân thủ sự kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng, xây dựng các quy trình và quy định rõ ràng để đảm bảo tính liên tục và chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra, việc đào tạo nhân viên về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự hiểu biết và tuân thủ các quy định của doanh nghiệp.
Định hướng phát triển bền vững trong ngành F&B
Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sản phẩm xanh và bền vững, nhiều doanh nghiệp F&B tại Việt Nam đã chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường. Xu hướng phát triển bền vững trong ngành này bao gồm việc sử dụng nguyên liệu thuần chay, hữu cơ, giảm nhựa và hạn chế chất thải thực phẩm.
Ví dụ, thương hiệu Vinamilk - doanh nghiệp ngành F&B có giá trị cao nhất năm 2022 theo Forbes đã đầu tư vào công nghệ và giải pháp xanh tại các trang trại và nhà máy của mình. Vinamilk đã trồng 1 triệu cây xanh và cam kết phát triển bền vững với kế hoạch Net Zero trong giai đoạn 2023-2027. Các cửa hàng của Vinamilk cũng đang từng bước chuyển sang sử dụng túi nhựa tái chế, góp phần giảm thiểu rác thải nhựa.
Tương tự, Acecook Việt Nam cũng đã thay thế bao bì nhựa của các sản phẩm mì ly như Modern và Handy Hảo Hảo bằng bao bì giấy, cùng việc chuyển sang sử dụng nĩa làm từ nhựa sinh học có nguồn gốc từ nguyên liệu sinh học được chứng nhận. Hằng năm, Acecook sản xuất hơn 3,4 tỉ sản phẩm mì ăn liền, việc thay đổi này không chỉ giảm đáng kể lượng nhựa sử dụng mà còn giảm thiểu rác thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, Acecook Việt Nam đã triển khai hệ thống lò hơi sử dụng khí đốt hóa lỏng và năng lượng sinh khối thay cho lò hơi than, giảm tới 43% lượng khí thải CO2. Hệ thống điện mặt trời áp mái tại các nhà máy và văn phòng ở TP. Hồ Chí Minh cung cấp lượng điện sản xuất tương đương với hơn 3,6 triệu gói mì Hảo Hảo mỗi năm, góp phần giảm phát thải và tiết kiệm năng lượng.
Để duy trì tính cạnh tranh và phát triển bền vững, các doanh nghiệp F&B cần tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu mạnh và tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa, xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả và thiết lập các quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp ổn định trong bối cảnh thị trường ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu pháp lý.
Với các giải pháp công nghệ và cam kết bền vững, ngành F&B tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và hành tinh xanh.
Duy Trinh(t/h)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- ·Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
- ·Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- ·Đấu giá biển ô tô 30K
- ·Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- ·17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
- ·Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- ·Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- ·Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- ·Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
- ·Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- ·Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng